Âm Nhạc Không Biên Giới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Âm Nhạc Không Biên Giới

Âm nhạc kết nối trái tim
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» [Mp3] Tiếu Hồng Trần - Đổng Trinh
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Oct 24, 2012 11:06 am by Bao Thanh Thien

» Giới thiệu các ca sĩ hải ngoại
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeFri Oct 05, 2012 2:07 pm by Bao Thanh Thien

» [Công nghệ] Mẹo hay cho bạn
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 9:32 am by Bao Thanh Thien

» [Âm nhạc] Điểm tâm cùng âm nhạc
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:55 am by Bao Thanh Thien

» [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:51 am by Bao Thanh Thien

» [Thể thao] Góc nhìn thể thao
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:49 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Thời trang phong cách
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeMon Jul 02, 2012 10:38 am by Bao Thanh Thien

» [Phim truyện] Cận cảnh trường quay
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeFri Jun 22, 2012 8:50 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Top model
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeMon Jun 18, 2012 11:01 am by Bao Thanh Thien


 

 [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40, 41  Next
Tác giảThông điệp
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 9:18 am

Người dân đang đổ tiền vào đâu?
Người có tiền trong tay dường như không còn bối rối nhiều như thời điểm cách đây hai tháng. Họ đã xác định rõ nên bỏ tiền vào đâu và cũng chẳng còn “kén cá chọn canh”.

Tuy nhiên, gửi tiết kiệm, kênh đầu tư mà họ đang chọn, cũng chẳng phải là nơi họ trao gửi toàn bộ tích cóp.


Người dân đang đổ tiền vào đâu?
Vốn hoá trên thị trường chứng khoán trong tháng 5 đạt 37 tỉ USD, lớn nhất từ trước tới nay, theo báo cáo của BVSC.



Bán USD gửi đồng



Tháng 5, người gửi tiết kiệm mất 1% lãi suất và 2% trong những ngày đầu tháng 6, chỉ còn hưởng mức 9%/năm. Trong chín tháng liên tục, lạm phát giảm, ở mức 8,34% so cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Giá vàng đã giảm 3,17% so với tháng trước, và giảm khoảng 6% so với đầu năm. Với mức giá “lờn vờn” 41 – 42 triệu trong hai tháng nay, người có tiền đang chờ vàng giảm thêm để mua vào.



Sau hơn bốn tháng ổn định, đồng USD vừa “nổi sóng” đã bình lặng ngay sau đó, quay về dưới 21.000 đồng/USD. Theo cục Thống kê TP.HCM, tỷ giá USD/VND tháng 5 tăng 0,13% so với tháng trước, giảm 1,72% so với tháng 12.2011. Tính sơ sơ, người gửi tiết kiệm đồng USD đang phải lấy lãi suất USD 2% bù lại mức giảm 1,72% trong năm tháng đầu năm, họ cũng chẳng còn mấy đồng lãi. Cộng thêm thông điệp USD không tăng quá 2 – 3% trong năm nay của ngân hàng Nhà nước, đồng USD đã dần dần bị bán đi và thay thế bằng tiền đồng.



Con số huy động ở các ngân hàng đang thể hiện rõ điều này. Theo cục Thống kê TP.HCM, tổng huy động trên TP.HCM cuối tháng 5 ước đạt 903,5 ngàn tỉ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 11,9% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ trong tháng 3 chiếm 23,9% (đã giảm 5% so cùng kỳ) đến tháng 5 giảm thêm, chiếm 21,1%, giảm 11,7% so cùng kỳ. Ngược lại, vốn huy động tiền đồng từ hơn 76% tăng lên 78,9%, tăng 20,5% so cùng kỳ.



Như vậy, người có tiền đã xác định rõ nên bỏ tiền vào đâu, và cũng chẳng còn “kén cá chọn canh” nhiều như hai tháng trước đây. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, lượng tiền huy động ở các ngân hàng cổ phần trồi sụt liên tục, cho thấy việc giữ chân khách hàng bằng khi lãi suất trong xu hướng giảm là bài toán thách thức với họ. Đó là lý do các ngân hàng liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mãi, hoặc đưa ra các sản phẩm đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho khoản tiết kiệm như ở Sacombank, Maritime, HSBC VN, ANZ…



Tuy lượng tiền gửi tăng, nhưng tốc độ tăng giảm dần qua từng tháng cho thấy, dù đang lên ngôi nhưng tiết kiệm chẳng phải là đất để đồng tiền sinh sôi nảy nở nhiều như đã từng có với thị trường chứng khoán, vàng hay USD. Còn đầu tư bất động sản thì đến nay nhiều người chẳng còn muốn nhắc đến.



Sẽ đổ tiền vào đâu?



Dù thị giá cổ phiếu hiện là 9.500 đồng/cổ phần, HĐQT công ty gỗ Trường Thành (TTF) vừa quyết định sẽ phát hành cổ phiếu với giá 5.000 đồng/cổ phần cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng thêm vốn chủ sở hữu, cải thiện dòng tiền cho công ty. Ông Võ Trường Thành, chủ tịch HĐQT công ty cho biết, công ty đang làm việc với cổ đông chiến lược nước ngoài để bán 19% vốn điều lệ với giá 13.000 – 14.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, phòng khi đàm phán không



thành công, HĐQT đã muốn huy động từ cổ đông, nhằm giúp công ty bớt phụ thuộc vào vốn ngân hàng, bởi ông vẫn chưa vay vốn bổ sung được, cũng như lãi suất chưa giảm như mong muốn.



Theo tổng giám đốc một ngân hàng, khiến các cổ đông bỏ thêm tiền vào cổ phiếu là chuyện khó hiện nay. Thành ra, một số ngân hàng tăng vốn bằng cách trả cổ tức bằng tiền, để cổ đông lấy tiền mua cổ phiếu phát hành thêm.



Các nhà đầu tư đã có khoản lãi hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác khi tính từ đầu năm, VN-Index đã tăng hơn 20%. Theo báo cáo tháng 5 phát hành tuần qua của chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thanh khoản và điểm số thị trường lại giảm do các yếu tố liên quan đến dòng tiền, cung cầu trong ngắn hạn hơn là do sự thay đổi xấu của yếu tố môi trường kinh tế trong nước hay yếu tố doanh nghiệp. Đáng lưu ý, dòng tiền có dấu hiệu đạt đỉnh trong 3 tháng gần đây, khi giá trị giao dịch trung bình phiên đã không tăng trong 3 phiên liên tiếp.



Theo BVSC, việc hạ trần lãi suất huy động đẩy sự hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm xuống khi so sánh các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán. Trong quá khứ, theo dõi biến động của lãi suất cho vay và chỉ số P/E, BVSC thấy biến động ngược chiều của P/E đối với diễn biến lãi suất. Tuy nhiên, chứng khoán không phải là kênh đầu tư rộng cửa với tất cả mọi người bởi có tiền thôi chưa đủ, nếu không có kiến thức, kinh nghiệm.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 9:19 am

Ngân hàng giảm lãi suất, thị trường bất động sản có hồi phục?
Việc ngân hàng hạ mức lãi suất huy động xuống 9%/năm ngay lập tức tác động đến lãi suất cho vay. Đã có ngân hàng công bố cho vay BĐS với lãi suất chưa tới 12%, một mức thấp kỷ lục. Liệu đây có phải là tín hiệu giúp thị trường khởi sắc?

BĐS được vay lãi suất 12%

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo về việc giảm trần lãi huy động về 9% và cho vay về 12% từ ngày 11/6, ngay lập tức nhiều ngân hàng đã có phản ứng tích cực. Các ngân hàng như: SeaBank, BIDV, VP Bank, Tienphong Bank… đều đã công bố sẽ giảm lãi suất cho vay xuống khoảng 12-13%/năm đối với tất cả các khoản vay mua ôtô, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà trả góp.
Gần đây nhất là ngân hàng SeaBank vừa công bố sẽ dành cho khách hàng mua căn hộ chung cư tại dự án Berriver Long Biên (tại 390 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội) với lãi suất cho vay 11,99%/năm với thời hạn vay lên tới 20 năm.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Berriver-long-bien-la-du-an-dau-tien-ma-ngan-hang-seabank-cho-vay-voi-lai-suat-ve-muc-1199nam

Theo đại diện SeaBank, yếu tố quyết định để ngân hàng chịu mở van tín dụng cho vay chính là tiềm năng của dự án cộng với tính thanh khoản. Cụ thể trong dự án Berriver Long Biên, với vị trí chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 3km, có thiết kế tối ưu, pháp lý đầy đủ và có mức giá được đánh giá là khá vừa túi tiền của nhiều người dân chính là những lợi thếđể ngân hàng xem xét cho vay…

Thực tế không phải đến bây giờ, các ngân hàng mới phát đi tín hiệu cho vay BĐS mà điều này được nhìn thấy khi lãi suất huy động giảm dần kể từ đầu năm.

Trong khoảng thời gian trên, không ít ngân hàng đã công bố những lãi suất lý tưởng tại thời điểm đó như ngân hàng BIDV Hoàn Kiếm đã dành cho khách hàng mua một số dự án ở khu vực Mỹ Đình vay với lãi suất 16%/năm với thời hạn vay tối đa 15 năm với giá trị lên đến 85% tổng giá trị căn hộ định mua; Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) cũng cho vay mua căn hộ với lãi suất ưu đãi trong khoảng 15%/ năm, thời gian vay lên đến 10 – 20 năm… Tuy nhiên, chỉ đến khi lãi suất huy động được giảm xuống 9% thì lãi suất cho vay BĐS đã về mức khoảng 12%/năm, một mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây.

Trả lời báo chí, đại diện lãnh đạo Ngân hàng nhà nước khẳng định mức lãi suất này sẽ ổn định từ nay đến cuối năm. Điều đó cũng đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng sẽ ổn định trong năm 2012 này.

Nới lỏng tín dụng – tác động tâm lý

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc nới lỏng tín dụng từ phía các ngân hàng sẽ tác động rất tốt đến thị trường bất động sản, trước hết là tác động tâm lý.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, việc các ngân hàng thương mại có cơ chế được phép cơ cấu lại nợ cũ, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi sức ép bán tháo, bán rẻ. Qua đó, các nhà thầu có thể vay tiền, tiến độ thi công sẽ tốt hơn. Và khi niềm tin trở lại với thị trường thì khả năng huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vào kênh đầu tư này cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, đã có sự khác biệt lớn về quan điểm, tư duy trong việc giao dịch BĐS trên thị trường. Đã qua rồi thời kỳ khoảng cách cung cầu chênh lệch quá lớn (đặc biệt đối với phân khúc chung cư), từ đó các hợp đồng giao dịch mua bán hoặc góp vốn luôn được soạn thảo theo hướng có lợi cho chủ đầu tư, và những chế tài thường chỉ áp dụng đối với khách hàng trong trường hợp vi phạm hợp đồng…

Berriver Long Biên là dự án đầu tiên mà ngân hàng SeaBank cho vay với lãi suất về mức 11,99%/năm
Thông tin giảm lãi suất không chỉ khiến các chủ đầu tư, nhà thầu tiếp cận được nguồn vốn mà còn là cơ hội để nhiều khách hàng chuyển hướng sang quan tâm bất động sản sau một thời gian im ắng.

Nhưng tới nay, việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn đã buộc các chủ đầu tư phải thay đổi quan điểm. Có thể thấy ngay tại dự án Berriver Long Biên, trong hợp đồng mua bán đã quy định rất rõ, cả chủ đầu tư nếu chậm tiến độ xây dựng và khách hàng nếu chậm nộp tiền đều sẽ bị phạt bằng tiền và tính theo ngày.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, với việc các ngân hàng nới lỏng tín dụng đối với bất động sản, công bố chương trình cho vay, 50% dự án có thể tiếp cận được nguồn vốn.

Về phía người mua, việc giảm lãi suất huy động xuống 9% chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý những người có nhu cầu thực. Thay vì chờ đợi giá giảm và gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất như trước kia, sẽ có nhiều người tìm kiếm và tận dụng cơ hội hưởng các ưu đãi như: dành cho người đăng ký sớm tại các dự án có vị trí đẹp, mức giá hợp lý…

Theo nhận định của ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc điều hành Knight Frank, kể từ khi có thông tin giảm lãi suất, số lượng khách hàng quan tâm, tìm hiểu về các dự án do Knight Frank phân phối, trong đó có Berriver Long Biên đã tăng lên đáng kể so với thời gian trước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, để thị trường bất động sản “tan băng” trở về thời kỳ sôi động trước đây, cùng với nguồn vốn “giá rẻ” đã được các ngân hàng chào mời, thì vấn đề cơ bản nhất của thị trường là phải là tăng tính thanh khoản của các sản phẩm nhà ở.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 11:57 am

Giá vàng Việt Nam tăng sau cuộc bầu cử tại Hy Lạp
(Dân trí) - Giá vàng miếng trong nước mở cửa phiên sáng nay tăng nhẹ 50.000 đồng - 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua. Theo đó, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới 1,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1,3 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng tại Hà Nội sáng nay 19/6, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 42,23 triệu đồng/lượng (mua vào) - 42,33 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.

Nhưng đến 9h, giá vàng tại đây điều chỉnh giảm 10.000 đồng/lượng, xuống còn 42,22 triệu đồng/lượng - 42,32 triệu đồng/lượng.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn - SJC niêm yết giao dịch ở mức 42,1 triệu đồng/lượng - 42,3 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều qua.

Tăng mạnh nhất trong phiên mở cửa sáng nay phải kể đến vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, với mức tăng 100.000 đồng/lượng, lên 40,95 triệu đồng/lượng - 41,25 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, lúc hơn 6h sáng nay, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco ở mức 1.628 USD/ounce, tăng 1,3 USD so với giá đóng cửa cuối tuần trước. Giá vàng giao ngay hồi phục, sau khi xuống tới 1.606,49 USD/ounce trước đó.

Tại Mỹ, giá vàng giao tháng 8 giảm 1,1 USD xuống 1.627 USD/ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn 40% so với mức trung bình tháng.

Tuy nhiên, đến 9h sáng, giá vàng trên Kitco.com đã đảo chiều giảm hơn 1 USD, xuống mức 1.627,6 USD/ounce.

Giá vàng tăng nhẹ phiên hôm qua khi bầu cử Hy Lạp kéo dài thêm bất ổn tại khu vực đồng euro, lo ngại cuộc họp của chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Mặc dù vậy, giới đầu tư vàng vẫn tỏ ra thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này.

Các đại lý lớn cho biết nhu cầu vàng vật chất tại quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ yếu do các đám cưới cũng như lễ hội không diễn ra trong mùa mưa này.

Hôm nay, tỷ giá VND/USD được Vietcombank niêm yết ở mức 20.920 VND - 20.970 VND. Lấy tỷ giá này để tính, giá vàng thế giới quy đổi hiện ở mức 40,95 triệu đồng/lượng. Sau khi trừ đi các chi phí, giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 11:57 am

Các cơ chế giải quyết tranh chấp về biển hiện nay
Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hoà bình là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ).

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Dien-tap-cuu-nan-tren-vung-bien-dao-da-tay-quan-dao-truong-sa-khanh-hoa-anh-huy

Liên quan đến các tranh chấp về biển, Công ước Luật Biển năm 1982 đã dành toàn bộ phần thứ XV với 21 điều và 4 phụ lục để nói về giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và thực hiện các điều khoản của công ước. Trước hết, công ước quy định nghĩa vụ của các bên là giải quyết các tranh chấp nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình theo quy định của Hiến chương LHQ. Sau đó, khi đi vào các nghĩa vụ cụ thể, công ước nêu rõ nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện công ước thì các bên phải ngay lập tức trao đổi ý kiến để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác.



Trong giai đoạn này, các bên cũng có thể đưa các tranh chấp ra hòa giải. Nhưng nếu các thủ tục thương lượng và hoà giải không đem lại kết quả thì tranh chấp phải được đưa ra để giải quyết bằng tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế. Về thủ tục này, công ước quy định 4 cơ chế quốc tế để các bên tranh chấp lựa chọn. Đó là Tòa án quốc tế La Hay, Tòa án quốc tế về Luật Biển, Trọng tài quốc tế và Trọng tài quốc tế đặc biệt.



Tòa án quốc tế La Hay (International Court of Justice) ra đời cùng với sự xuất hiện của LHQ. Tòa án quốc tế là một trong các cơ quan chính của LHQ. Trụ sở của tòa đặt tại La Hay, nên tòa thường được gọi là Tòa án quốc tế La Hay. Quy chế của tòa án là một bộ phận của Hiến chương LHQ. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Các thẩm phán của tòa án được Hội đồng Bảo an và Đại Hội đồng LHQ bầu. Để trúng cử, ứng cử viên phải đạt đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai cơ quan.



Theo quy định, trong nhiệm kỳ đầu, 1/3 số thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm, 1/3 số thẩm phán khác có nhiệm kỳ 6 năm và số còn lại có nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán bầu ra chánh án và phó chánh án với nhiệm kỳ 3 năm. Số ghế thẩm phán được các khu vực địa lý thống nhất phân bổ. Các thẩm phán và trụ sở của tòa án được hưởng các ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Hiện nay, chánh án của tòa là ông P.Tomca (Slovakia) và các thẩm phán là công dân Mexico, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Marocco, Nga, Brazil, Somalia, Anh, Trung Quốc, Mỹ, Italia, Uganda và Ấn Độ.



Không phải trong các vụ việc nào cũng phải đủ 21 thẩm phán. Đối với một số loại vụ việc nhất định, ví dụ như các vụ liên quan lao động, quá cảnh và thông tin, Tòa án quốc tế La Hay có thể lập các phòng xét xử gồm 3 thẩm phán trở lên. Tòa án cũng có thể lập các phòng xét xử các vụ việc cụ thể với thành phần gọn nhẹ được các bên chấp nhận. Cho đến nay, đã có 6 trường hợp như vậy với 5 thẩm phán. Để đẩy nhanh công việc xét xử hằng năm, tòa án sẽ lập phòng xét xử với 5 thẩm phán để tiến hành vụ kiện theo thủ tục rút gọn. Loại này cũng chưa vận dụng đến. Tòa có 3 uỷ ban là Uỷ ban Ngân sách và Tài chính (chánh án, phó chánh án và 3 đến 4 thẩm phán), Uỷ ban Thủ tục với 6 thẩm phán và Uỷ ban Thư viện với 3 thẩm phán.



Tòa án có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp do các bên đưa ra và mọi vấn đề được quy định trong Hiến chương LHQ hoặc trong các điều ước quốc tế hiện hành, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Điều kiện cần thiết ở đây là sự đồng ý của các bên. Việc đồng ý chấp nhận ràng buộc của tòa được thể hiện qua tuyên bố đơn phương, qua thỏa thuận với nhau hoặc qua quy định trong văn bản điều ước quốc tế liên quan. Khi xét xử các vụ kiện, tòa áp dụng các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật. Đồng thời, tòa cũng sẽ vận dụng các phán quyết, học thuật của các học giả nổi tiếng như là các công cụ hỗ trợ.



Theo quy định, các thẩm phán của quốc gia tham gia vụ kiện trước toà vẫn có quyền tham gia xét xử. Trong trường hợp đó, nếu quốc gia khác tham gia vụ kiện nhưng không có thẩm phán làm việc ở toà thì có thể chọn một người nào đó để tham gia với tư cách thẩm phán. Nếu cả hai bên tranh chấp không có thẩm phán nào ở tòa thì cả hai bên có quyền chọn thẩm phán cho mình.



Các phán quyết của tòa án được thông qua bằng đa số phiếu. Tương tự như Toà án quốc tế về Luật Biển, trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của chánh án là quyết định. Mọi phán quyết của tòa là cuối cùng và không được kháng án. Trong lịch sử 66 năm của mình, Tòa án quốc tế La Hay đã giải quyết hơn 60 tranh chấp giữa các quốc gia; trong đó có nhiều tranh chấp liên quan đến các vấn đề biên giới, lãnh thổ đất liền và phân định các vùng biển giữa các quốc gia.



Về phân định ranh giới biển có các vụ như vụ kiện về thềm lục địa giữa Đức và Đan Mạch năm 1967, vụ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ kỳ năm 1976, vụ giữa Mỹ và Canada năm 1981, vụ giữa Ukraina và Romania năm 2010. Liên quan tranh chấp chủ quyền đối với các đảo có các vụ như vụ kiện giữa Indonesia và Malaysia năm 1998, vụ kiện giữa Malaysia và Singapore năm 2003. Liên quan tranh chấp biên giới trên đất liền có các vụ như vụ kiện về đền Prếtvihia giữa Campuchia và Thái Lan năm 1957, vụ kiện giữa Libya và CH Sát năm 1990, vụ kiện giữa Benin và Nigeria năm 2002. Hiện nay, Tòa án quốc tế La Hay đang tiếp tục xem xét 13 vụ kiện giữa các quốc gia. Tòa án quốc tế La Hay cũng có thẩm quyền cung cấp ý kiến tư vấn về các vấn đề pháp lý theo đề nghị của Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an và các cơ quan khác của LHQ cũng như các tổ chức chuyên môn.



Cho đến nay, tòa án đã cung cấp ý kiến tư vấn trong nhiều vụ việc. Đặc biệt đáng chú ý là năm 1996, toà đã ra ý kiến về vấn đề mà Đại Hội đồng LHQ khoá 49 nêu ra là theo luật pháp quốc tế việc đe doạ hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có được phép không. Toà án quốc tế La Hay đã kết luận việc đe doạ hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân là trái với các quy phạm của luật pháp quốc tế. Năm 2012, tòa án cũng đã xử lý vụ Tòa án Hành chính của Tổ chức Luơng thực và Nông nghiệp thế giới xin ý kiến tư vấn.



Tòa án quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) là một cơ chế tư pháp quốc tế rất mới. Quy chế của tòa án này quy định ở ngay trong Công ước Luật Biển năm 1982. Sự ra đời của nó gắn liền với bản công ước và được bắt đầu từ khi công ước Luật Biển năm 1982 có hiệu lực. Thẩm quyền của tòa án hẹp hơn so với tòa án quốc tế La Hay. Tòa án quốc tế La Hay không chỉ giải quyết các vụ kiện liên quan luật biển quốc tế mà còn giải quyết các vụ kiện liên quan luật ngoại giao, lãnh sự, hàng không, biên giới, lãnh thổ.



Trong khi đó, Tòa án quốc tế về Luật Biển chỉ giải quyết những vấn đề thuộc công ước Luật Biển năm 1982. Theo quy định, nếu khi giữa các quốc gia xảy ra tranh chấp liên quan việc giải thích và áp dụng công ước thì Tòa án quốc tế về Luật Biển sẽ giải quyết khi cả các bên tranh chấp đều chọn thủ tục đưa ra tòa này. Nếu các bên lựa chọn các thủ tục khác nhau thì vụ việc chỉ có thể đưa ra giải quyết tại cơ chế trọng tài theo phụ lục VII dưới đây.



Các thẩm phán của tòa án này do hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Các khu vực địa lý được phân bổ số ghế thẩm phán nhất định. Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra vào tháng 8.1996. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, 1/3 số thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm, 1/3 khác có nhiệm kỳ 6 năm và 1/3 còn lại có nhiệm kỳ 9 năm. Sau đó, các thẩm phán bầu chánh án với nhiệm kỳ 3 năm. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định các thẩm phán của toà án được hưởng các ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.



Căn cứ vào quy định đó, các quốc gia thành viên công ước đã thông qua Hiệp định về ưu đãi miễn trừ của toà án cũng như của các thẩm phán. Thông thường, để tiến hành xét xử thì cần có 11 thẩm phán. Trong cơ chế tổ chức của toà án có phòng xét xử các tranh chấp ở đáy đại dương gồm 11 thẩm phán với nhiệm kỳ 3 năm. Hằng năm, tòa án lập phòng đặc biệt với 5 thẩm phán. Ngoài ra, tòa án cũng có thể lập các phòng gọn nhẹ để xét xử các loại tranh chấp cụ thể.



Tòa án quốc tế về Luật Biển ngoài việc chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với các thực thể khác liên quan các hoạt động ở đáy đại dương. Cho đến nay, Tòa án quốc tế về Luật Biển đã thụ lý 19 vụ việc, trong đó có 18 vụ kiện và 1 vụ cung cấp ý kiến tư vấn. Vụ kiện đầu tiên mà tòa giải quyết là vụ giữa Xanh Vinxen và Grenadin và Ghinê vào năm 1997. Còn ý kiến tư vấn thì tòa án đã thụ lý một vụ việc do Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương đưa lên. Các phán quyết của tòa án được thông qua bằng đa số phiếu.



Trong trường hợp phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của chánh án sẽ quyết định. Thực tiễn xét xử của Toà án quốc tế về Luật Biển thời gian qua cho thấy, trong nhiều trường hợp tòa án phải bỏ phiếu nhiều lần đối với các khía cạnh khác nhau. Ví dụ, trong vụ kiện giữa Bangladesh và Myanmar về phân định biển gần đây, tòa đã bỏ phiếu 7 lần về các nội dung khác nhau của phán quyết. Phán quyết của Tòa án quốc tế về Luật Biển là cuối cùng và không được xem xét lại. Về chi phí, các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 khi đưa vụ việc ra tòa để giải quyết thì không phải trả các chi phí cho phiên tòa. Các chuyên gia cho rằng, về lâu dài thì các vụ việc sẽ được các bên tranh chấp đưa ra Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiều hơn.



Trọng tài quốc tế theo phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982: Cơ chế trọng tài này có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp liên quan công ước, trừ những vụ kiện liên quan đánh cá, bảo vệ môi trường biển, hàng hải và nghiên cứu khoa học biển. Trọng tài quốc tế chung theo phụ lục VII có 5 trọng tài viên. Mỗi bên tranh chấp cử 1 trọng tài (có thể là công dân của mình) từ danh sách do Tổng Thư ký LHQ lập. Mỗi quốc gia thành viên công ước được quyền tiến cử 4 cá nhân có trình độ về các vấn đề biển và có uy tín cao làm trọng tài viên để Tổng Thư ký LHQ đưa vào danh sách trọng tài viên.



Sau đó, hai bên cùng nhau chỉ định 3 trọng tài viên còn lại và chỉ định chủ tịch của trọng tài. Nếu các bên không thể nhất trí về việc cử trọng tài viên hoặc chủ tịch trong vòng 60 ngày thì Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển sẽ cử. Các bên chịu mọi chi phí cho trọng tài, kể cả thù lao cho các trọng tài viên theo công thức 50/50. Các quyết định của trọng tài được thông qua bằng đa số. Nếu số phiếu thuận và chống ngang nhau thì phiếu của chủ tịch trọng tài sẽ quyết định.



Phán quyết của trọng tài là cuối cùng và không được kháng án. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước thì cũng có thể đưa ra xem xét lại. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp do trọng tài xét xử phải tuân theo quyết định của trọng tài. Nếu các bên có tranh chấp trong việc giải thích hay thực hiện quyết định của trọng tài thì bất cứ bên nào cũng có quyền đưa ra trọng tài đã ra quyết định để trọng tài xem xét. Ngoài ra, nếu tất cả các bên tranh chấp nhất trí thì tranh chấp đó có thể được đưa lên Tòa án quốc tế La Hay hoặc Tòa án quốc tế về Luật Biển để giải quyết.



Trọng tài quốc tế đặc biệt theo phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm 1982: Chức năng của trọng tài này hẹp hơn so với trọng tài chung theo phụ lục VII nêu trên. Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm 1982 chỉ giải quyết các tranh chấp về giải thích và thực hiện các quy định của công ước liên quan đến 4 loại vụ việc. Đó là về đánh cá, bảo vệ mội trường biển, nghiên cứu khoa học biển và hàng hải. Trước hết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ, Quỹ Môi trường của LHQ, Ủy ban Hải dương học liên chính phủ và Tổ chức Hàng hải quốc tế lập 4 danh sách trọng tài viên thuộc chuyên ngành của mình. Mỗi quốc gia thành viên được quyền cử 2 chuyên gia trong mỗi lĩnh vực.



Cách thức tổ chức trọng tài đặc biệt như sau: Thông thường trọng tài có 5 thành viên; mỗi bên tranh chấp chỉ định 2 trọng tài viên (trong đó có thể có một người là công dân nước mình); sau đó hai bên cùng nhau chỉ định trọng tài viên thứ năm làm chủ tịch trọng tài. Nếu trong vòng 30 ngày hai bên tranh chấp không cử được chủ tịch trọng tài thì Tổng Thư ký LHQ sẽ cử. Công ước cũng quy định các bên chịu mọi chi phí cho trọng tài, kể cả thù lao cho các trọng tài viên theo công thức 50/50. Tương tự như trọng tài theo phụ lục VII nói trên, các quyết định của trọng tài đặc biệt cũng được thông qua bằng đa số phiếu. Trong trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì phiếu của chủ tịch trọng tài sẽ quyết định.



Phán quyết của trọng tài đặc biệt là cuối cùng và không được kháng án. Nhưng nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì cũng có thể đưa ra xem xét lại. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp do trọng tài xét xử phải tuân theo quyết định của trọng tài. Nếu các bên có tranh chấp trong việc giải thích hay thực hiện quyết định của trọng tài thì bất cứ bên nào cũng có quyền đưa ra trọng tài đã ra quyết định để trọng tài xem xét. Ngoài ra, nếu tất cả các bên tranh chấp nhất trí thì tranh chấp đó có thể được đưa lên Toà án quốc tế La Hay hoặc Toà án quốc tế về Luật Biển để giải quyết.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 11:59 am

Obama, Putin kêu gọi chấm dứt giết chóc ở Syria
(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin hôm qua đã kêu gọi chấm dứt “ngay lập tức” xung đột ở Syria trong khi có tin Nga phái hai tàu chiến cùng lính thủy đánh bộ tới căn cứ hải quân của nước này ở Syria.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Tong-thong-nga-va-my-da-tim-duoc-nhieu-diem-chung-trong-van-de-syria

“Để ngừng đổ máu ở Syria, chúng tôi kêu gọi ngừng ngay lập tức mọi bạo lực”, hai nhà lãnh đạo cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Los Cabos, Mexico.



“Chúng tôi nhất trí rằng người Syria phải có cơ hội được lựa chọn tương lai của họ một cách độc lập và dân chủ”, hai nhà lãnh đạo cho hay.



Kêu gọi được hai cường quốc Nga và Mỹ đưa ra vào thời điểm có thông tin Nga đang chuẩn bị phái hai tàu chiến với lính thủy đánh bộ tới căn cứ hải quân của nước này tại Syria. Trong khi đó, các giám sát viên Liên hợp quốc đã ngưng hoạt động tuần tra ở Syria do bạo lực leo thang.



Ông Putin cho biết ông và ông Obama đã tìm thấy “nhiều điểm chung” trong cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng qua chống lại Tổng thống Syria Assad.



Trong khi đó ông Obama cho biết ông và ông Putin đã nhất trí cần phải có một “tiến trình chính trị” để ngưng xung đột và cam kết phối hợp với đại sứ Liên hợp quốc-Liên đoàn Ả rập Kofi Annan đối với cuộc khủng hoảng.



Tuy nhiên vẫn có rất ít ký kết đạt được giữa hai nhà lãnh đạo trong cách thức chấm dứt cuộc xung đột mà các nhà quan sát cho biết đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 14.400 người.



Mỹ đã tỏ ra bực dọc với động thái ngăn cản nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chống lại Tổng thống Assad của Nga. Người đứng đầu sứ mệnh Liên hợp quốc tại Syria dự kiến sẽ báo cáo về tình hình ở nước này lên Hội đồng bảo an vào ngày hôm nay.



Bên cạnh đó, Mỹ, Anh và Pháp hiện đang phối hợp đưa ra một nghị quyết mới trình Hội đồng Bảo an, theo đó họ muốn đưa ra trừng phạt đối với ông Assad. Song Nga, đồng minh quốc tế lớn của Syria, và Trung Quốc đã phủ quyết hai nghị quyết trước đó, mặc dù chúng chỉ mới ám chỉ đến các biện pháp trừng phạt.



“Nga phái hai tàu lưỡng cư tấn công tới Syria”



Báo chí Nga đưa tin, Nga đang chuẩn bị phái hai tàu lưỡng cư tấn công và lính thủy đánh bộ tới hải cảng Tartus ở Syria, nơi Nga đang có một căn cứ hải quân, nhằm đảm bảo an toàn cho công dân Nga.



Hai tàu lưỡng cư Nikolai Filchenkov và Tsezar Kunikov dự kiến sẽ tới Tartus với một nhóm “lớn” lính thủy đánh bộ, Interfax dẫn lời một quan chức tại trụ sở hải quân Nga cho hay.



Tuy nhiên, thông tin chưa được giới chức Nga chính thức xác nhận.



Tàu Tsezar Kunikov có thể chở 150 binh sỹ và vũ khí trong đó có xe tăng, còn tàu Nikolai Filchenkov có thở chở tới 1.500 tấn hàng và thiết bị. Interfax cho hay các tàu này có thể sử dụng để sơ tán công dân Nga.



Trong khi đó, lực lượng chính phủ Syria đã tấn công dồn dập vào sào huyệt của lực lượng nổi dậy ở thành phố miền trung Homs và Damascus.



Tổ chức giám sát nhân quyền Syria cho biết 94 người đã bị giết chết trên khắp đất nước vào ngày hôm qua. Trong số đó, 63 người là dân thường, 3 lính đào ngũ và 28 binh sỹ chính phủ.



Quân đội giải phóng Syria, lực lượng của phe nổi dậy, cho hay, quân chính phủ cũng tăng cường bao vây Tasas ở thành phố miền nam Daraa, cái nôi của phong trào nổi dậy chống chính phủ,.



Hơn 300 giám sát viên không trang bị vũ khí của Liên hợp quốc đã ngưng hoạt động của họ ở Syria vào ngày thứ bảy vừa qua do bạo lực leo thang. Lãnh đạo sứ mệnh của Liên hợp quốc đã kêu gọi chính phủ và phe đối lập để “phụ nữ, trẻ em, người già và người bị thương rời các vùng xung đột”. Nhưng cho đến nay chưa có cuộc rời đi nào.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 4:59 pm

Chuyện chưa kể về lá cờ khổng lồ nơi đảo Trường Sa
Trở về từ Trường Sa, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy nói về dự án đầy ý nghĩa vừa hoàn thành ở đảo Trường Sa Lớn với nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc. Đó là lá cờ đỏ sao vàng bằng gốm rộng 310m2, đã hiện diện ở một trong những nơi thiêng liêng nhất của Tổ quốc.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 La-co-gom-tren-dao-truong-sa-va-hoa-si-nguyen-thu-thuy-anh-nho-goc-phai

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy gần chục năm nay đã trở thành cái tên quen thuộc bởi chị là tác giả của công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” bấy lâu nức tiếng. Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long vừa hoàn thành, không chịu ngồi yên “nhấm nháp” dư vị của thành quả lao động, họa sĩ Thu Thủy đã lại nuôi dưỡng những ý tưởng mới và quyết tâm thực hiện, nói theo cách của chị là “ước mơ cả đời” - một lá cờ bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn, để từ trên máy bay, vệ tinh hay Google Earth đều có thể nhìn thấy cờ Việt Nam nổi bật trên nền cây cối xanh của đảo.



Ý tưởng này nảy ra trong đầu chị từ cuối tháng 7/2011 đến 12/2011 lần đầu tiên, họa sĩ Thu Thủy được ra thăm Trường Sa. Trong chuyến đi này, chị có dịp “thực mục sở thị” về địa hình địa thế đảo, về cuộc sống của cán bộ chiến sĩ và cư dân huyện đảo Trường Sa. Ý định của chị được cán bộ chiến sĩ và cư dân trên đảo nhiệt tình hưởng ứng.



30 nghệ sĩ của Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội, những người đã từng cùng nhau làm nên “Con đường gốm sứ” Hà Nội lại có dịp thể hiện sự khéo léo. Gần 2 tháng, những hình hài đầu tiên của lá cờ khổng lồ đã được ghép công phu từ những viên mosaic nhỏ, những mẻ gốm nối tiếp nhau ra lò. Việc làm “Con đường gốm sứ” khó một thì làm lá cờ gốm ở Trường Sa khó khăn gấp cả trăm lần. Họa sĩ Thu Thủy kể, khó khăn đầu tiên phải đối mặt là vận chuyển 94 thùng gốm, mỗi thùng nặng xấp xỉ 100kg được chuyển từ Hà Nội vào 2 điểm tập kết là cảng Cam Ranh- Khánh Hòa và cảng Cát Lái - TP Hồ Chí Minh. Từ đó, tiếp tục vận chuyển bằng đường biển ra đảo. Tất cả các khâu này phải chuẩn xác về thời gian. Chậm một nhịp là phải chờ thêm nhiều ngày nữa mới có chuyến tàu khác ra đảo.



Hoạ sĩ cho biết thêm: “Khi thi công cụm công trình này việc đầu tiên là phải đảm bảo đúng tiến độ, trong khi thời tiết trên biển Đông vốn rất thất thường và khắc nghiệt. Vì thế, chúng tôi phải gấp rút triển khai công trình trong ba tháng mùa biển lặng, sang mùa biển động sẽ vô cùng khó khăn trong việc vận chuyển và đi lại. Tâm huyết, quyết tâm và tình yêu dành cho Trường Sa đã giúp chúng tôi vượt lên tất cả!”.



Được hỏi vì sao tác giả công trình lại có sự tự tin như vậy khi sử dụng gốm ở nơi nhiều sóng gió và khí hậu khắc nghiệt, họa sĩ Thu Thủy cho biết chị đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, rồi xin ý kiến các chuyên gia, những người đã tận tay khai quật các con tàu đắm ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Dầm (Kiên Giang), Hòn Cau (Vũng Tàu), Bình Thuận có niên đại từ cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Tận mắt chị nhìn thấy gốm là chất liệu bền vững, những món đồ gốm Chu Đậu hay Bát Tràng, ngâm cả mấy trăm năm dưới biển, khi vớt lên chỉ hơi có chút đổi màu, vẫn nhận rõ những nét vẽ men lam và men tam thái. Những mảnh gốm mosaic với kích thước 3x3 cm ghép nên lá cờ Tổ quốc rộng 310m2 đã được nghệ nhân làng nghề Bát Tràng nung ở 1.200 độ C. Men lên màu đỏ tươi. Những người trong nghề gốm đều biết, làm được màu men đỏ tươi là rất khó. Chỉ có thể làm được khi nung trong các lò gas hiện đại, nhiệt độ được kiểm soát tốt và chỉ nung riêng loại gốm đó, tuyệt đối không lẫn với những loại gốm khác.



Lá cờ Tổ quốc gắn gốm được đặt trên nóc Hội trường trung tâm đảo. Để đưa được lá cờ lên đó, đã phải dỡ phần mái tôn - mái cũ của đảo, xây dựng mái mới bằng bê tông cốt thép với một mái vát chéo. Khác với các bức tranh gốm khác được thực hiện theo chiều thẳng đứng, lá cờ thiết kế theo không gian thứ 5, dành cho không gian công nghệ số, rất tiện lợi về phần hình ảnh khi tìm trên Google map và Google Earth. Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cũng tiết lộ, lá cờ được kết dính bằng một loại xi măng đặc biệt, chống ăn mòn của muối biển. Và sau 3 tháng thi công, lá cờ gắn gốm khổng lồ đã được hoàn thành trong niềm vui của cán bộ chiến sĩ và người dân trên đảo.



Cùng với lá cờ còn có 4 bức tranh gốm gắn trên 4 mặt của 2 bức tường (cao 2,8m, dài 9m) do 4 họa sĩ vẽ phác thảo: Nguyễn Thu Thuỷ, Doãn Sơn, Phạm Viết Hồng Lam và Bùi Viết Đoàn. Trong đó, hai bức tranh hướng về phía đường băng trung tâm đảo thể hiện lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam gắn bó với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thể hiện nét đẹp văn hóa của ba miền Bắc-Trung-Nam và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; một bức ca ngợi vẻ đẹp hiên ngang của người chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió đang canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Hai bức tranh phía sau là cảnh làng quê Việt Nam thân thuộc với bờ ao, đụn rơm, gốc mít; một bức là hoa sen, hoa đào, hoa mai, gợi những hình ảnh thân quen hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của các chiến sĩ.



Ngay sau khi khánh thành, Lá cờ Tổ quốc chất liệu gốm tại đảo Trường Sa Lớn đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam, xác nhận là “Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng chất liệu gốm lớn nhất”. Thượng tá Đinh Văn Hải, Đảo trưởng đảo Trường Sa nhận xét: Công trình này là một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, phản ánh được hồn dân tộc Việt nơi đảo xa, lá cờ này cùng với cột mốc, giúp đồng bào, đồng chí trong đất liền, kiều bào ở nước ngoài, xa hơn nữa giúp các nước trên thế giới hiểu đầy đủ hơn về nét văn hóa của người Việt Nam cùng chủ quyền biển đảo của Việt Nam là bất khả xâm phạm”. Thượng tá Đinh Văn Hải cho biết thêm, lá cờ này sẽ được quân và dân thị trấn Trường Sa gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 5:00 pm

“Chiến tranh kiểu Mỹ” của Obama
(Dân trí) - Những gì Lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ tiến hành trong các chiến dịch chống khủng bố gần đây và quyết tâm chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy hình thái tiến hành chiến tranh toàn cầu kiểu Mỹ đang thay đổi.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 May-bay-do-tham-mot-trong-nhung-nhan-to-trong-chien-tranh-kieu-my-cua-obama

Cụ thể, đã không còn các cuộc xâm lược ồ ạt và các cuộc chiếm đóng với đội quân đông đảo ở khu vực lục địa Á-Âu, thay vào đó là các lực lượng đặc nhiệm Mỹ độc lập tác chiến, huấn luyện hoặc chiến đấu cùng các đội quân đồng minh tại các điểm nóng trên thế giới. Những thay đổi này cho thấy thực chất của học thuyết mới của Obama – Một chương trình 6 điểm nhằm tiến hành chiến tranh trong thế kỷ 21, chiến tranh kiểu Mỹ, đang được chính quyền phát triển và đúc rút một cách cẩn thận.



Mờ nhạt



Nhiều năm qua giới quân sự Mỹ đã thực thi và thúc đẩy khái niệm “cùng nhau”. Một kiểu tổ chức chiến tranh trong đó chủ yếu là Lầu Năm Góc hợp lực với các cơ quan chính phủ khác, đặc biệt là CIA, Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý dược phẩm – trong các chiến dịch phức tạp và chồng chéo trên toàn cầu.



Dưới chính quyền Obama, Mỹ đã mở rộng hoặc phát động thêm một số chiến dịch quân sự mới, trong đó hầu hết ứng dụng sáu nhân tố chiến tranh thế kỷ 21 của Mỹ mà cuộc chiến tranh của Mỹ ở Pakistan có thể được gọi là công thức chiến tranh của Obama, nếu không phải là một học thuyết.



Suốt thập kỷ qua, chính khái niệm về khu vực chiến tranh đã trở nên rất lẫn lộn, phản chiếu sự mờ nhạt của các sứ mệnh và các hoạt động của CIA và Lầu Năm Góc. Tờ Washington Post đã nhận xét rằng “tính mờ nhạt cũng thể hiện rõ trong đội ngũ quan chức cấp cao của hai tổ chức này như Panetta trước đây là Giám đốc CIA và giờ đây vị trí đó đang được một vị tướng bốn sao về hưu David H. Petraeus nắm giữ.”



Không chịu để vượt mặt, Bộ Ngoại giao cũng tiếp tục hành trình quân sự hóa (và bị hạn chế) khi họ đồng ý đóng góp một phần lực lượng của mình với Lầu Năm Góc để thành lập Quỹ khẩn cấp an ninh toàn cầu (GSCF). Chương trình này sẽ cho phép Lầu Năm Góc có tiếng nói mạnh hơn trong phân phối các khoản viện trợ của Mỹ cho các lực lượng được ủy quyền ở nước ngoài như Yemen và Sừng châu Phi.



Một điều khá chắc chắn: quá trình làm chiến tranh của Mỹ (cùng với các điệp viên và các nhà ngoại giao) đang ngày càng hướng sâu hơn vào các “bóng tối”. Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến việc gia tăng các hoạt động bí mật của Mỹ ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong những năm tới.



Rọi sáng vào “lục địa Đen”



Những năm tới, người địa phương rất có thể sẽ chứng kiến nhiều điệp viên của Lầu Năm Góc đổ đến châu Phi. Dưới thời Obama các chiến dịch ở lục địa này đã được đẩy mạnh vượt xa các cuộc can thiệp dưới chính quyền Bush.



Điều ít được biết là những nỗ lực quân sự của Mỹ nhằm huấn luyện các lực lượng châu Phi liên quan mật thiết đến lợi ích của Mỹ ở đây như Lực lượng tuần tra đặc biệt trong Lực lượng đặc nhiệm hải lục không quân 12 (SPMAGTF -12) để huấn luyện lực lượng quân đội của Uganda sau này cung cấp quân cho Phái đoàn của Liên minh châu phi ở Somalia.



Mỹ cũng đang tiến hành việc đào tạo chống khủng bố và cung cấp thiết bị cho các lực lượng quân đội ở Algeria, Burkina Faso, Chad, Mauritania, Niger và Tunisia. Ngoài ra, Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (Africom) đã có kế hoạch mở 14 lớp đào tạo chung lớn trong năm 2012, bao gồm các cuộc tập trận ở Morocco, Cameroon, Gabon, Botswana, Nam Phi, Lesotho, Senegal, và một nước có khả năng giống như Pakistan ở châu Phi là Nigeria.



Tuy nhiên đây không bao gồm toàn bộ chương trình huấn luyện và cố vấn Mỹ cho châu Phi. Mùa Xuân vừa rồi Mỹ đã lôi kéo 11 nước, gồm Bờ Biển Ngà, Gambia, Liberia, Mauritania và Sierra Leone, tham dự vào một cuộc tập trận hải quân với tên Saharan Express 2012.



Tiếp tục chú ý đến sân sau



Từ khi ra đời, Mỹ luôn luôn nhúng tay vào những vấn đề ở cửa ngõ, coi biển Caribe như là chiếc hồ riêng và can thiệp vào tất cả khu vực Mỹ Latin bất cứ khi nào Mỹ muốn. Dưới chính quyền Bush, lợi ích của Mỹ ở khu vực sân sau đã nhường chỗ cho các cuộc chiến ở xa nước Mỹ.



Gần đây chính quyền Obama đã sử dụng công thức mới tiến hành các chiến dịch ở khu vực phía nam. Đó là các chuyến bay của máy bay không người lái vào sâu trong lãnh thổ Mexico để hỗ trợ cho cuộc chiến của nước này chống các tập đoàn buôn ma túy. Các nhân viên CIA và dân sự được cử sang làm việc tại các căn cứ quân sự của Mexico để tham gia vào cuộc chiến chống ma túy.



Trong năm 2012, Mỹ cũng tăng cường các chiến dịch chống buôn lậu ma túy ở Honduras. Ở mức độ thấp hơn, Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã huấn luyện quân đội Guyana về kỹ thuật đổ bộ bằng trực thăng.



Quân đội Mỹ cũng tích cực ở các nước khác của Mỹ Latin như huấn luyện ở Guatemala, đỡ đầu cho các nhiệm vụ “xây dựng đối tác” ở Dominic, El Salvador, Peru và Panama, và ký một hiệp định thực hiện 19 hoạt động chung với quân đội Colombia trong năm tới, trong đó có các cuộc tập trận chung.



Vẫn là trung tâm của Trung Đông

Bất chấp việc kết thúc các cuộc chiến tranh ở Iraq và Libya, việc rút quân khỏi Afghanistan và tuyên bố công khai về tập trung chiến lược vào châu Á, Mỹ vẫn chưa có ý định rút lui khỏi khu vực Trung Đông mở rộng.



Thực tế Yemen và nước láng giềng Somalia đã trở thành phòng thí nghiệm chiến tranh cho Obama. Tại đây Mỹ đã thực hiện chiến tranh kiểu mới với những người lính da đen như các đặc nhiệm hải quân Mỹ và chính Lực lượng Delta của quân đội đã tiến hành các nhiệm vụ giết chóc và bắt sống, trong khi quân “trắng” huấn luyện quân địa phương và các máy bay tự động săn lùng và tiêu diệt các thành viên của nhóm al-Qaida và thuộc hạ, rất có thể được đội máy bay bí mất có người lái hỗ trợ.



Trung Đông cũng đang trở thành khu vực quảng bá cho một khía cạnh khác đang nổi bật của học thuyết Obama: Nỗ lực trong chiến tranh mạng. Ngoại trưởng H. Clinton đã khẳng định mong muốn của Bộ ngoại giao tham gia vào cách tiến hành chiến tranh mới của Mỹ trong một phát biểu của bà tại Florida gần đây.



Những nỗ lực trực tuyến khiêm tốn của Mỹ kết hợp các biện pháp tiềm tàng khác của chiến tranh mạng đang được CIA và Lầu Năm Góc khai thác triệt để, trong đó điển hình là chương trình mới được công khai gần đây mang tên “Olympic Games” gồm các cuộc tấn công phức tạp nhằm vào các máy tính trong hệ thống làm giầu hạt nhân của Iran do Cục an ninh quốc gia Mỹ (NSA) cùng với một đơn vị gọi là Unit 8200 của Israel (tương đương với NSA) chế tạo và tiến hành.



Từ đốm cháy thành cháy rừng



Từ Trung, Nam Mỹ đến châu Phi, Trung Đông và châu Á, chính quyền Obama đang hình thành một công thức cho một cách chiến tranh mới của Mỹ. Trong nỗ lực này Lầu Năm Góc và các cơ quan chính phủ không ngừng bị quân phiệt hóa đang cố hình dung ra mọi thứ từ những giáo huấn về chiến tranh thực dân đến những công nghệ tiến tiến nhất.



Rõ ràng sự kết hợp hiện nay giữa các chiến dịch đặc biệt, máy bay không người lái, trò chơi gián điệp, lính dân sự, chiến tranh mạng và những đội quân ủy quyền nghe có vẻ như là một kiểu mẫu chiến tranh an toàn hơn, lành mạnh hơn - giống như một loại thuốc chữa bách bệnh cho những yếu kém về an ninh quốc gia của Mỹ. Trong thực tế, gọi nó là cái gì cũng được.



Tướng Peter Pace, nguyên chủ tịch tham mưu trưởng liên quân của Mỹ gần đây nhận xét rằng học thuyết mới ít người tham chiến của Obama thực sự làm cho việc tiến hành chiến tranh có vẻ là một lựa chọn hấp dẫn hơn và dễ dàng hơn.



Trên thực tế, cách tiến hành chiến tranh mới của Mỹ chứa đựng nhiểu dính líu không biết trước và hàng loạt hệ lụy. Châm ngòi hay thổi bùng các đốm lửa nhỏ ở một số lục địa có thể dẫn đến những đám cháy rừng có thể lan rộng không thể tưởng tượng và khó, nếu như không muốn nói là không thể dập tắt được.



Theo bản chất, các cuộc can dự quân sự nhỏ thường có xu hướng lan rộng và chiến tranh thường lan rộng ra ngoài biên giới. Theo định tính, hành động quân sự thường mang lại những hậu quả khôn lường. Ta chỉ cần nhìn lại năm 2001, khi ba cuộc tấn công với công nghệ thấp trong một ngày đã dấy lên một cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ và lan ra khắp thế giới. Phản ứng đối với một ngày đó bắt đầu bằng cuộc chiến tranh ở Afghanistan sau đó lan sang Pakistan rồi ngoặt sang Iraq, rồi ở Somalia và Yemen, v.v..



Lịch sử đã chứng minh là Mỹ thường không giành chiến thắng trong chiến tranh. Từ năm 1945 đến nay họ chưa từng thắng trong bất cứ một cuộc chiến tranh lớn nào. Trong các cuộc can thiệp nhỏ thì thành tích cũng lẫn lộn, với những thắng lợi khiêm tốn ở Panama và Grenada và với các kết quả nhục nhã ở Li-Băng (1980) và Somalia (1990).



Khó khăn là ở chỗ người ta khó dự đoán một cuộc can thiệp sẽ phát triển đến đâu đến khi mọi thứ trở nên quá muộn. Chiến tranh thường không theo một quy luật nào: Cuộc chiến ở Việt Nam, Afghanistan và ở Iraq, tất cả đều bắt đầu tương đối nhỏ, trước khi chúng biến thành lớn và mang tính hủy diệt. Hiện triển vọng của học thuyết mới của Obama không phải là mầu hồng bất chấp nó được báo chí trong vòng kiểm soát của Washington tung hứng tốt.



Điều mà ngày nay trông có vẻ như là một công thức để dễ dàng mở rộng ảnh hưởng cho lợi ích bá quyền của Mỹ với chi phí thấp, có thể chẳng bao lâu sẽ trở thành một thảm họa tuyệt đối – một thảm họa mà rất có thể không rõ nét cho đến khi mọi thứ đều quá muộn.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 5:01 pm

Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gì?
Câu hỏi lớn nhất lúc này là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng của công ty nợ xấu sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng?


Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã bàn thảo về việc xây dựng đề án lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng, sẽ xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Công ty này dự kiến sẽ có đủ nguồn lực để làm sạch khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Câu hỏi lớn nhất lúc này và chưa có bất cứ một thông tin nào để lý giải là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng đang đứng trước những khó khăn song những biện pháp hỗ trợ vẫn còn hạn chế?

Càng băn khoăn hơn khi nguồn lực quốc gia hiện nay quá eo hẹp. Dù việc thành lập công ty chỉ dùng một phần nhỏ vốn từ Nhà nước, còn lại phát hành trái phiếu và huy động từ tư nhân thì việc làm trên liệu có khả thi hay không khi thực tế nguồn ngân sách nhà nước đã phải chi rất nhiều để duy trì, điều tiết nền kinh tế cũng như phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quốc gia. Hơn nữa, có ai dám mua trái phiếu của một công ty xử lý nợ nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước.

Thực tế, để có thể tập hợp được một khối lượng lớn tiền như vậy là việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có những chính sách hợp lí và hiệu quả. Biện pháp giao quyền cho các công ty mua bán nợ huy động vốn, Chính phủ tung trái phiếu huy động đã được đặt ra. Nhưng tính hiệu quả của biện pháp này vẫn còn gây tranh cãi khi không đảm bảo được lượng trái phiếu bán ra.

Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề khác nảy sinh, như tính hấp dẫn khi đầu tư vào trái phiếu này sẽ như thế nào; liệu có diễn ra tình trạng "nợ chỗ này bù nợ chỗ kia" hay không bởi về cơ bản thì sử dụng trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ; liệu Ngân hàng Nhà nước có hỗ trợ vào khoản tiền 100.000 tỷ này để "cứu ngược" hệ thống ngân hàng hay không?

Đã từng có lập luận cho rằng ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với đầy đủ những đặc trưng cơ bản. Và cứu ngân hàng, thực chất cũng là cứu doanh nghiệp, thông qua đó góp phần khôi phục nền kinh tế. Bên cạnh đó, người ta cũng vin vào lý do: giữ vững hệ thống, không để đổ vỡ ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế để thúc đẩy đề án này.

Nhưng thực tế có lẽ không đơn giản như vậy. Ngân hàng vẫn là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Theo lẽ đó, những gì doanh nghiệp gặp phải như: mắc nợ, lỗ vốn, thậm chí phá sản, thì ắt hẳn các ngân hàng cũng phải chạm trán với những vấn đề tương tự. Trong thời điểm hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không phải là hiếm gặp, và các ngân hàng đôi khi cũng lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Nguy cơ phá sản là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 N_1340015439

Một khi các ngân hàng đang đứng trước gánh nặng về vốn và thanh khoản thì có thể tuyên bố phá sản. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cấu trúc các ngân hàng, cải tổ lại phương pháp hoạt động. Chúng ta chỉ cần có những phương án và cơ chế để bảo vệ người gửi tiền chứ không thể bằng mọi cách và mọi nguồn lực để giữ các ngân hàng yếu kém, sắp phá sản mà lỗi là do sai lầm và lòng tham của họ gây ra.

Tuy nhiên, trong một chiều ngược lại, chuyên gia từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận xét trong một hội thảo đại ý rằng, tái cấu trúc đồng nghĩa với "sự đau đớn", với sự thay đổi lớn về con người, mô hình kinh doanh. Tuy vậy, biện pháp "sốc" hiện nay không phải là lựa chọn cho Việt Nam thông qua việc cho đóng cửa hay phá sản bất kỳ ngân hàng nào. Khác với "sự hủy diệt mang tính sáng tạo" (creative destruction) mà phá sản doanh nghiệp mang lại.

Về điều này, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter lập luận, một "sự hủy diệt" tương tự thông qua phá sản ngân hàng lại đem đến nhiều hệ quả không tiên đoán được. Chỉ cần nhìn lại cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008 vừa qua với nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng đột ngột mất tính thanh khoản trầm trọng khi các nhà đầu cơ đất đai không kịp trả những khoản nợ khổng lồ. Hệ lụy kéo theo đó là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu vẫn kéo dài cho đến thời điểm hiện nay. Rõ ràng, một hiệu ứng dây chuyền là điều mà mọi người quan ngại. Là bộ phận cung máu cho thân thể, khi máu ứ, hoặc ngắc quản thì toàn bộ nền kinh tế sẽ có vấn đề.

Vì thế, có thể hiểu được phần nào nguyên nhân của dự kiến thành lập công ty mua nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng để cứu các ngân hàng.

Bài toán hiện nay là tiến hành như thế nào để những mục tiêu chính do Ngân hàng Nhà nước đề ra như tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Indonesia sau khủng hoảng châu Á 1997 cho thấy quá trình mua bán nợ cũng như tái cấu trúc ngân hàng phải quyết liệt, nhanh chóng. Đặc biệt, các ngân hàng phải tính đến một khoản mất mát tài sản nhất định trong và sau khi quá trình này diễn ra.

Điều quan trọng hơn sau khi phục hồi khả năng thanh khoản là cần hướng tới việc nâng cao các hoạt động và thiết chế trung chuyển vốn cho cả nền kinh tế. Mức tăng tín dụng lên quá cao trong thời gian dài vừa qua mà chủ yếu là do các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, và do những đầu tư mang tính đầu cơ vào các dự án bất động sản, chính là nguyên nhân khiến cho các ngân hàng gánh nhiều nợ xấu.
Vì thế "cứu ai và cứu vì cái gì" phải là câu hỏi thường trực từ khâu khởi động, tiến hành và thẩm định cả quá trình, để không bị lệch pha thành cứu các nhóm lợi ích đặc quyền đang kẹt chân vào thị trường chứng khoán hay bất động sản.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeTue Jun 19, 2012 5:02 pm

Hội chợ: Nơi thanh lý hàng tồn?
(Dân trí) - Rất nhiều sản phẩm "đại hạ giá" từ 50 - 70% được bày bán la liệt tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là cơ hội thanh lý hàng tồn của thương nhân?!

Được tổ chức tại Quảng Bình từ ngày 15/6 – 20/6, Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan là hội chợ quốc tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Bình với sự tham gia của 268 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó, có 19 gian hàng của ba tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet, Bolykhamxay (Lào); 21 gian hàng của ba tỉnh Sakon Nakhon, Mucdahan, Bưng Càn (Thái Lan).

Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp các nước hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập thương mại.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Ao-so-mi-cao-cap-giam-xuong-con-50-nganchiec

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Khi-hoi-cho-thuong-mai-bien-thanh-noi-de-xa-hang-thanh-ly

Những mặt hàng giảm giá mạnh nhất là các loại hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo, giày dép, các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt…và những đồ gia dụng như nồi, xoong chảo, chăn màn.

Dạo qua một vòng hội chợ, không khó để có thể mua được những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, dày dép…với mức giá bất ngờ từ 100 – 150 nghìn đồng/sản phẩm, tức là đã giảm đến hơn 50% giá sản phẩm.

Hầu hết người dân tập trung rất đông để xem và mua các sản phẩm quần áo. Một chiếc áo sơ mi có thương hiệu, giá bình thường trên 300 nghìn đồng thì nay đã được giảm xuống từ 200 – 250 nghìn, có hiệu chỉ cần 100 nghìn đã mua được 3 chiếc áo, tức mỗi chiếc chỉ tầm 35 nghìn đồng. Các loại áo thun, cộc tay chỉ có giá từ 40 – 80 nghìn đồng/chiếc.

Đại hạ giá đến mức kinh ngạc
"Đại hạ giá" đến mức "kinh ngạc"

Chỉ với 50 -120 nghìn đồng là người mua đã có thể lựa chọn cho mình 1 đôi dép ưng ý với kiểu loại bắt mẳt. Tương tự, nếu thực tế một đôi giày bên ngoài có giá từ 300 – 400 nghìn thì tại hội chợ cỏn rẻ hơn nhiều chỉ từ 250 – 320 nghìn đồng.

Chị Nguyễn Thị Thu, chủ hiệu quần áo ở Quảng Nam cho biết: Việc giảm giá nhằm để thu hút người mua hàng, dù chỉ lời chút ít nhưng nếu bán với số lượng nhiều thì cũng đỡ hơn.
“Thời trang dành cho các bạn trẻ vẫn thu hút nhiều khách mua hơn, vì chỉ giảm giá một chút so với giá gốc thì lúc nào hàng hoá sẽ bán chạy hơn. Những người có thu nhập bình thường họ cũng dễ chọn và dễ mua hơn”, anh Nguyễn Hưng, chủ cửa hàng giày dép cho biết.

Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào - Thái Lan:
Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào - Thái Lan: Ở đây cái gì cũng rẽ...

Tuy nhiên, việc giảm giá đến mức “kinh ngạc” tại Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào – Thái Lan đã khiến người mua tỏ ra lo lắng về chất lượng sản phẩm?. Nhất là trong hội chợ Thương mại với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.

Chị Oanh, một cán bộ công chức, chia sẻ: “Nghe tổ chức hội chợ tôi cũng dẫn chồng con đi xem, tuy nhiên thấy quầy nào cũng treo biển hạ giá, đại hạ giá và chỉ toàn là hàng trong nước. Tôi đồng ý việc giảm giá sẽ khuyến khích người mua nhưng giảm ở mức độ sao cho vừa phải, hợp lý cho người tiêu dùng, tránh để các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá không tốt về các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hay là dịp để các doanh nghiệp thanh lý hàng tồn kho, hàng hết hạn sử dụng”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:30 pm

Những nội dung cơ bản trong tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (thường được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Phnôm Pênh (Căm-pu-chia).

Là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông, Tuyên bố DOC 2002 có ý nghĩa to lớn trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở vùng biển này nói riêng và cả khu vực nói chung.



Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký văn kiện quan trọng này, xin trân trọng giới thiệu về những nội dung cơ bản và tình hình thực hiện bản Tuyên bố trong thời gian qua.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Cau-tau-tai-dao-truong-sa-lon-anh-hoang-long

1. Nội dung Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông



Một là, các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Ðông - Nam Á, 5 nguyên tắc tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế. Cam kết này mang tính chủ đạo. Một mặt nó gắn với nghĩa vụ của các bên theo các văn kiện quốc tế mang tính toàn cầu là Hiến chương LHQ và Công ước Luật Biển năm 1982 cũng như các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cam kết này cũng gắn với nghĩa vụ của các bên theo điều ước quốc tế mang tính khu vực liên quan các nước là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.



Hai là, các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Căn cứ pháp luật quốc tế cũng như quy định tại Ðiều 33 của Hiến chương LHQ thì các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp gồm có thương lượng, môi giới, trung gian, hòa giải, trọng tài và tòa án quốc tế. Ðiều này có nghĩa là các bên có rất nhiều sự lựa chọn và các bên hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn các biện pháp hòa bình này. Ðiều mấu chốt là các bên không được đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Ðông.


Ba là, các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Ðông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Theo các quy định liên quan của Công ước Luật Biển năm 1982, tàu thuyền của mọi quốc gia (bất kể ở trong khu vực hay ngoài khu vực) đều được quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Ðông cũng như vùng biển quốc tế ngoài phạm vi 200 hải lý; tàu bay của mọi quốc gia được quyền tự do bay trên vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven Biển Ðông và ở vùng trời trên các vùng biển quốc tế. Mục đích của việc các nước ASEAN và Trung Quốc đưa quy định này vào DOC chính là tái khẳng định lại nghĩa vụ của họ theo Công ước Luật Biển năm 1982.


Bốn là, các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở. Thực hiện cam kết này vừa tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước trong khu vực vừa tạo tiền đề cần thiết cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông từng bước tìm kiếm các giải pháp cho các tranh chấp. Hoà bình và ổn định ở Biển Đông cũng gắn với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Do đó việc thực hiện cam kết này cũng chính là để đóng góp tích cực cho việc duy trì hoà bình của khu vực và trên thế giới.



Năm là, các bên đồng ý căn cứ vào các nguyên tắc Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Ðông - Nam Á, 5 nguyên tắc tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin. Từ cam kết mang tính nguyên tắc đó, ASEAN và Trung Quốc nhất trí là trong khi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, các bên cam kết tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin như tiến hành đối thoại quốc phòng; đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển; thông báo cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự, trao đổi thông tin liên quan. Việc thông báo và trao đổi như vậy được các bên liên quan tiến hành trên cơ sở tự nguyện.



Sáu là, các bên đồng ý trong khi tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp ở Biển Ðông, các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn và an ninh hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang trên biển và buôn lậu vũ khí). Các bên sẽ thỏa thuận phương thức, địa điểm và phạm vi của các hoạt động hợp tác này trước khi triển khai.



Bảy là, các bên long trọng cam kết tôn trọng các quy định của DOC và hành động phù hợp với các nội dung của DOC. ASEAN và Trung Quốc đồng ý sẽ cùng nhau hợp tác trên cơ sở đồng thuận để đạt mục tiêu cuối cùng cao hơn là thông qua một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). Các bên đều nhất trí rằng việc thông qua Bộ Quy tắc đó sẽ tăng cường hơn nữa hòa bình và ổn định của khu vực. Ðồng thời ASEAN và Trung Quốc cũng khuyến khích các quốc gia khác tôn trọng các nguyên tắc trong DOC.



2. Thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông



Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc là kết quả nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc. Việc ký kết văn kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết trong DOC góp phần tránh được các xung đột tại Biển Ðông, giữ ổn định cho khu vực và có lợi cho toàn khu vực.



Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 16 tại Hà Nội (tháng 4/2010) đã coi DOC năm 2002 là một trong số các công cụ và cơ chế quan trọng hiện nay của ASEAN, đặt DOC bên cạnh các văn kiện pháp lý như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Ðông - Nam Á (TAC), Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Ðông - Nam Á (SEANWFZ), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) và Công ước ASEAN về chống khủng bố.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Cautautaidaotruongsalonanhhoanglong

Chính giới và dư luận quốc tế cũng đánh giá cao vai trò của DOC và sự cần thiết thực hiện đầy đủ các cam kết trong văn kiện này. Tuyên bố của Chủ tịch ARF 17 tại Hà Nội (tháng 7/2010) nêu rõ các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của DOC như là một văn kiện lịch sử giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện cam kết tập thể nhằm đảm bảo các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực. Các Bộ trưởng nhấn mạnh hiệu quả của DOC trong việc xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và sẽ giúp cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Các Bộ trưởng khuyến khích các nỗ lực theo hướng thực hiện đầy đủ DOC và cuối cùng tiến tới COC. Tuyên bố chung của các nguyên thủ và Thủ tướng các nước ASEAN và Trung Quốc về đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc (Ba-li, In-đô-nê-xi-a ngày 8/10/2003) đã coi việc thực hiện DOC là một biện pháp trong hợp tác an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc.



Ðể thúc đẩy thực hiện đầy đủ các quy định trong DOC, ASEAN và Trung Quốc đã lập 2 cơ chế là Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc về DOC (SOM ASEAN - Trung Quốc) và Nhóm Công tác chung ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC (ACJWG). Dưới sự chỉ đạo của SOM ASEAN - Trung Quốc về DOC, từ năm 2005 đến năm 2011 Nhóm Công tác chung đã tập trung thương thảo về bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC.



Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 44 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a (tháng 7/2011), ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC. Bản Quy tắc nêu rõ: DOC phải được thực hiện từng bước một phù hợp với các điều khoản của DOC; các bên tham gia thực hiện DOC tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn, phù hợp với tinh thần DOC; việc tiến hành các hoạt động hoặc các dự án đã được quy định trong DOC cần được xác định rõ ràng; việc tham gia các hoạt động hoặc các dự án cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện; các hoạt động ban đầu trong phạm vi DOC cần phải là các biện pháp xây dựng lòng tin; quyết định thực hiện các biện pháp hoặc các hoạt động cụ thể của DOC cần dựa trên sự đồng thuận của các bên và phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; trong quá trình thực hiện các dự án đã được thoả thuận, khi cần thiết, sẽ trưng cầu sự đóng góp của các chuyên gia, các nhân vật nổi tiếng. Bản Quy tắc hướng dẫn quy định tiến trình thực hiện các hoạt động và các dự án đã được thoả thuận trong DOC sẽ được báo cáo hàng năm cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc.



Bước phát triển mới trong quá trình thực hiện Tuyên bố DOC năm 2002 là tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 (Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a, tháng 5/2011), các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN đã quyết định tăng cường nỗ lực thực hiện toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông và đề nghị thảo luận để bắt đầu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông vào năm 2012 nhân kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên bố DOC. Thực hiện quyết định đó, trong năm 2012 các nước ASEAN đang tích cực trao đổi và cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng các thành tố cơ bản của COC. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 (Nông-pênh, tháng 4/2012) tiếp tục nhấn mạnh để bảo đảm hoà bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải, các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, tuân thủ pháp luật quốc tế, đặc biệt Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.



3. Việt Nam và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông



Với chính sách đối ngoại hòa bình, Nhà nước ta đã nhiệt liệt ủng hộ Tuyên bố năm 1992 của ASEAN về Biển Ðông, mặc dù lúc đó chúng ta chưa phải là thành viên của ASEAN. Sau khi gia nhập ASEAN, chúng ta đã tích cực thúc đẩy và có đóng góp lớn vào việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông. Ban đầu chúng ta chủ trương và nỗ lực theo hướng ASEAN và Trung Quốc ký một văn kiện có tính pháp lý cao hơn liên quan vấn đề Biển Ðông. Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng nảy sinh một số vấn đề kỹ thuật không đạt được sự nhất trí chung. Trong bối cảnh đó, Nhà nước ta đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, có bước đi linh hoạt, mềm dẻo cần thiết, đồng ý bước đầu ký văn kiện ở hình thức Tuyên bố như văn bản DOC hiện hành. Từ khi Tuyên bố DOC được ký đến nay, chúng ta tiếp tục các nỗ lực to lớn, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong Văn kiện này. Tuyên bố DOC thực sự có đóng góp quan trọng cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Ðông. Nghiêm túc tôn trọng tinh thần Tuyên bố DOC và thực hiện đầy đủ DOC sẽ có lợi cho cả ASEAN và Trung Quốc, đồng thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng chung của khu vực và thế giới về một Biển Ðông hòa bình, hữu nghị và hợp tác.



Trong quá trình thực hiện DOC, Việt Nam trước sau như một kiên trì chủ trương giải quyết mọi tranh chấp liên quan Biển Ðông bằng các biện pháp hòa bình, căn cứ pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới xây dựng COC vì mục đích góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Ðông. Chúng ta cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực về biển với các nước láng giềng liên quan. Các nỗ lực và việc làm của nước ta được chính giới và dư luận quốc tế và khu vực đánh giá tích cực.



Trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Biển Ðông tại buổi họp báo ngày 9/4/2010 về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 16, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: "Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên Biển Ðông là lợi ích chung và là mối quan tâm lớn của các nước ASEAN, trong khu vực. Các nước liên quan đã xây dựng nhiều thỏa thuận và cơ chế hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và cùng hợp tác ở khu vực, trong đó có Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC). Ðây là văn kiện được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác”. Thủ tướng nước ta nhấn mạnh: "Với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt DOC, cũng như Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, góp phần thiết thực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Ðông”.



Với tinh thần đó, từ thực tiễn hiện nay của ASEAN, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN tham khảo nội bộ chặt chẽ giữa các nước thành viên để thống nhất về các thành tố cơ bản của COC. Từ đó, ASEAN và Trung Quốc sẽ bàn bạc để sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 tại Nông-pênh vừa qua, lãnh đạo ta đánh giá cao việc thông qua Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và đề nghị ASEAN cần sớm thống nhất các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.



Cách tiếp cận hợp tình, hợp lý và các nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện toàn diện DOC và phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác trong việc xây dựng COC sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và ý nghĩa của DOC, đóng góp xứng đáng vào nỗ lực chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế vì một Biển Ðông hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:37 pm

Ụ nổi bỏ quên trên vịnh Cam Ranh: Hai công ty con của Vinashin tham gia
Hải quan Khánh Hòa đang làm rõ những sai phạm vụ ụ nổi Venture Dock 2 chưa làm thủ tục Hải quan nhưng đã tiến hành mua bán. Trong khi đó, Cảng vụ Nha Trang lại cho biết ụ nổi này đang gây mất an toàn hàng hải và có nhiều sai phạm khác.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 U-noi-venture-dock-2

Theo Cục Hải quan Khánh Hòa, tháng 8/2008, công ty cổ phần thương mại và vận tải biển Long Sơn đã mua ụ nổi Venture Dock 2 với giá 11,5 triệu USD từ 1 đối tác của Singapore, nhưng đến nay vẫn chưa làm thủ tục Hải quan.



Chỉ tám tháng sau (4/2009), khi Venture Dock 2 vẫn neo đậu trong vịnh Cam Ranh, chưa khai báo Hải quan nhưng đã được công ty Long Sơn bán cho công ty Cổ phần dịch vụ Hàng hải Nam Việt với giá 15,5 triệu USD thông qua Hợp đồng kinh tế số 01/HĐKT-2009 ngày 21/4/2009. Như vậy, trong vòng 8 tháng, Long Sơn đã lãi 4 triệu USD (tương đương hơn 80 tỷ đồng).



Thông tin từ Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết công ty Nam Việt được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 3/2009, trụ sở tại phường Cam Phú, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, vốn điều lệ 120 tỷ đồng. Công ty này do 3 cổ đông sáng lập thì có 2 đơn vị là công ty con của Vinashin: Công ty CP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (hiện là Công ty CP vận tải biển và bất động sản Việt Hải) chiếm 80% vốn, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chiếm 10% vốn điều lệ. 10% còn lại là của ông Bùi Thạch Sơn. Dự án này có mục tiêu đầu tư khai thác Venture Dock 2 để sửa chữa tàu biển. Tuy nhiên sau đó, dự án này đã không được Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chấp nhận vì lo ngại ô nhiễm môi trường.



Chiều ngày 19/6, ông Bùi Hữu Sỹ, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh cho biết vì không có kinh phí nên Vinashin không cho doanh nghiệp đóng góp kinh phí vào Công ty Nam Việt. Doanh nghiệp này chỉ góp vốn bằng thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng. Hiện nay Công ty Nam Việt vẫn tồn tại sau khi xin dự án sử dụng Venture Dock 2 tại Khánh Hòa không được, công ty Nam Việt đang định chuyển ụ nổi này đi nơi khác.



“Vì vậy, chúng tôi không còn góp bằng vốn thuê đất, chúng tôi đã rút. Trong quy hoạch của Nhà máy tại Cam Ranh cũng không có hoạt động sửa chữa tàu bằng Dock”, ông Sỹ nói.



Trong khi đó, ông Võ Hữu Thắng, Đội phó Đội kiểm soát, Cục Hải quan Khánh Hòa khẳng định: “Chúng tôi đang làm rõ việc chưa làm thủ tục Hải quan, tức chưa là chủ nhân đích thực mà đã mua bán với công ty Nam Việt”.



Còn ông Phan Xuân Quang, Đội trưởng Đội kiểm soát, Cục Hải quan Khánh Hòa cho biết theo quy định, sau 180 ngày từ ngày 26/4, nếu Long Sơn không làm thủ tục Hải quan thì chúng tôi sẽ tịch thu và xử lý theo diện hàng vô chủ.



Trong một diễn biến khác, ngày 19/6, Cảng vụ Nha Trang cho biết Venture Dock 2 đang có nhiều vi phạm an toàn hàng hải, 4 năm vào vịnh Cam Ranh nhưng vẫn chưa thanh toán phí neo đậu lên đến hơn 1 tỷ đồng. Venture Dock 2 hiện đã hết hạn đăng kiểm.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:38 pm

Putin bi quan về tranh cãi lá chắn tên lửa Mỹ
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Tong-thong-nga-putin-va-nguoi-dong-cap-my-obama-hoi-dam-ben-le-g20-o-mexico-hom-186

Nhà lãnh đạo Nga đưa ra nhận định trên khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại khu nghỉ dưỡng Los Cabos, Mexico.

“Mỹ đã theo đuổi việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa riêng trong hơn 1 năm qua và tôi không nhận thấy bất kỳ điều gì có thể thay đổi cách tiếp cận của nước này”, ông Putin phát biểu trước báo giới.

“Tôi nghĩ vấn đề lá chắn tên lửa sẽ không được giải quyết dù ông Obama có tái đắc cử hay không”, ông nhận định.

Tổng thống Nga nói tình hình chỉ thay đổi nếu Mỹ đồng ý xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Nga và Liên minh châu Âu.

“Điều này đồng nghĩa với việc tất cả 3 bên cùng phát triển hệ thống đó và có thể cùng đánh giá các mối đe doạ, kiểm soát hệ thống và đưa ra các quyết định về mục đích của nó”, ông Putin nói.

Nga và NATO đã nhất trí hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon hồi tháng 11/2010. NATO cho rằng nên có 2 hệ thống độc lập để trao đổi thông tin, trong khi Nga nghiêng về phương án một hệ thống chung với khả năng tương tác toàn diện.

Ng đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này, khẳng định chúng có thể là một mối đe doạ an ninh.

Trong khi đó, Mỹ và NATO khẳng định lắ chắn nhằm bảo vệ các thành viên NATO khỏi các tên lửa từ Triều Tiên và Iran và không nhằm trực tiếp vào Nga.

Mátxcơva muốn nhận được sự đảm bảo pháp lý từ Washington rằng lá chắn tên lửa châu Âu không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Quân đội và các lãnh đạo chính trị Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng nếu các cuộc đàm phán về lá chắn tên lửa thất bại, Mátxcơva sẽ thực hiện một loạt các biện pháp, trong đó có việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng Kaliningrad giáp giới Ba Lan.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:39 pm

“Không thể “vơ vét” để đạt mục tiêu có 20.000 luật sư”
(Dân trí) - “Nếu chỉ vì mục tiêu đến 2020 có 20.000 luật sư, quy định cho giảng viên luật hành nghề luật sư không thuyết phục vì số giảng viên luật cả nước chỉ vài ngàn, không phải ai cũng hành nghề luật sư mà… vét” - ĐBQH thảo luận về luật Luật sư chiều 19/6.

Dự thảo luật sau lần chỉnh lý gần đây đã “nới” quy định, cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư với điều kiện người giảng viên được trường đồng ý, chấp nhận.

Tán thành quan điểm này, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, quy định này được thực hiện, sẽ sử dụng được lực lượng giảng viên có kiến thức chuyên sâu về luật.

Việc tham gia hành nghề luật sư mặt khác cũng tạo điều kiện để các giảng viên được tiếp cận với các vụ việc cụ thể, bổ sung thêm trong bài giảng để từ đó nâng cao chất lượng bài giảng dạy pháp luật trong nhà trường. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với Luật viên chức hiện hành.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Dai-bieu-truong-trong-nghia

Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TPHCM) cũng lập luận, không thể “cấm” giảng viên làm thêm nghề luật sư vì có thực tế mới có thể giảng dạy, đào tạo người khác. “Đào tạo nghề luật cũng giống như đào tạo bác sĩ, không thể bắt họ dạy những việc họ chưa hề làm” – ông Nghĩa so sánh.

Ngược lại, không ít ý kiến “bẻ” lại các lập luận trên. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, mặc dù Điều 14 của Luật Viên chức cho phép viên chức được làm việc ngoài giờ làm việc, song hoạt động luật sư đòi hỏi phải dành nhiều thời gian tham gia tố tụng, hơn nữa quá trình tố tụng lại diễn ra trong gờ hành chính. Nếu cho viên chức tham gia hành nghề luật sư, đương nhiên viên chức sẽ bớt xén giờ làm việc, hoặc nếu có làm thì cũng ảnh hưởng tới chất lượng của viên chức và khó cho nhà quản lý, khó đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp hoá trong hoạt động tố tụng.

“Không có phiên tòa nào mở ngoài giờ hoặc ban đêm”. Giảng viên luật làm luật sư chắc chắn phải bớt xén thời gian giảng dạy, khó tránh tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong” - dù dự luật yêu cầu giảng viên muốn hành nghề luật sư phải có sự đồng ý của cơ quan chủ quản, ông Cương vẫn lo “chảy máu chất xám” khi “thử tưởng tượng tất cả giảng viên trường luật đều ra ngoài làm”.

Đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam) phân tích, từ năm những năm 90 của thế kỷ trước Việt Nam đã thực hiện việc cho viên chức làm luật sư nhưng đến năm 2003 đã bỏ quy định này vì yêu cầu luật sư phải tận tâm với nghề. Đại biểu cho rằng dự thảo luật lần này lại “nới ra” là không thoả đáng.

Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng ở tỉnh Tiền Giang cũng lập luận, số viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn pháp lý cao, nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng của họ là đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan tư pháp và toàn xã hội. Như vậy, việc cho phép nhóm đối tượng này được kiêm nhiệm hoạt động cả hai lĩnh vực sẽ khó bảo đảm chất lượng.

“Nếu chỉ để đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 20.000 luật sư thì quy định này không thuyết phục vì số giảng viên luật cả nước chỉ vài ngàn, không phải ai cũng hành nghề luật sư. Cũng như để có luật sư giỏi chuyên môn và ngoại ngữ đi tranh tụng ở nước ngoài, nhiều ngành khác còn có những cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn hơn các giảng viên luật” - ông Hùng phát biểu. Đại biểu nhấn mạnh thêm, để chuyên môn hóa cao thì không nên cho kiêm nhiệm nhiều việc, mặc dù hiện nay Luật viên chức không có quy định hạn chế về vấn đề này.

Tổng kết 5 năm thi hành luật Luật sư, đội ngũ luật sư đã phát triển nhanh về số lượng với hơn 7.072 luật sư (tăng 250,8% so với trước khi Luật có hiệu lực) và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động luật sư ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Chất lượng của đội ngũ luật sư tuy đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; số luật sư có trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế chỉ chiếm khoảng 1,2%; một bộ phận luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, thậm chí bị kết án.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:40 pm

Biển Đông "lặng sóng" nhờ... bão
(Dân trí) - Lấy lý do thời tiết xấu, cả Trung Quốc và Philippines đều ra lệnh rút các tàu của mình khỏi khu vực bãi đá cạn tranh chấp Scaborough/Hoàng Nham. Cơn bão chính trị dai dẳng hơn 2 tháng qua trên Biển Đông đang tạm lắng dịu nhờ... một cơn bão nhiệt đới đang hình thành.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Ca-trung-quoc-va-philippines-cung-lenh-cho-cac-tau-ve-bo-de-tranh-thoi-tiet-xau

Bão làm ... sóng lặng

Thời tiết xấu có lẽ đang trở thành một lý do tốt để cả Philippines và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng trong vụ tranh chấp chủ quyền đối với bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.

Trong tuyên bố ngày 18/6, Ngoại trưởng Philippines thông báo Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh rút các tàu của Philippines ra khỏi vùng tranh chấp vì thời tiết xấu sau hơn hai tháng có mặt tại Scarborough/Hoàng Nham.

"Tối 15/6, Tổng thống Aquino đã ra lệnh rút một tàu tuần duyên và một tàu khảo sát của Cục Ngư nghiệp khỏi bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông do cơn bão nhiệt đới Guchol đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Bắc nước này", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nêu rõ.

Trong động thái tương tự ngay sau đó, trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng nói rằng Bắc Kinh đã yêu cầu tất cả các tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực bãi đá cạn nhanh chóng quay về đất liền cũng với lý do tương tự.

"Trung Quốc đã điều một tàu cứu hộ đến khu vực bãi đá Hoàng Nham/Scarborough để giúp đỡ các tàu cá Trung Quốc rút khỏi khu vực này vì thời tiết tại quá xấu và biển động mạnh", tuyên bố trên trang web khẳng định.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng hoan nghênh quyết định đơn phương rút tàu tuần duyên của Manila.

“Chúng tôi ghi nhận sự rút lui của các tàu Philippines và hy vọng rằng, cử chỉ này sẽ làm dịu căng thẳng”, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói.

Quyết định rút tàu của Trung Quốc và Philippines đã tạm thời chấm dứt 2 tháng đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, vốn nảy sinh sau khi Trung Quốc phái tàu ngư chính đến Hoàng Nham/Scarborough để chặn các tàu tuần duyên Philippines bắt giữ 8 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển tranh chấp. Căng thẳng đã có lúc leo thang đến mức Trung Quốc điều tới khu vực này gần 100 tàu thuyền các loại từ những tàu hải giám, tàu đánh cá tới những tàu đa dụng nhỏ.

Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là liệu Biển Đông có thực sự lặng sóng sau cơn bão Guchol?

Bão tan, biển có lại nổi sóng?

Mặc dù Manila và Bắc Kinh đã đồng ý triệt thoái các tàu của mình ra khỏi vành đai san hô ở trung tâm bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham, nhưng cả hai bên cũng khẳng định đây không phải là sự rút lui hoàn toàn, có nghĩa hai bên không loại trừ khả năng sẽ điều các tàu quay trở lại khi sóng lặng.

"Việc rút tàu không có nghĩa là Philippines sẽ từ bỏ chủ quyền đối với khu vực Scarborough. Khi nào thời tiết cải thiện, chúng tôi sẽ tái thẩm định vấn đề”, Ngoại trưởng Philippines Rosario tuyên bố.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, thời điểm cân nhắc việc đưa tàu trở lại khu vực tranh chấp ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào diễn biến của bão Guchol, cũng như điều kiện thời tiết thực tế trên Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc tuy không đề cập trực tiếp tới khả năng đưa tàu trở lại Hoàng Nham/Scarbogough, song đây sẽ là quyết định khó tránh khỏi nếu như Manila có hành động trước.

Bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc khẳng định có quyền kiểm soát đối với 90% diện tích ở Biển Đông, trong đó có khu vực bãi đá cạn hình móng ngựa Scarborough/Hoàng Nham, bất chấp thực tế là bãi đá này chỉ cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 140 hải lý về phía Tây.

Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), các nước có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ thềm lục địa của nước mình.

Vì vậy, trong tuyên bố mới nhất đưa ra giữa tuần trước, Ngoại trưởng Philippines cho biết Manila vẫn giữ ý định đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Scarborough/Hoàng Nham ra trước Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), bất chấp việc Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này hồi cuối tháng 4 vừa qua.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:41 pm

Thái Lan do dự việc cho Mỹ mượn căn cứ không quân
(Dân trí) - Nội các Thái Lan hôm qua đã trì hoãn quyết định về việc có Mỹ mượn một căn cứ không quân phục vụ các hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai và nghiên cứu khí hậu toàn cầu hay không, nói rằng họ cần thêm thời gian để nghiên cứu về đề nghị này.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Cac-binh-si-my-toi-can-cu-utapao-de-tham-gia-mot-cuoc-tap-tran

"Về mặt cơ bản, đó là một đề xuất tốt xuất phát từ chính quyền cũ nhưng chúng tôi cần thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu chi tiết tiết hơn và chúng tôi sẽ đưa vấn đề ra nội các để thảo luận sau đó", Thủ tướng Yingluck Shinawatra nói sau một cuộc họp ngày 19/6.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) muốn sử dụng căn cứ không quân U-Tapao cho các máy bay nghiên cứu khí hậu vào tháng 8 và tháng 9 trong khuôn khổ một dự án phối hợp với Cơ quan phát triển thông tin địa lý và kỹ thuật không gian (GISTDA) thuộc Bộ Khoa học Thái Lan.

Tuy nhiên, dự án đã trở thành chủ đề tranh luận nóng bỏng kể từ khi đảng Dân chủ đối lập Thái Lan bắt đầu cáo buộc rằng chính phủ cho Mỹ sử dụng U-tapao để đối lấy visa vào Mỹ cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ, đã yêu cầu chính phủ công khai tất cả các chi tiết của dự án và đưa đề xuất của Mỹ ra quốc hội bàn thảo theo Điều 190 của hiến pháp.

“Nếu chúng tôi thấy cần thiết phải đưa đề xuất ra quốc hội để phê chuẩn, chúng tôi sẽ làm”, bà Yingluck nói.

Điều 190 của hiến pháp Thái yêu cầu tất cả các thoả thuận với các nước khác cũng như các tổ chức quốc tế và phải được quốc hội xem xét, đặc biệt nếu chúng có liên quan tới sự thay đổi trong lãnh thổ hay chủ quyền lãnh thổ.

Đã xuất hiện những lo ngại rằng việc cho phép Mỹ sử dụng căn cứ U-Tapao có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự trong khu vực và khiến Trung Quốc “nổi giận”.

Căn cứ không quân U-Tapao được xây dựng để thực hiện các chiến dịch quân sự của Mỹ vào những năm 1960 và 70.

Đề nghị của NASA diễn ra cùng lúc với việc Lầu Năm Góc cho biết muốn sử dụng U-Tapao cho hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh lo sợ rằng U-Tapao có thể được sử dụng như một phần chiến lược của Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện tại châu Á để “kiềm chế” Trung Quốc.

Đề xuất cũng được đưa ra vào thời điểm Bắc Kinh có các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với vài quốc gia trong khu vực.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:42 pm

Mỹ-New Zealand tăng cường hợp tác quân sự
(Dân trí) - Mỹ và New Zealand hôm qua đã ký kết một thoả thuận nhằm mở rộng hợp tác quốc phòng - thoả thuận mới nhất đánh dấu các nỗ lực của Mỹ nhằm chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, trong khi Washington đề phòng sức mạnh gia tăng không ngừng của Trung Quốc.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Tau-san-bay-uss-george-washington-cua-hai-quan-my

Thỏa thuận được Bộ trưởng Quốc phòng New New Zealand Jonathan Coleman và người đồng cấp Mỹ Leon Panetta ký kết tại Washington.

Bộ trưởng Coleman cho hay thoả thuận kêu gọi một cuộc đối thoại an ninh cũng như các cuộc tập trận chung và các nỗ lực phối hợp khác giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

“Thoả thuận cấp cao này thừa nhận sự hợp tác an ninh quan trọng vốn tồn tại giữa New Zealand và Mỹ trong phạm vi chính sách ngoại giao độc lập của chúng tôi và tìm kiếm sự hợp tác trong những năm tới”, ông Coleman cho biết trong một tuyên bố.

Lầu Năm Góc thì cho biết thoả thuận “sẽ bao gồm việc hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ và các chiến dịch hỗ trợ gìn giữ hoà bình”.

Thoả thuận cũng kêu gọi đẩy mạnh “mối quan tâm về hàng hải”, một cụm từ thường ám chỉ việc chia sẻ thông tin tình báo trong việc giám sát giao thông của lực lượng hải quân.

Các quan chức cấp cao Mỹ đã ký kết những thoả thuận tương tự với các nước khác trong khu vực, trong đó có Australia, nhằm đối trọng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Thoả thuận hôm qua đã đánh dấu “sự tan băng” trong mối quan hệ quân sự từng lạnh nhạt giữa Mỹ và Zealand.

Kể từ năm 1985, New Zealand đã không cho phép các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc được trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ được cập cảng nước này.

Vì Washington từ chối tiết lộ các tàu chiến của họ có chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không nên New Zealand đã cấm tất cả tàu chiến của Mỹ.

Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tá Catherine Wilkinson, nói thoả thuận ngày 19/6 không thay đổi lệnh cấm trên.

“Các tàu hải quân và của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ không cập cảng New Zealand, nhưng chúng tôi mong đợi những cơ hội khác để hợp tác với lực lượng quốc phòng New Zealand”, bà Wilkinson nói.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:45 pm

Doanh nghiệp Xi măng đang “chết cứng”
“Nợ đọng, tồn kho, thua lỗ, tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy”... đang là nỗi lo thường trực của nhiều doanh nghiệp xi măng.


Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, ngành xi măng đang tự đẩy mình vào thảm cảnh chưa từng có.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Neu-khong-dieu-chinh-quy-hoach-xi-mang-se-tiep-tuc-du-thua-rat-lon

“Chết” ở cuối “cao trào”



Điểm lại hoạt động của ngành 6 tháng đầu năm, Bộ Xây dựng thừa nhận khó khăn chưa từng có của ngành xi măng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác. Lượng hàng tồn rất cao. Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm công suất khai thác hoặc tạm dừng để tránh thua lỗ thêm như dây chuyền của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, một số nhà máy xi măng thuộc Tập đoàn Sông Đà...



Theo Bộ Xây dựng, việc dừng sản xuất hoặc giảm công suất khai thác đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất và làm giảm khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp.



Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phân tích: “Giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất. Sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản...”.



Có thể dễ dàng chỉ ra nhiều địa chỉ “đen” đang bên “bờ vực” như Nhà máy xi măng Cẩm Phả (nợ lũy kế tính đến hết năm 2011 lên tới hơn 1.200 tỷ đồng), Nhà máy xi măng Hạ Long (hết năm 2011, lỗ lũy kế 1.090 tỷ đồng), Nhà máy xi măng Đồng Bành (lỗ 149 tỷ đồng)...



Bộ Xây dựng cho biết: “Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng đang ở trong tình trạng đình đốn do việc cắt giảm đầu tư cũng như hệ lụy từ việc thị trường bất động sản đóng băng”.



Tuy nhiên, với riêng ngành xi măng, hệ lụy bi đát không phải chỉ do bất động sản ảm đạm. Nhiều người đã dự báo trước về những “cái chết” ngày hôm nay.



Tự đẩy mình vào chỗ khó



Theo ông Trần Văn Huynh, cộng với lượng tồn lũy kế từ năm 2011, lượng clanhke, xi măng hiện còn tồn kho khoảng trên 3 triệu tấn, tức hơn 3.000 tỷ đồng!



Đáng chú ý, sản xuất và tiêu thụ giảm, nhưng ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế) lại tăng khoảng 10% so với năm 2011, do “cao trào” đầu tư xi măng đã khởi động từ những năm gần đây.



Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, năng lực khai thác dự kiến đạt từ 62 đến 64 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng 46-47 triệu tấn, phấn đấu xuất khẩu 7-8 triệu tấn, tương đương tổng cộng 53-54 triệu tấn. Như vậy, ước tính, sẽ dư thừa khoảng 10 triệu tấn công suất!



Ông Đỗ Đức Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, quy hoạch ngành xi măng đã dự báo tăng trưởng không chuẩn dẫn tới tình trạng cung vượt cầu. Bên cạnh áp lực rất lớn từ suy thoái kinh tế, bản thân ngành xi măng cũng tự đẩy mình vào thảm cảnh hiện nay bởi nhiều doanh nghiệp, địa phương “nhắm mắt” đầu tư xây dựng nhà máy xi măng theo kiểu “cố đấm ăn xôi”. Các nhà máy xuất hiện khắp nơi, có xã có tới 3 nhà máy thì thừa thãi là điều không tránh khỏi.



Chấm dứt “trăm hoa đua nở”



Để cứu các doanh nghiệp xi măng đang “đông cứng”, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có nhiều kiến nghị gửi tới Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Ông Trần Văn Huynh cho biết, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng (tất cả các loại đường giao thông nông thôn, tỉnh lộ, quốc lộ, đường đô thị, sân bãi các khu công nghiệp) bằng bê tông xi măng.



Hội cũng kiến nghị Quốc hội cho áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng với các sản phẩm vật liệu xây dựng là 5% trong năm 2012, thay cho thuế suất 10% hiện hành để kích thích người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.



Đặc biệt, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Xây dựng tái cấu trúc ngành công nghiệp xi măng và soát xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo hướng phù hợp với thực tế tiêu thụ xi măng hiện nay.



Ông Trần Văn Huynh nói: “Năm nay đã thừa 10 triệu tấn, nếu thực hiện theo đúng kế hoạch thì năm 2012 sẽ đưa vào sản xuất thêm 7,5 triệu tấn, năm 2013 thêm 9 triệu tấn, năm 2014 thêm 4,3 triệu tấn... Như thế, sẽ đưa tổng công suất lên 90 triệu tấn, tức dư thừa công suất trên 25 triệu tấn. Đó là chưa kể trong đó có nhiều dự án sẽ không có khả năng thực hiện nhưng vẫn “chiếm chỗ”, gây lãng phí lớn...”.



Ông Trần Văn Huynh cũng kiến nghị, phải có giải pháp quản lý có hiệu quả việc xuất khẩu vật liệu xây dựng, chấm dứt tình trạng “trăm hoa đua nở”, cạnh tranh không lành mạnh, phân tán, manh mún, tùy tiện, gây thiệt hại lớn cho đất nước.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:50 pm

Vàng và USD "rủ nhau" rớt giá
(Dân trí) - Giá vàng thế giới đêm qua quay đầu giảm sau 7 phiên tăng liên tiếp khiến giá vàng trong nước phiên sáng nay đảo chiều giảm nhẹ 60.000 đồng/lượng. Giá USD tại các ngân hàng cũng giảm về mức 20.970 VND/USD.


Mở cửa thị trường vàng tại Hà Nội sáng nay 20/6, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 42,16 triệu đồng/lượng (mua vào) - 42,24 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 60.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn - SJC niêm yết giao dịch ở mức 42,02 triệu đồng/lượng - 42,22 triệu đồng/lượng, cũng giảm 60.000 đồng/lượng so với chiều qua.

Giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng, xuống mức 40,85 triệu đồng/lượng - 41,15 triệu đồng/lượng.

Trong những phiên gần đây, khi giá vàng giao dịch quanh mốc 42 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư ít tham gia vào thị trường. Bởi mốc 42 triệu đồng/lượng vẫn được xem là quá cao so với nhu cầu mua để tìm lợi nhuận, còn quá thấp so với những người đã mua vàng trước đây. Thế nên, thị trường vàng khó có thể bứt phá với những phiên giao dịch sôi động như trước đây.

Trên thế giới, đóng cửa phiên hôm qua 19/6, giá vàng giao ngay chốt ở mức 1.617,9 USD/ounce, giảm 0,7% so với phiên liền trước; vàng giao tháng 8 giảm 3,8 USD xuống 1.623,2 USD/ounce.

Khối lượng giao dịch phiên qua tiếp tục mỏng, chỉ bằng 60% so với bình quân 30 ngày.

Giá vàng giảm trong phiên hôm qua bởi nhà đầu tư còn dè dặt trước thềm phiên họp chính sách của Ủy ban thị trường mở của Fed (FOMC).

Hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau khi vàng đã tăng 3% trong 7 phiên trước cộng với sự dè dặt tham gia của nhiều người trước thềm phiên họp của FOMC khiến giá không thể tăng.

Trước phiên hôm qua, giá vàng có 7 phiên tăng liên tiếp bởi nhu cầu trú ẩn an toàn trước các dấu hiệu ngày càng xấu của nợ công châu Âu. Ngày 19/6, Tây Ban Nha đã phải trả mức giá cao kỷ lục cho việc bán các khoản nợ ngắn hạn, cho thấy vấn đề nơi đây thực sự nghiêm trọng hơn Hy Lạp.

Trong ngày hôm nay 20/6, Fed sẽ kết thúc phiên họp 2 ngày, với kỳ vọng sẽ có biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Fed có thể sẽ kéo dài chương trình hoán đổi trái phiếu nhằm giảm chi phí cho vay trong dài hạn, thay vì đưa ra chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).

Đến với phiên châu Á sáng nay, giá vàng giao ngay qua Kitco.com đang có biên độ tăng gần 4 USD, giao dịch ở mức 1.621,7 USD/ounce.

Với thị trường ngoại tệ, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được Ngân hàng Nhà nước vẫn niêm yết ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại là 21.036 VND/USD.

Tuy nhiên, các ngân hàng đã đồng loạt giảm giá bán ra về mức 20.970 VND/USD, giá mua vào khoảng 20.910 - 20.920 VND/USD.

Theo đó, giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 1,2 triệu đồng/lượng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:50 pm

Số triệu phú tại Châu Á vượt mặt Bắc Mỹ
(Dân trí) - Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, châu Á đang chứng kiến sự nổi lên không ngừng của các triệu phú. Theo thống kê mới nhất, hiện số triệu phú của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vượt qua Bắc Mỹ.


Đây là kết quả khảo sát do công ty Capgemini SA (CAP) cùng công ty Quản lý tài sản của ngân hàng hoàng gia Canada (RBC) tiến hành. Dữ liệu được các công ty này tập hợp từ 71 quốc gia, chiếm tỷ trọng khoảng 98% thu nhập quốc dân toàn thế giới, vừa được công bố ngày hôm qua trong bản Báo cáo tài sản thế giới (World Wealth Report).

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Kinh-te-tang-truong-nhanh-khien-so-trieu-phu-chau-a-tang-manh

Theo đó số cá nhân có lượng tài sản có thể đầu tư trị giá trên 1 triệu USD ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lên tới 3,37 triệu người. So với năm ngoái, số lượng triệu phú trong khu vực đã tăng 1,6%, chủ yếu nhờ sự phất lên nhanh chóng của các nhà đầu tư tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, cũng theo World Wealth Report, số những cá nhân giàu có tại Bắc Mỹ giảm 1,1% xuống còn 3,35 triệu người.

“Trong khi trên toàn thế giới, khủng hoảng khu vực đồng Euro đã ảnh hưởng tới các thị trường nói chung cũng như mức độ ổn định của các nhà đầu tư, thì ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chúng ta đã được thấy sức mạnh của các nền kinh tế tại đây, thể hiện qua tình hình kinh tế”, Gay Mitchell, Phó chủ tịch của công ty Quản lý tài sản của ngân hàng hoàng gia Canada (RBC) phát biểu trong buổi phỏng vấn tại Toronto. “Nhờ vậy, số lượng dân số giàu có đã tăng lên”.

Trong năm qua, số lượng triệu phú trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức khoảng 11 triệu người. Dù vậy tổng tài sản của nhóm này đã giảm 1,7% xuống còn 42.000 tỷ USD và là lần sụt giảm đầu tiên kể từ 2008. Nguyên nhân chính vẫn là khủng hoảng nợ công của khu vực đồng Euro cùng sự tăng trưởng chậm chạp của kinh tế Mỹ khiến các nhà đầu tư khó kiếm lợi nhuận.

Giữa khó khăn, các quốc gia mới nổi vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng trong khi Mỹ và châu Âu đã cảm nhận rõ gánh nặng nợ công, đang gây sóng gió cho các thị trường tài chính. Theo bản báo cáo, tốc độ tăng trưởng GDP thật của Trung Quốc vẫn đạt tới 9,2% dù đã có chậm lại so với năm 2010. Trong khi đó kinh tế Mỹ và các nước Tây Âu chỉ tăng trưởng 1,7%

Dù vậy Bắc Mỹ vẫn là khu vực thịnh vượng nhất thế giới với tổng tài sản của giới nhà giàu lên tới 11,4 nghìn tỷ USD, cao hơn con số 10,7 nghìn tỷ USD của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại châu Âu, tài sản của các triệu phú sau khi tăng 7,2% trong năm 2010 đã giảm 1,1% trong năm qua, xuống mức 10,1 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên tốc độ giảm trên của châu Âu còn chậm hơn khu vực Mỹ La-tinh, nơi ghi nhận mức sụt giảm 2,9%. Hiện tổng tài sản của giới nhà giàu ở đây chỉ còn khoảng 7,1 nghìn tỷ USD.

Giới siêu giàu, những người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên, cũng chứng kiến tài sản của mình hao hụt 4,9% sau khi đã tăng 12% trong năm trước. Theo dự báo của Boston Consulting Group trong một cáo cáo riêng hồi đầu tháng, tài sản của thế giới sẽ tiếp tục tăng ở mức khoảng 4-5% trong vòng 5 năm tới. Trong đó động lực chính vẫn là sự gia tăng của cải tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Trước đó trong giai đoạn 2002 – 2007, tài sản của thế giới đã tăng với tốc độ 11%.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:52 pm

Châu Á sẽ ra sao nếu kinh tế châu Âu đổ vỡ?
(Dân trí) - Với việc Hy Lạp vẫn chưa thoát khỏi bất ổn, Tây Ban Nha đối mặt với chi phí vay nợ cao nguy hiểm, không ít người đang tự hỏi nếu đổ vỡ xảy ra tại châu Âu, quốc gia nào tại châu Á sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất…

Cuộc bầu cử Hy Lạp đã kết thúc với tiếng thở phào của giới tài chính châu Âu bởi ít nhất nỗi lo đồng Euro tan rã đã tạm lắng. Nhưng không vì thế mà tình hình trở nên sáng sủa hơn. Trước mắt Hy Lạp còn phải đối diện với nhiều yêu cầu thắt lưng buộc bụng nữa từ nay đến tháng 9 nếu muốn được EU và IMF tiếp tục “giải cứu”.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Nguoi-tbn-bieu-tinh-phan-doi-that-nghiep

Trong khi đó tình hình khó khăn với Tây Ban Nha (TBN) dường như đang lên cao. Trong phiên đấu giá trái phiếu đêm qua, quốc gia này đã phải chấp nhận trả cho nhà đầu tư mức lãi suất 5,07% đối với trái phiếu kì hạn 12 tháng và 5,11% cho kỳ hạn 18 tháng, tăng 2 điểm % so với lần đấu giá cách đây 1 tháng.

Đây là những mức lãi suất ngắn hạn cao kỷ lục kể từ khi đồng Euro ra đời. Lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn dài hơn của nước này cũng đã vượt 7%. Rõ ràng niềm tin của các nhà đầu tư vào kinh tế TBN đang ngày càng giảm sút. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu đổ vỡ, kéo theo các nước khác trong EU? Và châu Á sẽ bị tác động ra sao?

Kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính thế giới 2008 cho thấy, mặc dù toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng khi kinh tế thế giới chao đảo, mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ gắn kết về thương mại và tài chính của mỗi quốc gia với thế giới cũng như sự sẵn sàng về dự trữ ngoại hối, một công cụ giúp NHTW và chính phủ có thể tung ra các chương trình cắt giảm lãi suất.

Nhìn chung, các nước châu Á có nhiều dư địa hơn phương Tây trong việc thực hiện các chính sách kích thích chi tiêu chính phủ và hạ lãi suất. Dù vậy kể từ năm 2008 đến nay, đã có không ít thay đổi và một số nước, đáng chú ý là Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối diện bất ổn.

“Như đã từng thấy trong vụ ngân hàng Lehman, một khi hệ thống tài chính toàn cầu bị chao đảo, không ai có thể tránh khỏi tác động của nó”, Richard Jerram, kinh tế trưởng của Bank of Singapore trả lời tờ Wall Street Journal.

Trong bối cảnh đó, một khi Hy Lạp không thể đáp ứng các cam kết và từ bỏ đồng Euro, hoặc EU không thể đáp ứng yêu cầu cứu trợ của Tây Ban Nha và Italia, các cổ phiếu và tiền tệ các nước châu Á sẽ trượt dốc, các tuyến đường biển sẽ thưa thớt tàu trở hàng trong khi các khoản vay cho cá nhân và doanh nghiệp bị hạn chế. Hậu quả cuối cùng là kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Các nền kinh tế dựa nhiều nhất vào xuất khẩu như: Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất nếu kinh tế EU đổ vỡ. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc với các mặt hàng như ôtô, điện thoại…chiếm tới 50% GDP. Với Đài Loan, tỉ lệ này còn lên tới 70%.

“EU vẫn còn là thị trường xuất khẩu lớn của các nước trong khu vực và không thể dễ dàng thay thế, ít nhất là trong ngắn hạn”, Sanjay Mathur, nhà kinh tế của ngân hàng Hoàng gia Scotland nói. Bên cạnh đó, các nền kinh tế dựa nhiều vào nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài cùng vốn FDI cũng sẽ bị tác động.

Theo ước tính của IMF, trong giai đoạn khủng hoảng 2008, cứ mỗi 1% vốn cho vay bị các ngân hàng nước ngoài rút khỏi châu Á, các ngân hàng trong nước sẽ phải rút đi 0,6% tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và các nhà xuất khẩu.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Cac-nuoc-chau-a-co-do-gan-ket-lon-voi-chau-au-se-bi-anh-huong-manh

Là các trung tâm tài chính, Singapore và Hong Kong là những nơi có mối gắn kết chặt chẽ nhất với các ngân hàng EU và sẽ chứng kiến sự sa thải nhân công lớn trong ngành này. Trong khi đó, dư nợ hiện tại của Malaysia với các ngân hàng châu Âu chiếm tới 20% GDP, một mức cao trong khu vực. Trung Quốc, một nước có hệ thống tài chính khá khép kín, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Một số nền kinh tế gắn kết chặt nhất về thương mại và tài chính vẫn có khá nhiều công cụ để ngăn chặn đà suy giảm. Hong Kong và Singapore vẫn đang bơm nhiều vốn để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp trụ vững. Một số quốc gia khác đã có những bước đi tích cực sau khủng hoảng 2008 để giúp họ bớt bị tác động nếu tình hình xấu đi.

Sau khi chứng kiến hệ thống tài chính chao đảo và đồng nội tệ mất giá tới 50% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, Hàn Quốc giờ đây đã củng cố dự trữ ngoại hối. Hệ thống ngân hàng của nước này cũng lệ thuộc ít hơn vào các nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài. Thái Lan lại chọn cách tăng lương tối thiếu và thu nhập của nông dân để bảo vệ các hộ gia đình nếu xuất khẩu sụt giảm.

Dù vậy, nhiều quốc gia châu Á khác lại không có nhiều lựa chọn như ở thời điểm 2008 và 2009. Hiện Nhật Bản đang lúng túng với mức nợ công lên tới 200% GDP cũng như không còn dư địa cho các chính sách tiền tệ sau khi lãi suất đã ở mức cực thấp. Ngân hàng trung ương nước này cũng đã tung ra nhiều chương trình mua trái phiếu lớn. Ngoài ra, Nhật Bản cũng lo ngại đồng Yên có thể tăng giá, làm cho xuất khẩu sụt giảm cùng lúc với nhu cầu từ châu Âu đối với hàng hóa nước này suy yếu.

Ấn Độ hiện cũng dễ bị ảnh hưởng hơn năm 2008 do thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức cao hơn. Điều đó có nghĩa là hệ thống tài chính nước này cần nhiều vốn hơn từ nước ngòai để trụ vững. Một khi thị trường toàn cầu chao đảo, Ấn Độ sẽ khó có được nguồn vốn đó.

Bên cạnh đó nợ chính phủ cũng đã lên cao khiến chính quyền New Delhi gặp trở ngại trong việc triển khai các gói kích thích. NHTW nước này thì đang mắc kẹt giữa đà tăng trưởng chậm và lạm phát kéo dài, khiến việc cắt giảm lãi suất cũng khó thực hiện. Dự trự ngoại hối của Ấn Độ cũng mỏng hơn thời điểm 2008.

Với Việt Nam, quốc gia này hiện đang gặp nhiều khó khăn do kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát cao (dù gần đây lạm phát đã giảm tốc). Nhưng không giống như Ấn Độ, Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu sang châu Âu, vốn chiếm tới 13% GDP. Các ngân hàng nước này đang chịu gánh nặng từ việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong năm 2009, khiến cho việc thực hiện các chương trình kích thích mới khó hiệu quả.

Trung Quốc, với dự trữ ngoại hối lớn có thể tung ra các gói kích thích mới, lại vừa khẳng định họ có thể không muốn tăng trưởng quá nhanh mà sẽ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nếu Trung Quốc không kích thích tăng trưởng, điều đó có nghĩa là các quốc gia láng giềng khó được hưởng lợi, trong đó có nhiều nước xuất khẩu hàng hóa như Australia và Malaysia.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:52 pm

Năm 2012, nhiều CEO nhận thù lao 3 triệu/tháng
Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp đã phải chịu cảnh thua lỗ nặng suốt những tháng đầu năm 2012. Cùng với đó, mức thù lao mà lãnh đạo chủ chốt được nhận cũng thấp đến bất ngờ.


Lãnh đạo chủ chốt chỉ hưởng 3 – 5 triệu…



Trải qua những khó khăn trong kinh doanh suốt thời gian dài, cùng với sự trồi sụt thất thường của thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải đưa ra mức thù lao khá thấp dành cho những lãnh đạo chủ chốt. Đây dường như là một giải pháp tốt mà nhiều công ty lựa chọn, trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo vẫn còn nhiều u ám.



Bằng chứng là, trong Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niêm năm 2012 vừa được Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại dầu khí – IDICO đưa ra, có mức thù lao khá thấp trong năm 2012.



Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị chuyên trách sẽ hưởng lương áp dụng theo quy chế trả lương của công ty. Còn riêng đối với Hội đồng quản trị kiêm nhiệm sẽ chỉ hưởng mức thù lao 3 triệu đồng/người/tháng. Trưởng Ban kiểm soát cũng hưởng mức thù lao 3 triệu đồng/tháng/người, còn thành viên Ban kiểm soát là 1,5 triệu đồng/người/tháng.



Được biết, Công ty IDICO có chức năng kinh doanh trong các mảng như, xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình công nghiệp, công trình giao thông (cầu, đường, cống…); Xây dựng công trình thủy lợi; Xây dựng kết cấu công trình; Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị; Trang trí nội, ngoại thất công trình; Kinh doanh bất động sản… Hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán là PXL, có mệnh giá chỉ trên hơn 5 nghìn đồng/cổ phiếu.



Cùng với Công ty IDICO, trong năm 2012 lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông cũng chỉ nhận mức thù lao từ 3- 5 triệu đồng/tháng/người.



Tại Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niêm năm 2012, Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Điện tử - Viễn thông (mã ck: ELC), có thông qua phương án trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong năm 2012. Theo đó, thưởng 2% lợi nhuận sau thuế của Công ty cho Hội đồng quản trị, nếu kết quả kinh doanh vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra từ 5% trở lên. Riêng chế độ thù lao cho trưởng Ban kiểm soát năm 2012 là 5 triệu đồng/tháng, còn các thành viên Ban kiểm soát năm 2012 là 3 triệu đồng/tháng.



Một các tên cũng từng được biết nhiều trên thị trường và hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, là Công ty cổ phần thép Nam Kim (mã NKG). Trong Nghị quyết đại Hội cổ đông thường niêm năm 2012, NKG chỉ thông qua mức thù lao 120 triệu đồng/năm cho chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị là 84 triệu đồng/năm và thành viên Hội quản trị là 60 triệu đồng/người/năm.



Riêng trưởng Ban kiểm soát là 10 triệu đồng/năm, thành viên Ban kiểm soát là 5 triệu đồng/người/năm. Như vậy, tổng thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong năm 2012 sẽ là 409 triệu đồng/năm.



… Và lợi nhuận tiếp tục sụt giảm



Mặc dù tình hình kinh tế trong nước hiện nay đang có dấu hiệu tích cực, nhưng nhiều công ty trong nước vẫn chưa thể thoát được những khó khăn. Lợi nhuận trong quý 1 năm 2012 của không ít công ty đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, thậm chí còn thua lỗ.



Theo đó, trong kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh và phát triển Bình Dương cho thấy, lợi nhuận sau thuế quý 1 năm 2012 chỉ đạt hơn 976 triệu đồng, giảm 18,7 tỷ so với năm 2011 (tương đương 95%).



Lý giải về sự sụt giảm này, trong báo cáo vừa gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, bà Bùi Thị Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, nguyên nhân là do doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, nên doanh thu thường được ghi nhận vào quý 3 và 4 hàng năm. Bên cạnh đó, tình hình thị trường trầm lắng, cũng dẫn đến doanh thu kinh doanh bất động sản bị ảnh hưởng nặng.



Cùng chịu mức thua lỗ nặng trong quý 1, Công ty cổ phần Mirae (mã ck KMR) cũng có mức lợi nhuận âm ở quý 1 năm 2012. Trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong quý 1/2012, hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận sau thuế) chỉ đạt hơn 259 triệu đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.



Giải thích về việc thua lỗ này, Công ty Mirae cũng cho biết, trong quý 1/2012 chi phí đầu vào (trong đó bao gồm một số loại nguyên vật liệu chính, nhiên liệu và nhân công) tăng làm cho giá thành sản xuất tăng. Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, Công ty không thể tăng giá bán mà còn có chính sách giảm giá cho một số mặt hàng. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng thua lỗ trong thời gian qua.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:54 pm

Điểm danh thú chơi ngông của tỷ phú thế giới
Đối với giới tỷ phú, cuộc sống của họ ở một cấp độ hoàn toàn khác so với phần còn lại của thế giới. Cách mà giới tỷ phú trên toàn thế giới tiêu tiền đôi khi chỉ có thể đơn giản dùng một từ "siêu tưởng."

Cùng điểm lại những khoản tiền "chơi ngông" khổng lồ mà giới tỷ phú trên toàn thế giới không tiếc tay để chi để khẳng định đẳng cấp của mình.



Xây nhà tỷ đô bỏ hoang tránh vận đen


Toà tháp 27 tầng trị giá 1 tỷ USD tại Mumbai có tên Antilia được xây dựng cho Mukesh Ambani, nhà tỷ phú giàu nhất Ấn Độ và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes với khối tài sản lên tới 27 tỷ USD. Khối cấu trúc khổng lồ hiện đại này được xây dựng trên tổng diện tích hơn 121 nghìn m2, cao trên 170m có ba sân bay lên thẳng, rạp hát, phòng kiêu vũ, các khu vườn nổi, 9 thang máy và 6 tầng đỗ xe dành riêng cho bộ sưu tập xe hơi gồm 168 chiếc của Ambani.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Diem-danh-thu-choi-ngong-cua-ty-phu-the-gioi

Mỗi tầng đều được làm bằng những vật liệu độc đáo khác nhau với thiết kế thẩm mỹ riêng cùng nội thất xa hoa, sang trọng. Ngôi nhà có tới 600 người phục vụ. Về cơ bản, ngôi nhà có tất cả mọi thứ - những điều bạn có thể tưởng tượng, những điều bạn không thể tưởng tượng được và cả những điều bạn chưa bao giờ nghĩ là sẽ tưởng tượng đến. Ngôi nhà chắc chắn sẽ còn dẫn đầu trong danh sách những ngôi nhà đắt giá nhất hành tinh trong thời gian dài. Nó đắt hơn rất nhiều ngôi biệt thự Leopolda, Cote D'Azur, Pháp về thứ hai trong danh sách với giá 506 triệu USD.



Đắt đỏ, tiện nghi, sang trọng, xa hoa là vậy nhưng chủ nhân của nó cuối mỗi buộc tiệc lại trở về căn nhà của tổ tiên và chưa hề ngủ qua đêm ở đó bao giờ chỉ vì cho rằng nó có phong thuỷ xấu và có thể đem lại vận đen. Theo Vastu, một triết lý hướng dẫn kiến trúc đền thờ Ấn Độ giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối mặt với mặt trời mọc, thì phía đông của toà nhà không có đủ cửa sổ đến đón ánh sáng buổi sáng. Đó là lý do tại sao kể từ khi hoàn thành, Antilia đứng sừng sững cô đơn trên nền trời Mumbai mỗi buổi hoàng hôn.



Du thuyền tỷ đô giải khuây


Có lẽ chỉ đứng sau việc sở hữu đội bóng đá trong việc khẳng định đẳng cấp giàu sang, du thuyền chính là cách tốt nhất để làm được việc đó. Thế nhưng chủ nhân của Eclipse, tỷ phú người Nga Abramovich lại có cả hai điều đó. Khi nói đến siêu du thuyền tư nhân thì không thể không nhắc đến Eclipse. Chi phí ban đầu của nó khoảng 400 triệu USD nhưng cùng với những ý tưởng trang hoàng nội thất, tiện nghi và phụ kiện cho con thuyền của Abramovich, việc hoàn thành Eclipse đã tiêu tốn của vị tỷ phú người Nga này khoản tiền lên tới 10 con số vào khoảng hơn 1 tỷ USD.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Diemdanhthuchoingongcuatyphuthegioi

Được thiết kế và thi công bởi Blohm + Voss tại Hamburg, Đức, Eclipse không chỉ được ca ngợi là du thuyền tư nhân lớn nhất thế giới với chiều dài gần 170m mà còn là du thuyền đắt giá nhất thế giới. Du thuyền có hai sân bay lên thẳng, 11 cabin, 3 tàu nhỏ, 2 bể bơi, một công viên thuỷ sinh và thậm chí cả một tàu ngầm mini. Mái che cabin chủ của thuyền có thể kéo ra, kéo vào. Abramovich, người nổi tiếng quan tâm đến vấn đề an ninh yêu cầu sử dụng kính chống đạn cho các cửa sổ, vỏ sắt công nghệ cao cho khoang chủ và thậm chí sử dụng cả hệ thống phát hiện tên lửa. Chi phí vận hành và quản lý hàng năm lên tới gần 20 triệu USD.



Giường triệu đô cho một đêm ngon giấc



Sau một ngày dài trở về nhà, điều mà ai cũng mong muốn là được nghỉ ngơi, thư giãn và có một giấc ngủ ngon để sẵn sàng cho một ngày mới đầy năng lượng. Hầu hết những chiếc giường đều làm được việc đó.


Nhưng khi đó là một trong những chiếc giường đắt giá nhất thế giới, sự hưởng thụ lại ở một cấp độ khác. Và đây chiếc giường đắt nhất thế giới - Baldacchino Supreme với giá 6,3 triệu USD được sản xuất theo yêu cầu của một tỷ phú người Italy (thật đáng buồn là lại giấu tên). Thiết kế mang phong cách hoàng gia thời trung cổ, vòm giường với những chi tiết trang trí nghệ thuật chạm khắc màu kem và vàng, bao bọc với những tấm rèm bằng vải lụa ý thượng hạng, thành đầu giường được trạm khắc bằng kim cương và nhiều loại đá quý khác.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Diemdanhthuchoingongcuatyphuthegioi

Nhưng điều tạo nên mức giá "nổ mắt" chính là chiếc giường hoàn toàn được chế tác bằng tay từ 107 kg vàng 24carat với những chi tiết trang trí bằng vàng dọc thân giường. Với một chiếc giường như vậy, có lẽ chủ nhân của nó sẽ có những đêm ngon giấc để thức dậy đầy năng lượng cho ngày mới tươi sáng và hạnh phúc.



Sắm siêu xe cho đầy bộ sưu tập


Thật khó mà tưởng tượng ai đó lại chi tới vài triệu USD cho một chiếc xe thay vì sử dụng nó cho những việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu bạn có tiền và có cơ hội như vị tỷ phú giấu tên đến từ các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất thì rất có thể bạn cũng không ngần ngại bạo tay chi khoản tiền đó để bổ sung chiếc siêu xe thể thao Bugatti L'Or Blanc vào bộ sưu tập danh sách siêu xe gồm hơn 200 chiếc xe trong gara cá nhân của mình.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Diemdanhthuchoingongcuatyphuthegioi

Chiếc Bugatti L'Or Blanc là sản phẩm giữa nhà chế tạo siêu xe Pháp Bugatti và hãng mỹ nghệ trứ danh của Đức KPM được sản xuất với số lượng hạn chế và bán với mức giá 2,4 triệu USD. Chiếc xe là phiên bản đặc biệt của Veyron Grand Sport Bugatti L'Or Blank được sơn màu trắng với những đường kẻ xanh hoàng gia dọc thân xe.

KPM đã lựa chọn những chất liệu sứ cao cấp nhất để tạo lớp vỏ gốm sứ độc đáo và trang trí cho nội thất của xe.



Mỗi chi tiết gốm xứ được phủ không dưới 5 lớp sơn tinh kiết để hoàn thành lớp vỏ hào nhoáng cho xe. Một chiếc sedan đáng mơ ước với nội thất sang trọng, tiện nghi và thoải mái phục vụ cho sở thích cá nhân riêng của chủ xe. Biểu tượng con voi đứng trên chân sau của Bugatti được gắn giữa các ghế. Chiếc vương trượng, logo của nhà sản xuất Konigliche Porzellan Manufaktur (KPM) được khản phía trên kính chắn gió. Mức giá của chiếc xe vượt xa chiếc xe đắt nhất trước đó Bugatti 300 Veyron 16.4 (1,74 triệu USD).



Chơi mọi thứ, miễn là độc và đắt


Dù đã gây đủ ngạc nhiên và ấn tượng cho mọi người với mức độ bạo tay chi vào những căn nhà, du thuyền, xe hơi sang trọng xa hoa và lộng lẫy nhưng dường như với giới tỷ phú, không điều gì là họ không thể làm. Và tiêu tiền khác người cũng là một thú vui được họ ưa chuộng không kém.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Diemdanhthuchoingongcuatyphuthegioi

"Bất cứ thứ gì quý hiếm và cực kỳ đắt thì người giàu phải có nó." Đây là sự thật khó thể chối cãi trong cách giới tỷ phú tiêu tiền. Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft có khối tài sản gần 21 tỷ USD. Niềm đam mê của ông với việc sưu tập và khôi phục lại những chiếc máy tay thời kỳ thế chiến thứ 2 đã ngốn một phần không nhỏ khối tài sản đó khi mà chỉ riêng những hệ khung treo máy đã tốn tới 5,2 triệu USD.



Nói đến chủ đề tiêu tiền khác người, không thể không nhắc đến Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah - vị vua siêu giàu của Bruney. Ngoài những khoản chi mạnh tay cho dàn siêu xe, ông còn sở hữu và điều hành một công viên giải trí trị giá 3 tỷ USD có tên là công viên Jerudong. Công viên này thường được mở cửa miễn phí.



Cũng cần nhắc đến ý định tặng quà nhà trắng của tỷ phú Donal Trump. Năm 2011, tỷ phú Donal Trump đã đề nghị xây tặng Nhà trắng "một trong những phòng khiêu vũ lớn nhất thế giới" Ông nói: "Tôi sẽ xây nó. Việc này có thể tốn khoảng 100 triệu USD..." và "tặng nó như một món quà."



Góp mặt trong chủ đề này còn có David Koch. Vị kỹ sư và doanh nhân New York này đã chi hàng triệu USD trong khối tài sản 19 tỷ USD của mình chỉ đề cố gắng chứng minh rằng thay đổi khí hậu là được tạo ra. Ông đã đầu tư xây dựng một kinh khí cầu khí nóng ấn tượng đi vòng quanh khắp các thành phố nước Mỹ như một tour du lịch "Khí nóng" nhằm chứng minh rằng thay đổi khí hậu chỉ là cụm những "không khí nóng."



Siêu tưởng nhưng không phải là không thể thực hiện là ý tưởng tàu vũ trụ thăm quan dải ngân hà. Tỷ phú Richard Branson đã tiết lộ chuyến tàu vũ trụ thương mại đầu tiên của thế giới vào năm 2005, được khơi nguồn cảm hứng từ những chuyến tàu xuyên các dải thiên hà hư cấu trong bộ phim Star Strek, và đặt tên nó là Enterprise. Chuyến đi sẽ mang lại cho hành khách 6 phút không trọng lực với giá 200.000 USD một chỗ ngồi. Tính đến nay, đã có khoảng 500 vé được bán ra.



Ông Stephen Attenborough, giám đốc thương mại của hãng cho biết: "Khoảng 35 - 40 % khách hàng đến từ Hoa Kỳ, 15% từ Anh ... Riêng tại châu Á, mặc cho lệnh cấm bán vé du lịch vũ trụ của chính phủ Trung Quốc, hãng vẫn có 15% thị phần." Điều này thêm một lần nữa chứng minh rằng không có gì là không thể làm được của giới lắm tiền.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:55 pm

Năm 2011, không phải ngân hàng nào cũng lãi lớn
(Dân trí) - Điểm đáng lưu ý về lợi nhuận ngân hàng trong năm 2011 là có sự chênh lệch khá lớn giữa một số TCTD. Nhiều TCTD quy mô nhỏ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí lỗ lớn trong năm 2011.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Khong-phai-ngan-hang-nao-cung-lai-lon

Hơn 10% TCTD yếu kém, thua lỗ

Sáng nay 20/6, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố những thông tin quan trọng quanh chỉ số lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2011.

Từ báo cáo của các TCTD, cơ quan này cho hay, lợi nhuận sau thuế năm 2011 của toàn hệ thống TCTD tăng 15,1% so với năm 2010, thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của các năm trước, trong đó có gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với năm 2010.

Trong khi phần lớn các TCTD hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, có hiệu quả nhưng vẫn còn hơn 1 0% số lượng các TCTD vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.

Theo nhận xét của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước. Lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản có 18,55%.

Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các TCTD là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010: ROA đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, các chỉ số này của năm 2010 (lần lượt là 1,29% và 14,56%).

So sánh 2 chỉ số này của ngành ngân hàng với 10 ngành khác của nền kinh tế theo thống kê theo phân ngành cấp 1 các doanh nghiệp niêm yết cho thấy: ROE ở mức trung bình (thứ 6/10) và ROA ở mức thấp nhất. Nhìn rộng hơn ra, hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới, chỉ số ROE của các ngân hàng khu vực Đông Nam Á là từ 14% - 15% và thế giới thường ở mức 17%.

Lãi lớn chỉ đến từ một số TCTD

Theo đánh giá từ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận giữa các ngân hàng Việt Nam. Điểm đáng lưu ý về lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2011 là có sự chênh lệch khá lớn giữa một số TCTD.

Cụ thể, lợi nhuận của hệ thống tăng chủ yếu do sự tăng trưởng của một số ngân hàng có quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trị rủi ro tốt, hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong khi nhiều TCTD thuộc nhóm có quy mô nhỏ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường nên thường phải huy động với lãi suất cao cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên đã có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí lỗ lớn trong năm 2011.

Ngoài ra, cơ quan giám sát còn chỉ ra rằng, số liệu lợi nhuận của các TCTD tại thời điểm 31/12/2011 chưa phản ánh đầy đủ các chi phí của TCTD.

Theo quy định hiện hành, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN được thực hiện theo quý; riêng đối với quý IV là trong thời hạn làm việc 15 ngày của tháng 12. Như vậy, phần chi phí tại thời điểm 31/12/2011 chưa thể hiện đầy đủ số dự phòng rủi ro phải thực hiện trong cả năm.

“Theo số liệu theo dõi của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thì số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đã liên tục tăng lên, đặc biệt là các tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Điều này thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh của hệ thống các TCTD những tháng đầu năm 2012 có xu hướng giảm sút. Đó là chênh lệch thu nhập - chi phí lũy kế đến 30/4/2012 của toàn hệ thống TCTD chỉ đạt ở mức rất thấp và giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2011 trong đó, riêng tháng 4, toàn hệ thống có chênh lệch thu chi âm”, NHNN nhận xét.

Cũng từ số liệu mà cơ quan giám sát thu thập được, các khoản nợ được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro của TCTD mới chỉ bao gồm các khoản cấp tín dụng, trong khi nhiều tài sản tiềm ẩn rủi ro tín dụng khác như các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp... lại chưa được phân loại và trích lập dự phòng. Quy định hiện hành về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng cho phép khấu trừ giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản khi trích dự phòng là 50%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản biến động mạnh và suy giảm liên tục trong thời gian qua, trong khi giá trị bảo đảm là bất động sản không được định giá lại dẫn đến việc trích lập dự phòng cho các khoản dư nợ cho vay có bảo đảm bằng bất động sản chưa sát với thực tế.

Ngân hàng ngoại báo lãi lớn
(Dân trí) - Kết quả kinh doanh năm 2011 vừa được một số ngân hàng ngoại hoạt động tại Việt Nam công bố cho thấy “sức mạnh về vốn, thanh khoản tốt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy giảm và thị trường nội địa có nhiều thách thức”.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Ab0a5hsbc162bainganhangn_dcebe

Theo công bố từ HSBC Việt Nam chiều ngày 29/3, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong năm 2011 tăng 40% so với năm 2010, đạt mức 1.971 tỷ đồng.

Trước đó, Ngân hàng Standard Chartered đã công bố lợi nhuận và doanh thu với những con số kỉ lục năm thứ 9 liên tiếp. Cụ thể, trong năm 2011, doanh thu của ngân hàng này tăng 10%, đạt 17,64 tỷ USD và lãi hoạt động tăng 11% đạt 6,78 tỷ USD.

Theo đó, lãi từ Khối dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tăng 26% và lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD ở Khối dịch vụ Ngân hàng bán buôn. Cuối năm 2011, tỉ lệ vốn cơ bản cấp 1 là 11,8% và tỉ lệ tiền gửi là 76,4%.

Lý giải con số lãi lớn trong năm qua, Ngân hàng Standard Chartered cho hay: Thành quả nối tiếp trên đạt được nhờ nguồn vốn mạnh, thanh khoản tốt và đa dạng nguồn doanh thu từ các thị trường mới nổi tại châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, so với cuối năm 2010, kết quả kinh doanh chung của các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tăng gấp 4 lần. Trong đó, tổng huy động vốn cả nhóm tăng 19%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 7%, nợ xấu thấp 1,17%.

Cũng theo nguồn tin này, tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 toàn ngành ngân hàng ước tăng 6,3% so với năm 2010. Trong đó, ngân hàng liên doanh tăng 3,75% và ngân hàng nước ngoài tăng 9,04%. Mức tăng dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng nước ngoài cao hơn khối ngân hàng cổ phần (6,32%) và ngân hàng quốc doanh (tăng 5,11%).

Thị phần của khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh nước ngoài đến nay chiếm khoảng 11,5%. Nhưng so với cuối năm 2010, huy động từ thị trường dân cư của khối này đã tăng 20,6% (trong khi khối ngân hàng thương mại nhà nước giảm 0,67% và các ngân hàng cổ phần tăng 14,3%) và chiếm tỷ trọng 7,5% trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeWed Jun 20, 2012 3:55 pm

70% doanh nghiệp thua lỗ trong quý I/2012
(Dân trí) - Nếu như năm 2011, theo thông tin mới nhất từ cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, có tới 10% tổ chức tín dụng bị thua lỗ thì hết quý I năm nay, Tổng cục Thuế cũng cho hay, tỉ lệ doanh nghiệp thua lỗ cũng lên đến 70%.

Theo số liệu được cung cấp bởi Tổng cục Thuế, qua khảo sát trên cơ sở thống kê tờ khai thuế của 256.000 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 446.000 doanh nghiệp đang hoạt động, quý I, cả nước có tới 70% doanh nghiệp bị thua lỗ, với trị giá 40.000 tỷ đồng.

Đánh giá về con số này, Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam mặc dù lưu ý số liệu này chỉ mang tính chọn mẫu song khẳng định, tính đại diện của các mẫu này khá cao bởi đối tượng được chọn là những doanh nghiệp có uy tín trong hoạt động khai, nộp thuế nhiều năm qua. Ông cũng cho biết, các số liệu này đã được Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính, từ đó tạo tiền đề để cơ quan quản lý có đánh giá chính xác về tình hình doanh nghiệp hiện nay và kịp thời đưa ra được những chính sách phù hợp.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Ngan-hang-doanh-nghiep-cung-thua-lo

Tuy nhiên, về nguyên tắc, số liệu này mới trên giấy tờ sổ sách, tức phần khai thuế của doanh nghiệp, không ngoại trừ có trường hợp doanh nghiệp khai khống lỗ hoặc nâng lỗ. Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, những trường hợp này sẽ được tiến hành thanh tra, kiểm tra, có phương pháp xử lý.

Cụ thể, theo kế hoạch, năm nay, ngành thuế dự kiến sẽ thanh tra khoảng 8.000 doanh nghiệp, tương ứng khoảng 1,5% tổng số doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm tra thêm 56.000 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 12,5% và ngoài ra, sẽ kiểm tra cả những trường hợp nếu thấy có biểu hiện trốn thuế.

Hồi tuần trước, báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong 5 tháng đầu năm đã có khoảng 21.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2011.

Để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cộng đồng doanh nghiệp, vừa rồi, Bộ Tài chính cũng đã trình ra bộ giải pháp hỗ trợ. Theo tính toán, tác động về thu ngân sách của gói giải pháp này vào khoảng 9.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu đến cuối năm, các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thua lỗ thì thu ngân sách cũng không tránh khỏi tiếp tục bị ảnh hưởng.

Hiện theo như đánh giá của cơ quan điều hành, hiện xu hướng giải thể, ngừng hoạt động đã có chuyển biến, cải thiện. Sang tháng 5, số ngừng hoạt động và giải thể đã giảm khoảng 10% so bình quân 4 tháng, trong khi đó số đăng ký hoạt động mới tăng cao hơn so số xin ngừng hoạt động và giải thể. Hàng tồn kho cũng đã có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống còn 32,1% trong tháng 4 và 29,4% trong tháng 5.

Theo kế hoạch vốn mà nhà nước đưa vào nền kinh tế từ nay đến cuối năm bình quân mỗi tháng khoảng 21.000 tỷ đồng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm vào khoảng 12-13%, mỗi tháng bình quân lượng tiền cho vay từ hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế khoảng 2%/tháng. Cùng với động thái hạ lãi suất huy động xuống còn 9% và lãi suất cho vay tối đa được đưa xuống 13%/năm, kỳ vọng của cơ quan điều hành sẽ có thể hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi mức tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6%.

Sau mức tăng GDP đạt thấp 4% hồi quý I, đến quý II, con số này được nâng lên, ước đạt 4,5%. Tính chung, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 4,31% - điều này khiến mục tiêu tăng trưởng cả năm càng trở nên khó khăn hơn và các động thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng như với nền kinh tế càng phải được thúc đẩy và thực hiện hiệu quả hơn nữa.

Riêng từ phía Tổng cục Thuế, lãnh đạo cơ quan này cho hay, thời gian tới sẽ nỗ lực hết sức để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nền kinh tế. Trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, mở rộng diện thí điểm khai - nộp thuế điện tử. Đến nay, chương trình này đã được triển khai tại 41 tỉnh thành cho khoảng 120.000 doanh nghiệp, dự kiến đến cuối năm con số sẽ nâng lên khoảng 200.000 doanh nghiệp.

Sáng nay, trên website của Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có thông tin về bức tranh lợi nhuận toàn hệ thống trong năm 2011 do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp. Theo đó, năm vừa qua, có gần 50% các tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010 vào có hơn 10% số lượng các tổ chức tín dụng vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.

Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitimeThu Jun 21, 2012 11:11 am

Doanh nghiệp cần “sống chung” với… sốc
(Dân trí) - “Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, doanh nghiệp hãy bươn trải, tồn tại và trưởng thành. Đặc biệt, học cách “sống” với các loại “sốc” giá cả, thị trường hay các chính sách…”.

Đó là chia sẻ của của TS Võ Trí Thành (Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương) tại hội nghị khách hàng khách hàng của Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Ngoài ra, ông Thành nhấn mạnh doanh nghiệp phải biết tiếp cận và huy động vốn; tạo năng lực cạnh tranh mới thông qua nắm bắt những nhân tố dịch chuyển nhanh và “mắt xích” kết nói giá trị, kết nối mạng; có tầm nhìn, chiến lược sản xuất kinh danh đúng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Doanh-nghiep-can-hoc-cach-song-voi-cac-loai-soc-gia-ca-thi-truong-chinh-sach

Nhận định Kinh tế thế giới và Việt Nam 2012, TS Thành đưa ra một số dự báo kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, rủi ro cao, niềm tin trồi sụt. Kinh tế Mỹ phục hồi yếu (thất nghiệp ≈ 8,3%), ứng xử chính sách chưa rõ; rủi ro Hy Lạp rời bỏ khu vực Euro và cả sụp đổ đồng Euro tăng.

Dự báo nhiều nền kinh tế, cả Trung Quốc, Ấn Độ có tăng trưởng giảm đáng kể, phải thực thi chính sách hỗ trợ tăng trưởng, giá hàng hóa cơ bản giảm mạnh.

Riêng với nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đầu năm quanh con số 6.0%, TS Thành nhận định một số chỉ số cho thấy hoạt động kinh tế tháng 5 - 6 có “nhúc nhắc” đi lên nhưng nhìn chung vẫn khó khăn. Các dự báo đều cho rằng lạm phát (theo năm) có khả năng giữ ở mức một con số.

Dự báo cho kinh tế Việt Nam, TS Thành cho hay một số chỉ số cho thấy hoạt động kinh tế tháng 5-6 có “nhúc nhắc” đi lên song nhìn chung vẫn khó khăn. Lạm phát: (theo năm) các dự báo đều cho rằng có khả năng giữ ở mức một con số.

Ông Thành kết luận 2012 dễ tổn thương, kinh tế vĩ mô cải thiện, song rủi ro hiện hữu; cầu suy giảm, sản xuất kinh doan rất khó khăn. Đây cũng được xem là năm của nghệ thuật điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Thế nên việc doanh nghiệp làm quen để học cách “sống” với các loại "sốc" là rất cần thiết cho việc tồn tại.

Theo báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư số doanh nghiệp đã giải thể dừng hoạt động lên đến 17.735 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh nghiệp phá sản nhiều nhất thuộc lĩnh vực bán buôn bán lẻ, tiếp theo đó là xây dựng và chế biến chế tạo.

Tính đến hết ngày 30/4/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp đã được thành lập, cả nước còn 463.802 doang nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%. Gần 30% doanh nghiệp đã phá sản hoặc dừng hoạt động.

Riêng tại TPHCM, hơn 27% doanh nghiệp hoàn toàn mất tích trong 5 tháng đầu năm trong trong số hơn 1.900 doanh nghiệp được Tổng cục thống kê TP chọn để điều tra, đánh giá thực trạng khó khăn của doanh nghiệp. Chưa kể 6,7% doanh nghiệp đã phá sản, giải thể và ngừng sản xuất kinh doanh.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Sponsored content





[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 39 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
Về Đầu Trang 
Trang 39 trong tổng số 41 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40, 41  Next
 Similar topics
-
» Adele nồng nàn quyến rũ
» Men tình nồng - Thanh Trúc
» Hang động trên thế giới
» Món ngon ăn với cơm nóng ngon tuyệt
» Quý ông vào bếp ngày 8.3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Âm Nhạc Không Biên Giới :: Không gian văn hóa-
Chuyển đến