Âm Nhạc Không Biên Giới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Âm Nhạc Không Biên Giới

Âm nhạc kết nối trái tim
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» [Mp3] Tiếu Hồng Trần - Đổng Trinh
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeWed Oct 24, 2012 11:06 am by Bao Thanh Thien

» Giới thiệu các ca sĩ hải ngoại
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Oct 05, 2012 2:07 pm by Bao Thanh Thien

» [Công nghệ] Mẹo hay cho bạn
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 9:32 am by Bao Thanh Thien

» [Âm nhạc] Điểm tâm cùng âm nhạc
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:55 am by Bao Thanh Thien

» [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:51 am by Bao Thanh Thien

» [Thể thao] Góc nhìn thể thao
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:49 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Thời trang phong cách
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeMon Jul 02, 2012 10:38 am by Bao Thanh Thien

» [Phim truyện] Cận cảnh trường quay
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 22, 2012 8:50 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Top model
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeMon Jun 18, 2012 11:01 am by Bao Thanh Thien


 

 [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 37 ... 41  Next
Tác giảThông điệp
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:27 am

Casino Online: Hàng chục trang web đang phớt lờ luật pháp
Hiện có đến hàng chục công ty tại Việt Nam đua nhau cho ra đời nhiều sản phẩm núp bóng dưới dạng các game show, trò chơi giải trí... nhưng thực chất ẩn sau đó là trò cờ bạc, sát phạt nhau.
Thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) Công an TP. Hà Nội cho biết: “Theo điều tra cơ bản, hiện nay trên internet đang có hàng chục trang web có dấu hiệu lợi dụng kẽ hở của luật pháp để tổ chức đánh bạc trực tuyến. Phần lớn những trang web vi phạm đều đã được ngành thông tin truyền thông cấp phép hoạt động, nên trách nhiệm trước tiên thuộc về thanh tra ngành này”.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 No-ro-xoi-bac-tra-hinh

Nở rộ “xới bạc” trá hình



Theo Thượng tá Hải, hiện có đến hàng chục công ty tại Việt Nam đua nhau cho ra đời nhiều sản phẩm núp bóng dưới dạng các game show, trò chơi giải trí... nhưng thực chất ẩn sau đó là trò cờ bạc, sát phạt nhau ở nhiều cấp độ lớn, nhỏ tùy đối tượng, loại hình trò chơi mà họ cung cấp.



Khoảng một năm trước, khi "casino online" bắt đầu du nhập vào Việt Nam thì máy chủ của "nhà cái" chỉ dám đặt ở nước ngoài. Vì vậy, các nhà quản lý khó lòng phát hiện sai phạm để "sờ gáy" những con bạc cũng như người tổ chức đánh bạc. Tuy nhiên vài tháng trở lại đây bắt đầu xuất hiện một vài công ty trong nước trước đây đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi có thưởng đã quay sang tổ chức đánh bạc dưới dạng cá độ bóng đá, tá lả, xóc đĩa, lô, đề... trên internet. Hầu hết các loại hình cờ bạc này chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến nên rất khó bắt giữ. Riêng đối với loại hình đánh bạc casino online thì "con bạc" Việt cứ âm thầm "khớp lệnh" với "nhà cái" ở nước ngoài bằng nhiều hình thức chuyển tiền rất tinh vi, khó phát hiện. Nếu có phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì máy chủ của "nhà cái" lại nằm ở nước ngoài, càng khó khăn hơn cho công tác đấu tranh, phá án.



Bên cạnh những trang web được cấp phép, cố tình vi phạm thì hiện có rất nhiều trang web "chui" tổ chức đánh bạc, ghi đề..., chưa kể việc người chơi có thể sử dụng tin nhắn điện thoại để nạp tiền qua đầu số 8700, 8500, qua thẻ cào của VinaPhone, MobiFone, thẻ game VTC, FPT Online và cả bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng. Số tiền này khi được nạp vào game sẽ được đổi thành một đơn vị tiền tệ ảo với mức quy đổi 50.000đ bằng năm triệu đồng tiền trong game. Có thể coi đây là một hình thức tổ chức đánh bạc tinh vi và có quy mô khá lớn.



Những con bạc ẩn mình



Ngày 2/6, chúng tôi truy cập vào trang web 12bet.com và lập một nickname ảo vờ làm thành viên để tìm hiểu "cơ chế" đánh bạc. Sau khi chúng tôi cung cấp số điện thoại, chừng năm phút sau, nhân viên tiếp thị của 12bet.com đã gọi lại. Nhưng lần này họ đã cài chế độ giấu số. Một con bạc nghiện trò Bacarat rỉ tai tôi: "Tất cả những liên lạc trong nước giữa nhân viên của "sòng" và "con bạc" đều được giấu số để tránh bị theo dõi". Quả nhiên, ngay khi xác nhận thông tin liên quan đến "bản đăng ký", cô nhân viên của 12bet.com đề nghị tôi nhanh chóng mở một tài khoản và nạp tiền trước mới xem được giao diện casino trực tuyến của công ty này.



Theo khẳng định của nhân viên này thì 12bet.com có thể nhận tiền thông qua tài khoản của Ngân hàng Vietcombank trong vòng 30 phút, sau đó "thượng đế" có thể thoải mái "tung hoành" trên hệ thống casino của 12bet.com.



Với câu hỏi: Trong trường hợp tôi thắng bạc thì tiền từ nhà cái chuyển về có nhanh không? Nhân viên của 12bet.com khẳng định: "Nếu không có gì bất thường, tiền sẽ chuyển ngay vào tài khoản. Quý khách có thể gửi và nhận tiền đơn giản và nhanh chóng với nhiều hình thức như Moneybooker, Visa, MasterCard. Ở Việt Nam, việc gửi tiền nhanh nhất là chuyển tiền qua ngân hàng địa phương. Chỉ cần có một thẻ ATM hay một tài khoản ngân hàng, bạn đã có thể gửi và nhận tiền trong một vài phút qua ACB, Vietcombank, Techcombank, VietinBank, Agribank, NH Đông Á, Eximbank... Nhà cái sẽ hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời".



Trao đổi với chúng tôi về sự phối hợp giữa ngân hàng và lực lượng công an nhằm phát hiện, ngăn chặn nạn cờ bạc online, Thượng tá Hải nói: "Chưa bao giờ chúng tôi được phía ngân hàng chủ động thông báo hoặc cung cấp những tài khoản nghi vấn, liên quan đến cá độ hoặc cờ bạc hay rửa tiền... Khi chúng tôi phá án, việc đề nghị cung cấp thông tin của đối tượng còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ chế phối hợp".



Thực tế cho thấy, nạn cờ bạc online đang "leo thang" cùng với sự phát triển quá nhanh của công nghệ thông tin, nên việc dẹp bỏ tệ nạn này gặp khó khăn cũng là điều dễ hiểu.



Ông Hải chia sẻ thêm: "Khó phát hiện người chơi cờ bạc, sát phạt nhau trên mạng, nhưng ảnh hưởng của tệ nạn này để lại hậu quả lớn hơn rất nhiều. Cờ bạc trực tuyến không tụ tập đám đông hàng chục người về một điểm, nhưng lại thu hút hàng ngàn người chơi cùng một thời điểm. Những người đánh bạc có thể nằm ở nhà, đánh bạc thâu đêm, suốt sáng mà chẳng ai biết đấy là đâu.



Theo tôi, đánh bạc trên mạng thường có mức độ sát phạt nhau rất lớn, cộng với số lượng người tham gia lớn, thì hệ quả là "tiền bẩn" bằng nhiều con đường đã "chảy" vào túi của một số cá nhân và "nhà cái".



Trước mắt, Công an Hà Nội đã tập trung bóc gỡ nhiều đường dây cá độ bóng đá trên mạng, hoàn tất hồ sơ đưa ra truy tố trước pháp luật. Trong số các đối tượng phạm tội có cả người đang là nhà báo bị bắt về tội "đánh bạc" (bằng hình thức cá độ bóng đá trên mạng)". Liệu rằng, sau đợt truy quét như ông Hải trao đổi, nạn cờ bạc trực tuyến có bị đẩy lùi?
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:28 am

Ba câu hỏi của thị trường bất động sản
Thị trường đang ở trong giai đoạn khá nhạy cảm. Ngay cả những người lăn lộn nhiều năm trong lĩnh vực này cũng không dám khẳng định xu thế của dòng vốn, của nguồn cung, lượng cầu… trong thời gian tới.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 T12a-1

Dường như các cơ quan quản lý cũng đang lúng túng trước những câu hỏi không dễ trả lời.

Có nên "can thiệp" như doanh nghiệp địa ốc mong muốn?

Đang có một sự giúp đỡ doanh nghiệp từ phía Chính phủ, với những gói hỗ trợ, thế nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản có quyền hy vọng mình cũng sẽ được “giải cứu”. Đó là việc cơ cấu lại các khoản nợ với lãi suất thấp hơn và thời hạn dài hơn.

Nếu được vay vốn giá rẻ để tiếp tục hoàn thành và xây dựng mới các dự án đã được cấp phép thì quá tốt, còn không thì cũng nên ưu tiên cho các doanh nghiệp đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, hoặc phục vụ các chương trình tái định cư, nhà ở xã hội của thành phố…

Song song với việc “tạo điều kiện” cho phía nguồn cung, các doanh nghiệp cũng mong sẽ có những ưu đãi tương ứng cho phía cầu, bởi nếu không như thế thì dù có làm ra bao nhiêu căn hộ cũng chẳng giải quyết được gì. Đó có thể là chính sách cho những người mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang ở trong căn hộ chật hẹp dưới 5m2/người) được vay với lãi suất ưu đãi - một biện pháp hỗ trợ trực tiếp và đến đúng được người tiêu dùng cuối cùng.

Các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng một số nghị định thời gian qua (Nghị định 69, Nghị định 120) cũng góp phần làm khó cho doanh nghiệp và đẩy giá thành của sản phẩm căn hộ lên cao. Theo các quy định này, doanh nghiệp vừa phải bồi thường giải phóng mặt bằng (mua đất của người dân theo giá thị trường) vừa phải nộp tiền sử dụng đất (giống như mua lại một lần nữa) cho Nhà nước.

Chính điều này góp phần đẩy mặt bằng giá căn hộ lên cao. Rồi quy định các dự án với quy mô từ 10ha trở lên phải dành 20% diện tích đất ở của dự án để xây dựng nhà ở xã hội trong điều kiện hiện nay là không hợp lý vì không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án có quy mô lớn.

Hay quy định chủ căn hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở không được chuyển nhượng đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân và gây thiệt hại cho chủ sở hữu cũng như nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp có nhu cầu chuyển nhượng nhà ở, làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường…

Tuy nhiên, nếu là những người mong muốn giá căn hộ nói riêng, bất động sản nói chung hạ xuống cho phù hợp với thu nhập của đa số người dân, thì họ rất muốn Nhà nước đừng can thiệp vào thị trường bất động sản, ngoại trừ việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng ngày càng đơn giản.

Căn hộ nhỏ - ủng hộ hay chống?

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng việc phát triển khu đô thị vệ tinh và các khu dân cư với nhiều căn hộ nhỏ dành cho 1-2 người ở với diện tích nhỏ là vấn đề nên được quan tâm. Quy luật phát triển đô thị trên thế giới cũng phải qua từng giai đoạn, từ thấp đến cao, từ chật hẹp đến rộng rãi và thân thiện môi trường, nhiều tiện ích.

Vậy nên, trong điều kiện rất nhiều người dân còn chưa có nhà ở, sống chen chúc trong những căn nhà thuê chật chội, không đủ điều kiện như hiện nay, thì phát triển căn hộ nhỏ theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị của từng địa phương là phù hợp và cần thiết.

GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng giá bất động sản hiện quá cao, người có nhu cầu muốn mua nhà ở thực sự không đủ khả năng và họ cần những căn hộ 25m2 là điều bình thường. Nếu biết cách tổ chức không gian sống thì diện tích chừng đó cũng không thể tạo thành khu ổ chuột được.

Người nghèo, người độc thân, người mới lập gia đình có quyền đòi hỏi xã hội cung cấp căn hộ nhỏ đáp ứng được nhu cầu và khả năng của mình. Căn hộ tái định cư, nhà ở xã hội hay cho thuê cũng phải có diện tích nhỏ.

Trên thực tế, hơn 90% dân tái định cư phải bán căn hộ vì không đủ tiền trả và chương trình nhà ở xã hội, nhà cho thuê thất bại một phần cũng do căn hộ có diện tích lớn. Căn hộ 30m2 ở Bình Dương và 25m2 của FPT ở Đà Nẵng được nhiều người ủng hộ là vì vậy.

Nếu căn hộ 25m2 phù hợp với quy hoạch kiến trúc, được quản lý tốt, đảm bảo đầy đủ nhu cầu thiết yếu như nhà để xe, công viên, an ninh, phòng cháy chữa cháy thì vẫn rất tốt cho những người độc thân, mới lập gia đình có nơi an cư. Khi có điều kiện, họ sẽ chuyển sang căn hộ lớn hơn.

Như vậy, việc mở rộng nhiều loại hình sản phẩm căn hộ với nhiều diện tích khác nhau là điều cần thiết, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Để giảm gánh nặng về hạ tầng xã hội, chúng ta nên quy hoạch thành các khu vực riêng, có thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, ngoại ô.

Không nên phát triển các khu căn hộ diện tích nhỏ tại khu vực gần trung tâm, đồng thời rất cần có các biện pháp hỗ trợ và giám sát để doanh nghiệp triển khai dự án đúng quy định, đúng mục đích và quản lý sau khi xây dựng. Nếu không quản lý tốt thì khả năng hình thành các khu ổ chuột sau này là có thể, bởi căn hộ nhỏ mà phải chứa nhiều người sẽ quá tải, hạ tầng mau xuống cấp…

Tránh xa bất động sản hay nên đầu tư vì là kênh ít rủi ro nhất?

Nếu chỉ xét ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì từ “lình xình” có vẻ đúng nhất đối với giá bất động sản mấy năm qua. Giá thì đúng là không lên nhưng cũng chẳng xuống, dù cũng có một số dự án ở một số quận vùng ven tuyên bố giảm giá bán.

Những diễn biến của thị trường thời gian gần đây cũng cho thấy dường như sẽ có một sự đầu tư trở lại. Các chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản cũng bớt thắt chặt hơn. Người vay mua nhà được ưu đãi hơn, đặc biệt là người vay lần đầu, khiến nhiều người thực sự có nhu cầu bắt đầu có ý định vay tiền để mua.

Với những người xem bất động sản là một kênh đầu tư, thì với việc lãi suất đang lùi dần như hiện nay (từ 28/5 lãi suất huy động chỉ còn ở mức 11%/năm), gửi tiền tiết kiệm không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa. Từ đầu tháng 4, chính sách giải tỏa tín dụng đối với một số nhóm đối tượng bất động sản đã trở nên rõ ràng hơn nhiều.

Với dự báo lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn tiếp tục giảm, niềm tin của những người giữ đất - bao gồm người giữ dài hạn và nhà đầu tư thứ cấp - cũng được củng cố phần nào.

Các kênh đầu tư khác đều có những khó khăn nhất định: Đầu tư sản xuất đang gặp khó đầu ra, vàng chỉ là kênh bảo toàn vốn chứ ít còn khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, chứng khoán chưa khởi sắc và đậm tính đầu cơ, rủi ro cao. Sẽ vẫn có nhiều người tìm đến bất động sản như một kênh đầu tư ít rủi ro và vì lẽ đó, giá bất động sản khó thể giảm sâu.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:28 am

Lập công ty mua bán nợ: Cần thận trọng
Giải pháp thành lập công ty mua nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải được đặt trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Anh-minh-hoa

Tức là, nếu tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa đến mức ảnh hưởng nguy hiểm đến tính an toàn của hệ thống thì các chính sách can thiệp của NHNN vào lúc này cần phải thỏa mãn những nguyên tắc dưới đây:

1. Đảm bảo nguyên tắc thị trường được tôn trọng: ai làm tốt được tưởng thưởng, người nào làm sai phải bị trừng phạt. Người tạo ra nợ xấu phải trả giá để họ phải thận trọng hơn trong tương lai.

2. Hiệu quả: chính sách phải nhắm tới mục tiêu cuối cùng là gia tăng việc làm và sản lượng của nền kinh tế. Tức là mỗi đồng tiền được chi tiêu phải trực tiếp đến được các dự án sinh lời cao, tăng năng suất cho nền kinh tế.
3. Xử lý được các yêu cầu khẩn thiết trong ngắn hạn của nền kinh tế hiện nay. Đó là sự giải thể và phá sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư, giải thể, đóng cửa...

4. Đảm bảo công bằng giữa ngân hàng và người đóng thuế. Chi tiêu giải cứu ngân hàng mà không nhận lại được gì có nghĩa là đem tiền thuế của người dân đi biếu cho những ông chủ giàu có nhất, và hầu như không tạo ra số nhân chi tiêu.

Việc dùng tiền thuế của người dân để mua nợ xấu của các ngân hàng là không đảm bảo nguyên tắc thị trường. Thứ nhất chỉ có cạnh tranh mua bán nợ mới có thể xác định được giá trị chính xác của các khoản nợ. Giá trị của các khoản nợ là sự mặc cả giữa công ty mua bán nợ của NHNN và chủ nợ thì không có gì đảm bảo giá trị các khoản nợ sẽ được xác định công tâm và chính xác. Nếu giá mua quá cao so với giá trị thực của khoản nợ thì công ty mua bán nợ sẽ chịu lỗ và các ngân hàng có nợ xấu đã không bị trừng phạt đúng mức. Còn nếu giá mua quá thấp thì không có ý nghĩa giải cứu các ngân hàng này.

Thứ hai, theo nguyên tắc thị trường khi ngân hàng cho vay lãi suất cao thì rủi ro nợ xấu tăng lên do đó ngân hàng tăng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động để tăng quỹ dự phòng rủi ro. Chính vì lẽ đó mà khi lãi suất lên cao, doanh nghiệp kêu trời thì ngân hàng lại báo lợi nhuận rất cao. Như vậy nếu các khoản nợ xấu của các ngân hàng được công ty mua bán nợ của NHNN giải thoát thì các ngân hàng có thể yên tâm thụ hưởng phần lợi nhuận cao mà không phải lo lắng gì thêm.

Việc dùng tiền thuế của dân để giải cứu nợ xấu của các ngân hàng cũng không đảm bảo nguyên tắc hiệu quả vì đồng tiền đó không được sử dụng vào chỗ có khả năng tăng năng suất cho nền kinh tế, mà được dùng để mua lại không qua cơ chế cạnh tranh những khoản đầu tư kém hiệu quả của những nhà đầu tư yếu kém. Thêm vào đó khi các bảng cân đối tài sản của các ngân hàng được lành mạnh hóa thì không có gì đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng, việc làm và thu nhập của người nghèo không có gì được đảm bảo sẽ tốt hơn.

Như vậy nếu NHNN tham gia trực tiếp vào hoạt động mua bán nợ thì sẽ không đảm bảo được các nguyên tắc thị trường, hiệu quả, công bằng và cấp thiết. Sẽ là tốt hơn nếu Chính phủ thực hiện hai gói giải pháp song song. Thứ nhất, NHNN chỉ giữ vai trò tạo lập thị trường mua bán nợ cho phép sự tham gia của các thành phần kinh tế. NHNN có thể hỗ trợ hoạt động mua bán nợ này bằng chính sách cấp tín dụng mua nợ cho các công ty/ngân hàng mua nợ. Điều này cho phép giảm quy mô can thiệp của NHNN và đảm bảo nguyên tắc thị trường được tôn trọng.

Thứ hai, để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khoản hỗ trợ trực tiếp luôn đạt hiệu quả cao nhất ví dụ như giảm thuế giá trị gia tăng. Chúng ta biết rằng tổng số thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh năm 2011 là 88.864 tỉ đồng. Do đó giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp này không cần đến 40% số tiền 100.000 tỉ dự kiến mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại mà hiệu quả chắc chắn cao hơn nhiều.
Chính vì vậy, xin hãy thận trọng khi thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu cho các ngân hàng.
Việc dùng tiền thuế của người dân để mua nợ xấu của các ngân hàng là không đảm bảo nguyên tắc thị trường và cũng không đảm bảo nguyên tắc hiệu quả vì đồng tiền đó không được sử dụng vào chỗ có khả năng tăng năng suất cho nền kinh tế.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:29 am

Trần lãi suất huy động giảm "siêu tốc" về 9%/năm
(Dân trí) - Giải trình trước diễn đàn Quốc hội chiều nay 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ hạ trần lãi suất huy động VND từ mức 11%/năm về mức 9%/năm, từ ngày 11/6 tới.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Sap-ha-tran-lai-suat-huy-dong-ve-muc-9nam

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận tiếp tục hạ trần lãi suất huy động VND.

Cụ thể, từ ngày 11/6 tới, trần lãi suất huy động VND sẽ giảm từ mức 11%/năm hiện nay xuống còn 9%/năm.

Dự tính, mức trần 9%/năm sẽ áp cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; còn các kỳ hạn dưới 1 tháng có thể sẽ chỉ còn 1%/năm, nếu tính theo bước giảm lần này.

Đón đầu đợt cắt giảm trần lãi suất huy động VND từ Ngân hàng Nhà nước, sáng nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn.

Còn theo thông báo từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên và cả nhóm khách hàng vay mua nhà ở mức 12%/năm.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:30 am

Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ USD
(Dân trí) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường 180.000 tỷ đồng. Cơ quan này cũng đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Tu-dau-nam-den-nay

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Từ đầu năm đến nay, NHNN đã đưa ra thị trường một lượng tiền lớn, có thể nói là “khủng khiếp”.

Cụ thể, NHNN đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, NHNN đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn.

Đó là chưa kể, cuối năm 2011, để cứu các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, NHNN đã "bơm" ra thị trường 30.000 tỷ đồng.

“Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể. Từ chỗ cuối quý 4/2011, các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể”, Thống đốc Bình nhấn mạnh.

Một lượng tiền lớn được cung ứng ra thị trường, cùng với lạm phát giảm là cơ sở để NHNN tiếp tục hạ trần lãi suất huy động VND xuống 9%/năm, kể từ ngày 11/6 tới. Theo đó, đây sẽ lần giảm lãi suất huy động VND thứ 4 kể từ đầu năm đến nay.

Còn nhớ, lần đầu tiên trong năm NHNN điều chỉnh lãi suất từ mức 14%/năm xuống 13% vào ngày 13/3. Các lần tiếp theo diễn ra vào 11/4 và 28/5 với mức giảm lần lượt về 12% và 11%/năm.

Theo dự kiến, thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng (tương đương 10% nợ xấu toàn hệ thống). Do đó, chi phí vốn của các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu nên chi phí vốn thực tế vẫn còn rất cao. NHNN cũng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá; có chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn ngân hàng, hỗ trợ vốn cho vay mua nhà nhằm giải tỏa hàng tồn kho đối với bất động sản.

Hiện lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng khoảng 50.000 tỷ đồng. Nếu giải ngân được khoản này, sẽ giúp cải thiện thanh khoản hệ thống ngân hàng thêm khoảng 50.000 tỷ đồng. Đây cũng là một nguồn vốn lớn để đẩy mạnh tín dụng những tháng cuối năm.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 8:52 am

Nga - Trung dùng SCO đối trọng với phương Tây?
(Dân trí) - Tại hội nghị thượng đỉnh lần này của Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO), Bắc Kinh và Mátxcơva muốn chuyển đến phương Tây một thông điệp rõ ràng về hai “Không”: ‘Không’ tấn công Iran và “Không” thay đổi chế độ ở Syria.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Thuong-dinh-hop-tac-thuong-hai-tap-trung-kinh-te-va-an-ninh

Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông nhậm lại chức nhấn mạnh tầm quan trọng trong quan hệ của Nga với Trung Quốc. Và trong chuyến thăm này ông cũng sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Iran, Tổng thống Mahmud Ahmadinejad. Đây là dấu hiệu của một chiến lược địa chính trị chung giữa Nga và Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã nói rõ quan điểm chung của Trung Quốc và Nga về cuộc khủng hoảng ở Syria: “Về vấn đề Syria, Trung Quốc và Nga vẫn duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ ở New York, Mátxcơva và Bắc Kinh … Lập trường của hai bên là rất rõ ràng: Cần phải chấm dứt ngay xung đột và quá trình đối thoại chính trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt.”



Ngoài ra ông Liu còn nói rõ việc hai nước kiên quyết bác bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Syria: “Trung Quốc và Nga cùng chia sẻ quan điểm về những điểm này và hai bên phản đối can thiệp của bên ngoài vào tình hình Syria và chống lại việc thay đổi chế độ bằng bạo lực.”



Ván bài đã được lật ngửa: Trung Quốc và Nga sẽ không cho phép sử dụng vũ lực chống lại chính phủ Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.



Hơn nữa, Bắc Kinh và Mátxcơva đang chơi phòng thủ chống lại chủ nghĩa quân phiệt và xâm lược của phương Tây. Để hiểu được lợi ích chung và các phương pháp của hai nước này trên bình diện quốc tế, điểm lại nguồn gốc của SCO là một việc hữu ích.



SCO là gì?



SCO phát triển từ tổ chức “Thượng Hải 5”, một khối năm nước được thành lập năm 1996 bao gồm Trung Quốc, Nga và các quốc gia mới độc lập là Kazakhstan, Tajikistan, and Kyrgyzstan. Mục tiêu ban đầu của khối này là giảm bớt căng thẳng trên biên giới chung giữa các nước thành viên. Tháng 6 năm 2001 khối này được mở rộng để kết nạp thêm Uzbekistan và được đặt lại tên thành Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Các mục tiêu trọng tâm của nhóm các nước này là để chống lại cái gọi là "Ba tệ nạn" là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan.



Việc tập trung vào “Ba tệ nạn” chứng tỏ tính chất bảo thủ cơ bản của chiến lược chung của Nga và Trung Quốc. Hai nước Nga và Trung Quốc có diện tích đất đai rộng lớn với với dân tộc tiểu số sống thưa thớt, thường xảy ra bất ổn chính trị. Nga và Trung Quốc cùng các nước Trung Á khác có đuôi “..stan” thường gặp phải những thách thức nội bộ xuất phát từ các phàn tử Hồi giáo chính trị. Do đó mục tiêu trọng yếu của SCO là duy trì nguyên trạng ở Trung Á.

Từ khởi đầu khá khiêm tốn này, giờ đây SCO đã trở thành một liên minh bán chính trị và quân sự. Bắt đầu từ năm 2003, các nước thành viên đã tổ chức các cuộc tập trận chung được đặt tên là “Sứ mạng hòa bình”. Dưới danh nghĩa SCO, Nga và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2005. Cuộc tập trận chung “Sứ mạng hòa bình” gần đây nhất và lớn nhất có 5.000 lính Nga, Trung Quốc, Kyrgykistan, Tajikistan và Kazakhstan tham gia diễn ra trên lãnh thổ Kazakhstan.

Các nước Mông cổ, Ấn Độ và Iran lần đầu tiên tham gia với tư cách là “quan sát viên” của SCO. Năm 2008 Iran chính thức đề nghị gia nhập với tư cách thành viên đầy đủ nhưng đề nghị của Iran bị hoãn lại do các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Belarus và Sri Lanka cũng đã ký kết để trở thành “đối tác đối thoại” của SCO.

Đã có những lo ngại từ phía Mỹ và Tây Âu về khả năng SCO có thể phát triển thành một liên minh sơ khai chống phương Tây. Mặc dù các nước thành viên SCO đã không ngừng phủ nhận bất cứ sự phát triển nào như vậy, vẫn có những dấu hiệu cho thấy một liên minh như vây có thể đang được hình thành. Một hiện tượng khá phổ biến là các nước thành viên của SCO hợp tác với nhau để ngăn chặn sức ép đòi thay đổi chính trị và lãnh đạo nội bộ của các nước.

Hai đối thủ nặng ký


Nga và Trung Quốc rõ ràng là các quốc gia thành phần quan trọng nhất của SCO. Những quốc gia này, bất chấp một lịch sử lâu dài mất lòng tin lẫn nhau và xung đột, cùng có một lợi ích chung trong việc chống lại quyền bá quyền của Mỹ.



Nga cảm thấy bị đe dọa bởi việc NATO tiếp tục “Đông tiến”. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây ở đông Âu được coi là thuôkc vùng ảnh hưởng của Nga. Nga đặc biệt lo ngại về khả năng mở rộng của NATO vào các nước Ukraine và Georgia. Việc mở rộng này, nếu được thực thi, sẽ buộc Mỹ và đồng minh châu

Âu phải tiến hành một cuộc chiến tranh với Nga trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và các nước làng giềng này.



Trong khi đó, Trung Quốc cũng lo ngại về tập trung trọng tâm chiến lược của Mỹ vào châu Á. Việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và ủng hộ Philippines trong cuộc đối đấu hiện nay ở Biển Đông là những lĩnh vực đặc biệt quan tâm của Trung Quốc.



Cả hai nước Nga và Trung Quốc đều cảm thấy bị đe dọa bởi việc Mỹ tiếp tục phát triển và triển khai công nghệ chống tên lửa của Mỹ. Hai cường quốc này, đặc biệt là Nga, lo ngại rằng hệ thống phòng thủ này là nhằm thách thức ảnh hưởng chiến lược của họ theo học thuyết Chắc chắn cùng bị hủy diệt (MAD). Những tuyên bố của Mỹ cho rằng công nghệ này nhằm đối phó với “các nước bất hảo” như Iran, được đón nhận với thái độ hoài nghi.



Ngoài những quan ngại về chiến lược, lãnh đạo của hai nước còn lo ngại về điều mà họ cho rằng những ý đồ hiện tại của Mỹ muốn can thiệp vào chính trị nội bộ của hai nước.



Vì sao Iran và Syria được bảo vệ?


Sự hiện diện của Tổng thống Iran Ahmadinejad tại thượng đỉnh SCO lần này xảy ra vào thời điểm rất quan trọng. Bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran đang diễn ra, và kết quả căng thẳng ở khu vực là những vấn những quan tâm sâu sắc đối với lãnh đạo Nga và Trung Quốc.



Vòng đàm phán mới đây ở Baghdad giữa Iran và nhóm “P5 +1” chỉ mang lại kết quả duy nhất là thống nhất họp tiếp tại Mátxcơva vào cuối tháng này. Vấn đề nan giải của cuộc thương lượng là việc các cường quốc phương Tây tiếp tục đòi Iran chấm dứt chương trình làm giầu uranium trên 20% và Iran kiên quyết từ chối.


Giá chuẩn cho dầu thô Brent đã tăng 18% trong năm qua, phần lớn do những lo ngại đồn đoán về một chiến dịch ném bom vào Iran và khả năng Iran sẽ trả đũa khu vực.

Trung Quốc là nước phụ thuộc nặng nề vào dầu nhập khẩu và kinh tế Trung Quốc bị tổn thương khi giá dầu thế giới tăng. Trong trường hợp Israel hay Mỹ, hoặc cả hai tấn công Iran và Iran phong tỏa Eo Hormuz, giá dầu sẽ tăng đột biến. Tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng của Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua sẽ bị dừng đột ngột và gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị khó lường.



Việc Nga kiên quyết bác bỏ can thiệp vũ trang xuất phát trước tiên từ các mục tiêu chiến lược, nhưng cũng chứa đựng khía cạnh kinh tế. Iran là cầu nối giữa Nam Á, khu vực Vùng Vịnh và Trung Á. Iran có chung biên giới với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Turkmenistan, Armenia and Azerbaijan. Cho nên bất kỳ một cuộc tấn công nào vào Iran cũng sẽ gây ra những hậu quả không lường đối với khu vực Nga coi là thuộc ảnh hưởng của mình.

Chính phủ Nga đã kiên quyết chống lại bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Iran. Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov, gần đây đã tái khẳng định lại những cảnh báo này. Ngoài việc dự đoán một "tác động tiêu cực cho an ninh của nhiều nước” trong trường hợp có một cuộc tấn công vào Iran, ông nói rằng sẽ có “những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu do không thể tránh khỏi tăng giá dầu và làm chậm thoát khỏi suy thoái ".



Trung Quốc và Nga chia sẻ những lý do kinh tế và chính trị trong việc bác bỏ một cuộc tiến công tiềm năng vào Iran. Như thường lệ, các động cơ chung của hai nước cơ bản có tình bảo thủ - cả hai nước muốn tránh các hiểm họa chính trị và kinh tế.



Hợp tác chống lai cái được họ coi là chủ nghĩa phiêu lưu của phương Tây ở Trung Đông vượt quá giới hạn Iran và Syria. Là những thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, cả Nga và Trung Quốc đã phủ quyết các dự thảo nghị quyết gần đây nhằm chỗng chính phủ Syria.

Trung Quốc và Nga lo ngại kịch bản chiến dịch của phương Tây ném bom chống chính quyền Gadhafi lập lại ở Syria. Nga muốn duy trì những lợi ích chiến lược ở Syria, đặc biệt là các phương tiện của họ tại hải cảng Tartus nằm trong khu vực Địa Trung Hải. Trung Quốc lo ngại sự lây lan của bạo lực sắc tộc từ Syria vào các nước trong khu vực dẫn đến việc tăng giá dầu. Hơn nữa, cả hai nước đều muốn ngăn chặn cách hành xử về “thay đổi chế độ” của phương Tây do Mỹ dẫn đầu vì lý do tư tưởng và địa chính trị.


Vấn đề là chủ quyền quốc gia



Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã định nghĩa quan điểm của chính phủ ông đối với cuộc xung đột ở Syria, nói rằng: “Chúng tôi không có ý định bảo vệ ai chống lại ai … Điều mà chúng tôi thực sự muốn thấy là chủ quyền của nước đó có thể được bảo đảm, và vận mệnh của quốc gia đó có thể nằm trong tay của người dân ở Syria”.



Thực tế đã tổng kết thế giới quan địa chiến lược và chính sách tất yếu của Nga, Trung Quốc và SCO. Chủ quyền của mỗi nước là bất khả xâm phạm. Nó không quan trọng chính xác ai đang cai trị một quốc gia, miễn là chính phủ đó không bị áp đặt từ bên ngoài.



Đây rõ ràng là một thách thức đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Từ Afghanistan và Iraq, Libya, Mỹ đã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để tiến hành thay đổi chế độ với các đối thủ trong khu vực. Những can thiệp này đã được biện minh bằng những vấn đề "nhân quyền", "chống khủng bố" và "ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt". Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga tin rằng những chiến dịch này đã được đưa ra chỉ để thúc đẩy những lợi ích địa chính trị của Mỹ.


Liên minh Nga Trung, như được thể hiện trong SCO, cơ bản có trong thế bảo thủ và phòng thủ. Trung Quốc và Nga sẽ không cam chịu thêm sự lấn át của phương Tây vào khu vực nhạy cảm chiến lược ở Tây và Trung Á. Họ sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị đang ngày càng gia tăng của mình để ngăn chặn các ý đồ của phương Tây nhằm thay đổi chế độ ở Syria, Iran hoặc ở bất kỳ quốc gia nào khác mà Trung Quốc và Nga có lợi ích địa chính trị.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:10 pm

Tâm trạng mới với giá xăng
(Dân trí) - Có lẽ trong các phản hồi về giá xăng dầu, đây là lần đầu tiên còn le lói thấy được tín hiệu tích cực bày tỏ niềm vui trước tin giảm giá. Vẫn còn nhiều ngờ vực về khả năng giảm để lấy đà tăng tiếp, nhưng đã có lời cảm ơn và ủng hộ.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Anh-minh-hoa-petrotimes

Mừng đó…



Dẫu con số giảm vẫn mới chỉ dừng ở bạc trăm lẻ chứ vẫn chưa tiến nổi tới 1 ngàn (dù tiền ngàn bây giờ các bà nội trợ ra chợ cóc cũng chỉ mua nổi vài cọng hành xanh), vẫn khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy như cũng có phần được ai ủi. Dân ta vốn quen kiệm lời khen, nên đa số bình luận tích cực đều rất ngắn gọn nhưng cũng khá súc tích.



“Ái chà chà, báo chí chưa phân tích gì hết mà đã giảm giá rồi ư? làm ăn cũng được đấy nhỉ…” - Thanh Thiện: thanhthien@yahoo.com



“Có thế mới đúng là vì dân chứ” - Tuấn: tuantd.vms1@gmail.com



“Hoan hô! Hoan hô.............” – Y Binh: ybinh2001@yahoo.com



“Cũng mong cho giá xăng ngày càng giảm để mọi người còn sức mà làm ăn” - John Nguyen: johnnguyen1910@yahoo.com



“Một điều đáng mừng, cuối cùng cơ quan chức năng cũng đã xem xét và thấu hiểu lòng dân. Tuyệt vời!” - Sang Pham: sangpham1212@gmail.com



“Vote cho các chú, các bác cán bộ liên quan một phiếu. Giảm giá xăng dầu là hợp lý và hợp lòng dân!:d:D” - Khang Xuân Phong: khangxuanphong@gmail.com



“Chắc là nếu không có sự lên tiếng của một số bác đại biểu Quốc hội đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của dân, thì hôm nay đâu có giảm giá xăng dầu ngay thế này. Mặc dù là giảm vẫn ít, nhưng tôi hi vọng lần sau sẽ giảm nhiều. Dù sao cũng cảm ơn các bác!” - Thắng: phamquyetthang0210@yahoo.com



“Dù giá vẫn còn cao, nhưng công nhận có lẽ mọi cố gắng của anh em mình gửi comment lên diễn đàn nhiều chắc đã góp phần đưa giá xăng dầu giảm thêm...Thank all - những người có suy nghĩ tích cực!” - Trần Quốc Huy: quochuyc5@yahoo.com



“1 việc làm đúng đắn của Bộ Tài chính. Giảm sức ép của thị trường lên người dân” - Bùi Đức Mạnh: http://www.c0m3tAlone_findl0ve@yahoo.com.vn/



“Hoan hô xăng dầu đã giảm giá, dù chưa nhiều” - Cao Minh Vũ: cao.vugh@gmail.com



… Mà vẫn lo đó



Chắc vẫn chưa thể thoát khỏi tâm lý "cứ bị hồi hộp" vì sau mỗi đợt giảm giá xăng dầu chút đỉnh như kiểu “liệu pháp động viên tinh thần”, lại là những đợt tăng giá mới của các mặt hàng thiết yếu khác như điện, nước và cả cú nhảy ngoạn mục tiếp theo của chính giá xăng dầu, nên nỗi lo “bị đánh đố” của đại đa số người tiêu dùng vẫn thường trực.



“Tăng 1 lần bằng giảm đến 4 lần” - ABC: abc@yahoo.com



“Giảm 3 lần giá xăng vẫn cao hơn khi chưa tăng giá, trong khi giá quốc tế hiện thấp hơn thời điểm tăng giá xăng. Vậy khoảng chênh lệch vào túi những ai? Người dân không cần đợi Bộ TC lý giải cũng biết rồi...” - Tui rầu: rauwa@yahoo.com.vn



“Thế mà không giảm hẳn 1.000đ đi các bác nhỉ?” – Linh Nguyen: linhnguyenmanh1001@gmail.com



“Vẫn thấy quá là chán, giảm được 800 đồng thì giảm làm gì, sao không ít nhất là 1.000 đồng cho chẵn (dù 1.000 đồng bây cũng chẳng mua được cái gì, ngoài hành lá)... Cứ nhỏ giọt vậy thì chả thà đừng giảm còn hơn. Khi tăng thì tăng lên rất nhiều. Và khi giá xăng dầu thế giới giảm đi bao nhiêu, mà trong nước mình chỉ giảm bán lẻ được như thế thôi ư? Có khi lại sắp tăng lên gấp đôi ấy chứ... Chán lắm , thế này còn lạm phát lâu... Vẫn chỉ khổ người dân thôi, thu nhập thấp mà phải gánh nhiều khoản tăng lên theo giá xăng dầu quá... Thử hỏi các vị ngồi trên có thấy được nỗi khổ của người lao động chúng ta không... Tôi thì vẫn thấy quá là chán, các bác à” - Dũng: ngocdungcntt2@gmail.com



“Giảm kiểu gì thế hả trời. Nhỏ giọt đến vậy là cùng. Muốn giảm lạm phát mà giá thực ra vẫn không giảm (không bằng tăng) thì giảm sao được. Rồi đến lúc báo cáo tài chính lại không tính lạm phát của xăng dầu gây ảnh hưởng đây...” - Nguyễn Văn Tuấn: triki10802004@yahoo.com



“Tôi vẫn thấy chỉ xuống vài trăm đồng lẻ thế này thì đừng xuống còn hơn. Xuống như thế khác nào... trêu ngươi người tiêu dùng. Lên thì lên ào ào, xuống thì nhỏ giọt. Không hiểu nổi công tác quản lý giá thế nào nữa rồi. Chán” - Thanh: thanhdaicat2010@gmail.com



“Lại nhỏ giọt thêm tý chơi, không chừng nay mai lại lên tiếp khoảng 2.000đ/lít đó mà” – Rung Xanu: rungxanu8979@yahoo.com



“Lên cái vèo ... hạ từng chút... Ai vẫn khổ đây... Nản quá rồi nên... mất cả cảm giác” - Nguyễn Phú Vinh: phuvinh.nguyen@trueidea.net



“Cùng thời điểm giá dầu thế giới như hiện nay, thì theo tính toán của tôi giá xăng trong nước khoảng 21 ngàn. Xăng dầu thế giới lên, mình làm cái vèo lên cái 3 ngàn liền. Giờ chắc là nghe dân ca thán quá, doanh nghiệp sản xuất "đau đầu" thì mấy ảnh cứ giảm từng tí một. Chắc cứ đà này, xăng dầu thế giới trồi sụt trong một thời gian nữa thì giá ở nước mình có thể đến cả 100 ngàn đ/lít mất. Dù sao cũng phải ráng gồng đi thiên hạ ơi, tiền đi đâu rồi cũng có chỗ đọng lại thôi mà” - Loc Son: locsondn@yahoo.com



“Xăng giảm mà chả thấy hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm giảm giá gì hết cả!” - Giang: sir.giang@yahoo.com



“Giảm hẳn 5.000-6.000/lit đi các ông tài chính ơi!” – Eric: boyvip_iu_girlvip_4390@yahoo.com.vn



“Xin đừng giảm giá xăng dầu Bộ Tài Chính ơi, vì mỗi lần giá xăng thế giới giảm, rồi báo chí kêu ca dữ lắm thì xăng trong nước giảm cao lắm cũng chỉ từ 400 đến 500đ. Còn xăng thế giới chỉ cần nhích lên là xăng trong nước tăng liền từ 1.500 đến 3.000đ. Nói thật mỗi lần nghe nói xăng dầu trong nước giảm, ai vui chứ tôi không vui chút nào. Vì tôi biết giảm không được bao lâu thì giá xăng sẽ tăng lên chóng mặt cho mà xem?” – Luật khoa: luatkhoaD07QBC2@yahoo.com



“Haiz… Sao họ không giảm hẳn 1 nghìn cho nó sướng, mà cứ giảm giá kiểu tiền đồng thế nhỉ?” - Hoàng: daodinhhoang@gmail.com



“Chán thật đấy! Lên thì như diều gặp gió, xuống thì cứ như cafe fin ý. Sự ảnh hưởng của thị trường sau khi xăng tăng thì rõ rồi... Khổ quá!” - Q14: dangphong.construction@gmail.com



“Thế này thì chắc các DN xăng dầu vẫn lãi to tới 700đ đến 1000đ/ lít. Phải giảm nữa cho dân đỡ khổ tý” - Dân cày đeo kính: xedap_205@yahoo.com



“Vì sao giá xăng dầu thế giới đã xuống thấp nhất trong vòng 1 năm qua, nghĩa là giá đã thấp hơn trước thời điểm giá xăng dầu trong nước tăng hồi tháng 3 và tháng 4 năm 2012, mà qua HAI lần tăng thì xăng tăng tổng cộng 3.000đ , nhưng qua BA lần giảm tính đến hôm nay thì giá xăng A92 chỉ giảm tổng cộng 1.900đ. Như vậy vẫn còn cao hơn thời điểm tăng giá là 1.100đ/ lít. Dường như giá leo lên được "thích" hơn là giảm xuống???” - Đất: sanwoo.angel@gmail.com



“Toàn giảm cái kiểu nhỏ giọt, theo đúng phong cách từ xưa tới giờ...Ghét thế!!!” - NUCE: letrongnguyen@gmail.com



“2 lần tăng - 3 lần giảm = 1.100đ” - Trường: laiductruong@gmail.com



“Giảm làm gì... mệt quá: giảm 3 lần không bằng một nửa của 1 lần tăng - giảm 3 lần được tổng cộng 1.500đ. trong khi tăng 1 lần 3.000đ” - Long bg: chubecuoitrauvuotdendo@gmail.com


“Tôi thì vẫn muốn nói: Không nên lấy quạt mo cau để phe phẩy lòng người tiêu dùng. Với giá xăng nhập khẩu trong thời gian qua mà chỉ giảm giá bán lẻ trong nước có 800 đ/lít là quá vô lý, nếu giảm ít vậy thì chí ít cũng phải tăng thuế nhập khẩu lên chứ? Vẫn quá thất vọng với BT Vương Đình Huệ, tăng thì quá cao mà bây giờ giảm thì vẫn quá nhỏ giọt” - Trung Tam: trungtamdedap@gmail.com

“... Mỗi người 1 kiểu kiếm tiền khôn ngoan...nhưng cứ đánh vào túi tiền của dân vẫn là dễ dàng nhất... Dù sao cũng mong là đừng giảm có 800 lẻ mà tăng 5000đ... Năm nay cái gì cũng khó khăn” - Linh: misslinh.1108@yahoo.com

(ảnh: An Hạ)
(ảnh: An Hạ)

Góc thư giãn



Nói là đã mất cảm giác với giá xăng dầu, hoặc “chán chả muốn nói về” chuyện giá cả cứ đánh võng nữa…, nhưng vẫn có thể thấy sự trở lại của nét hài hước trong một số bình luận. Thì đó, dân ta vốn hay cười, chuyện gì cũng có thể cố tìm ra khía cạnh vui để…thử khiếu chọc cười thiên hạ chút chơi cho hạ hỏa phần nào giữa tiết trời nóng bức.



“Lại "giảm " à... lần này giảm hẳn 800 đồng?... Thế nhưng mong đừng có lại chuẩn bị tăng 5.000 đồng đấy nhé...” - Táo Idol: dr.beary@yahoo.com



“E hèm... Đừng giảm giá nữa, tăng thuế lên khỏi phải bù lỗ chứ DNNN làm ăn vì dân nên hay lỗ lớn lắm... ĐIỆN, XĂNG... đều lỗ cả mà??” - Đinh Thạch Anh: anhthchtc@yaoo.com.vn



“Kinh, những 800đ, ngạc nhiên thế! Giảm nhiều quá đấy Bộ TC ơi!” - Nguyen Duyen: thenguyenthe@gmail.com



“Hê hê… Xăng giảm nhiều quá… lần nào cũng vậy… vẫn không như kỳ vọng gì cả” - Nguyen Minh Nam: vuluuthiendi@gmail.com



“Tăng thì trên trời, giảm thì.....vẫn ít thế...” - Nguyen Son: nguyenson8783@yahoo.com



“Phen này dân ta.... shock nặng rồi đây... Hy vọng mấy tuần nữa không tăng 5.000 một lít, hix…” - Nguyễn Công Thông: maivotinh02@yahoo.com.vn



“Xăng tăng như nước sông Đà/Xăng giảm nhỏ giọt như cà phê phin (lần này giọt có... to hơn chút)” - Tyhnl: tyhnl2000@yahoo.com



“Trời ôi! giảm gì mà nhiều thế.......” - Vinh: tuanvinh1409@yahoo.com



“Ối giời ơi! Mừng quá cơ, bà con ạ!” - Vũ Tuấn Mạnh Linh: vu_tuan_manh_linh@yahoo.com



“Xăng tăng thì vọt lên vài nghìn đồng 1 lít, còn lúc giảm thì chỉ có vài trăm đồng? Nhưng các bạn nên hiểu rằng Bộ trưởng TC đang lo cho dân đó, vì có lẽ BT sợ nếu mà giảm giá xăng mạnh quá (ví dụ như giảm 3.000đ/1 lít chẳng hạn) thì e dân ta bị sốc và choáng váng... Như vậy e là bệnh viện càng quá tải hơn nữa...” - Nguyễn Hoà: mrhoa90@gmail.com



“Xăng đã giảm "rất mạnh" rồi bà con ơi... Lần sau có tăng chắc chỉ thêm khoảng... 3.000đ thôi, đừng lo? Dân mình giàu mà!” – Trần Văn Cùi: quangninhqueminh7@gmail.com



“May quá, giảm tận 800 đồng cơ đấy. Lần trước giảm 500 rồi tăng mấy nghìn, giờ giảm được tận 800 đồng rồi, hơi vui một tý rồi lại cảm thấy bình thường rồi, hix…” - Pham Thanh Lam: xuxu09@gmail.com


Mục tiêu dài hạn


Vẫn như thường lệ, các “quân sự quạt mo” tiếp tục gửi tới ngành xăng dầu và các bộ chủ quản những góp ý, phân tích, hiến thêm những kế sách rút ra từ kinh nghiệm “cây nhà lá vườn”. Tất cả có lẽ cũng đều chung mong muốn công tác quản lý cần làm tốt hơn để ổn định được mặt bằng giá cả, đừng khiến dân luôn phải bất an trước những biến động trồi sụt giá cả bất thường và liên tiếp.



“Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh trong nước, nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả nhiều thành phẩm khác. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, theo tôi nghĩ, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó kích cầu sản xuất và tiêu dùng. Cũng bởi nền công nghiệp lọc hóa dầu của chúng ta mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu nên việc đánh thuế nhằm hạn chế nhập khẩu mặt hàng này, theo tôi là chưa hợp lý vào thời điểm hiện tại” - Anh Tuấn: tuanna1911@yahoo.com



“Đề nghị mấy bác quản lý đừng giảm, vì mọi người đã quen cái giá này cả rồi. Các bác tăng, giảm thế này em cứ phải chạy theo làm đơn giá khoán xăng xe cho mấy anh em lái xe mệt quá!”- Hung: toihung@yahoo.com



“Theo tôi có lẽ là không nên giảm giá, mà tăng thuế nhập khẩu vì có xuống 800 hay 1.000đ cũng không giải quyết được việc gì, vì chẳng có hàng hóa nào xuống giá theo nữa đâu, cứ chờ mà xem. Còn tăng thuế nhập khẩu thì ít nữa giá TG có lên còn có cửa mà lui. Tôi nghĩ nhân cơ hội này nên để giá xăng dầu VN tiếp cận với giá các nước quanh ta thì tốt hơn” - Tran Van Giang: langianghabac@gmail.com



“Giá xăng dầu giảm thì các doanh nghiệp vận tải có giảm giá để đảm bảo quyền lợi cho người dân không .Đề nghị Bộ Công Thương và Bộ tài Chính có biện pháp để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội” - Nguyễn Quý Nghĩa: nguyenquynghia@yahoo.com.vn



Dù sao có được chút cảm xúc vui hơn với giá xăng dầu cũng đã là tín hiệu tích cực – có thể coi như nhân tố mới được rồi. Bởi mục tiêu của người dân về tiến tới ổn định mặt bằng giá cả ít ra cũng đã có được điểm tựa...
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:11 pm

Mỹ chuyển hướng sang Thái Bình Dương: Trung, Ấn đứng ở vị trí nào?
(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thu hút sự chú tâm của cả thế giới khi ông công bố chiến lược quân sự mới của Washington tại diễn đàn an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La. Trung Quốc và Ấn Độ đứng ở vị trí nào trong chiến lược mới ấy?

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Bo-truong-quoc-phong-my-leon-panetta-va-thu-tuong-an-do-manmohan-singhnbsp

Lầu Năm Góc tái phối trí lực lượng hải quân theo trục chiến lược mới quay sang châu Á, thi hành từ nay và hoàn tất vào năm 2020, song song với kế hoạch thực hiện những ưu tiên chiến lược trên địa bàn Á Châu. Lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẽ được phân bố 60% trên Thái Bình Dương và 40% trên Đại Tây Dương. Hoa Kỳ cổ vũ và noi gương tuân thủ luât lệ, trật tự quốc tế, tiếp tục củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có, mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác với Singapore, Việt Nam và các quốc gia Thái Bình Dương khác, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự và đầu tư phô diễn lực lượng quân sự khắp châu Á.



Đó là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ mà Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã trình bày chi tiết tại Hội nghị Đối thoại An ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore hồi tuần qua.



Đây không phải là điều bất ngờ, bởi mọi người đã có thể đoán trước, từ khi giới chức trong chính quyền Tổng thống Obama, trong đó có Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates từng nhiều lần xác định trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là châu Á. Gần đây Mỹ chỉ nói thêm rằng châu Á đã trở thành trục chiến lược quốc tế của Mỹ, và nay ông Panetta nói rõ về tỉ lệ bố trí lực lượng 60-40 chia cho hai vùng đại dương. Ông Panetta còn liệt kê rõ rệt cả số lượng chiến hạm phân bố cho hai vùng chiến lược đó.



Trung Quốc – Mục tiêu



Khi trọng tâm chiến lược rồi đến trục chiến lược Mỹ chuyển đổi, người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc.



Bộ trưởng Mỹ có nhắc về những khó khăn kinh tế, tài chính, ngân sách, như những lý do khiến Mỹ phải chọn lựa ưu tiên chiến lược đồng thời giản lược, linh động, hiện đại hoá lực lượng quân sự khổng lồ của mình. Nhưng trên thực tế, nguyên do đầu tiên và trên hết khiến Washington phải chuyển trục chiến lược sang châu Á chính là do Trung Quốc đã chuyển mình nhanh chóng để trở thành một lực lượng kinh tế quân sự hùng mạnh đáng nể.



Trong những lời phát biểu của ông Panetta tại Singapore thì ông biện minh rằng không có gì mâu thuẫn giữa chiến lược mới của Hoa Kỳ với quyền lợi của Trung Quốc. Ông Panetta, cũng như Ngoại trưởng Clinton trước đây, cố giải thích rằng nỗ lực tăng cường sự can dự của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương hoàn toàn phù hợp với đà phát triển và tăng trưởng của Bắc Kinh, còn làm lợi cho Trung Quốc về mặt an ninh và thịnh vượng chung với Hoa Kỳ nữa.

Nhưng thực tế lực lượng quân sự Mỹ, với 171 tàu chiến, dàn trải và tung hoành khắp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương chỉ để “bảo vệ an ninh” cho tất cả các nước, kể cả Trung Quốc có vẻ là quá phi lý.



Giới phân tích cho rằng nếu Hoa Kỳ chỉ mong hợp tác hoà bình ở lục địa châu Á và các quốc gia biển đảo Á Châu, thì chắc Lầu Năm Góc đem sang vùng biển Thái Bình hơn 170 chiến hạm từ hàng không mẫu hạm đến tàu tuần duyên hiện đại cùng với lực lượng không quân yểm trợ và tấn công, và mở thêm căn cứ không hải thuỷ bộ ở miền bắc Australia nữa, hẳn là chỉ để ngắm cảnh hoàng hôn yên bình trên Thái Bình Dương!



Mỹ nói đến ba nguyên tắc chung gọi là để duy trì an ninh thịnh vượng nhưng dường như toàn là những nguyên tắc thực hiện để tăng cường, phối hợp và phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.



Nguyên tắc đó thứ nhất là tuân thủ luật lệ và trật tự quốc tế để tăng cường hoà bình và an ninh chung. Thứ hai là củng cố và mở rộng các liên minh song phương và đối tác đa phương, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vai trò hai liên minh then chốt như hai họng súng hướng vào Hoa Lục, không kể tới Đài Loan đã được mua thêm vũ khí tối tân ở sát sườn từ ngoài bờ biển Phúc Kiến.



Và xếp hàng sau những liên minh song phương giữa Mỹ với Philippines, Thái Lan, còn những quan hệ “đối tác” song phương với Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ... hình thành mạng lưới dày vây quanh người khổng lồ mới nổi.



Tăng cường và thực hiện hai nguyên tắc trên, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ công bố nguyên tắc thứ ba: duy trì hiện diện quân sự tại Đông bắc Á và tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, đồng thời đầu tư thêm cho nhu cầu phô diễn sức mạnh và khả năng hoạt động trên toàn bộ khu vực này.



Như vậy có thể kết luận chiến lược của Mỹ cho thế kỳ 21 chuyển trục về châu Á là để kiềm chế Trung Quốc. Mục đích được ví như be bờ ngăn chặn trước kia, nhưng lần này Mỹ khuyến khích Trung Quốc hãy khôn ngoan chăm lo phát triển trong hoà bình, đừng gây hấn các nước nhỏ, và cho thấy rõ các chiến hạm của Mỹ sẽ không để vùng biển Đông Nam Á với đầy quyền lợi chung của Hoa Kỳ với các nước địa phương rơi vào vòng khống chế của Bắc Kinh.



Ấn Độ - Trụ cột



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua đã kết thúc chuyến viếng thăm Ấn Độ trong khuôn khổ vòng công du châu Á. Hai hồ sơ nổi cộm trong chuyến đi Ấn Độ lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chính là Afghanistan và Trung Quốc.



Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua, ông Panetta đã nhấn mạnh đến vai trò của Ấn Độ như là “gạch nối giữa Tây và Đông Á”. Và trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Ấn Độ A.K Antony, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã bàn về kế hoạch của NATO rút toàn bộ lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan từ đây đến cuối năm 2014, cũng như về việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Ấn Độ và hợp tác huấn luyện quân sự giữa hai nước.



Trong bối cảnh NATO sẽ rút quân, ông Panetta đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò “năng động hơn” tại Afghanistan. Cụ thể, Washington hy vọng là New Delhi sẽ đẩy mạnh việc huấn luyện cho lực lượng an ninh Afghanistan. Về phía Ấn Độ, nước này rất lo ngại là việc NATO rút quân khỏi Afghanistan sẽ tạo điều kiện cho phe Hồi giáo cực đoan trở lại nắm quyền ở nước này, bởi vì quân chính phủ Kabul sẽ khó mà đương đầu với quân Taliban. Cho nên, vào tuần trước, đại sứ Ấn Độ tại Washington đã kêu gọi hai nước nên phối hợp chặt chẽ hơn ở Afghanistan.



Nhưng chuyến đi của ông Panetta ở Ấn Độ phải được đặt trong một bối cảnh rộng hơn, vì mục đích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đến New Delhi cũng chính là tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ với Ấn Độ, trước sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.



Trong chiến lược mới về châu Á mà Tổng thống Barack Obama công bố vào đầu tháng 1 vừa qua, Ấn Độ là quốc gia duy nhất được nêu lên như là một đối tác trọng yếu của Hoa Kỳ. Các giới chức Mỹ vẫn đánh giá Ấn Độ và Mỹ có cùng mối quan ngại đối với Trung Quốc và các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở Nam Á.



Cho tới nay, chính quyền Obama vẫn xem Ấn Độ là một đối trọng với Trung Quốc, tuy rằng trong các tuyên bố chính thức, các giới chức cao cấp của Mỹ khẳng định rằng chiến lược mới của Washington không phải là nhằm đối đầu với Bắc Kinh.



Chuyến đi của ông Panetta diễn ra sau khi Ấn Độ vào tháng 4 vừa thử nghiệm thành công một tên lửa mới mang đầu đạn hạt nhân, có tầm bắn 5000 km, tức là có thể bắn tới bất cứ nơi nào ở Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng về khả năng quân sự của New Delhi, rút ngắn sự cách biệt về hệ thống tên lửa của Ấn Độ đối với Trung Quốc. Ấn Độ hiện đang đầu tư rất nhiều vào vũ khí để hiện đại hóa quân đội và Hoa Kỳ nay đã trở thành một trong những nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:13 pm

Mỹ cam kết ủng hộ Philippines nhân chuyến thăm của Tổng thống Aquino
(Dân trí) - Mỹ hôm qua đã cam kết trợ hỗ trợ Philippines đẩy mạnh quốc phòng nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh nhân chuyến thăm Washington của Tổng thống Benigno Aquino, người được các quan chức Mỹ xem là một đối tác triển vọng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Truoc-khi-toi-my-ong-aquino-phai-da-co-chuyen-tham-anh-va-hoi-dam-voi-thu-tuong-david-cameron

Tướng Martin Dempsey, quan chức cấp cao của quân đội Mỹ và đã gặp ông Aquino tại Manila hôm 4/6, cho hay ông đã bàn về việc mở rộng hợp tác với Philippines ngoài các nỗ lực gần đây vốn tập trung vào việc chống lại các phần tử nổi dậy Hồi giáo.

"Philippines đã tập trung vào nỗ lực chống khủng bố ở trong nước và các vấn đề nổi dậy trong nhiều thập kỷ, vì thế có khả năng rất hạn chế trong việc củng cố sức mạnh hoặc gây ảnh hưởng tới các hoạt động xung quanh", ông Dempsey nói. "Chúng tôi cho rằng họ cần một số sự hỗ trợ, đặc biệt về an ninh biển", Tướng Dempsey phát biểu trước báo giới tại Washington ngay 7/6.

Tại Nhà Trắng vào hôm nay, Tổng thống Barack Obama sẽ gặp ông Aquino, người đã nâng vị thế của Philippines tại Washington không qua các cam kết xử lý tham nhũng và thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ.
Mỹ đã giúp nâng cấp quân đội Philippines và ông Aquino đã đồng ý để một số lượng lính Mỹ lớn hơn được luân chuyển qua nước này nhưng không thiết lập các căn cứ quân sự.

Một quan chức chính quyền Obama giấu tên cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét lại quan hệ quốc phòng và “bàn về công việc tương lai nhằm mở rộng hợp tác” trong cuộc hội đàm tại Nhà Trắng..

Sự hợp tác giữa 2 nước diễn ra trong bối cảnh Philippines, một đồng minh của Mỹ, đang có quan hệ đặc biệt căng thẳng với Trung Quốc.

Căng thẳng đã leo thang hồi tháng 4 khi các tàu Trung Quốc và Philippines đối đầu tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham, nằm gần hòn đảo chính Luzon của Philippines. Manila khẳng định bãi đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chỉ quyền bãi đá cùng gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.

Ông Dempsey cho hay ông đã nói với Tổng thống Aquino về sự cần thiết nhằm “đảm bảo tự do hàng hải” ở Biển Đông.

Theo lời Tướng Dempsey, ông và Tổng thống Aquino không thảo luận các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng “chúng tôi kêu gọi tất cả các bên giải quyết các vấn đề thông qua luật pháp quốc tế có sẵn và không được ép buộc”.

Chính quyền Obama đã cam kết chú trọng nhiều hơn tới châu Á, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta công bố hồi tuần trước rằng Mỹ sẽ đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương vào năm 2020.

Trung Quốc đã bày tỏ sự lo lắng về nỗ lực của chính quyền Obama tại châu Á. Một số học giả Trung Quốc nghi ngờ rằng một nước Mỹ đang yếu đi muốn kìm hãm một Bắc Kinh đang mạnh lên.

Ông Obama dự định cũng thảo luận vấn đề thương mại với ông Aquino, trong đó có các biện pháp mà Philippines cần thực hiện để tham gia các cuộc đàm phán hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP.

Ernie Bower, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, cho hay ông mong đợi sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ dành cho Philippines ở Biển Đông.

Nhưng ông Bower nói thêm rằng việc tập trung vào thương mại trong chuyến thăm của ông Aquino có thể chỉ là nhằm cân bằng sau những lo ngại trong khu vực rằng Mỹ tập trung quá nhiều vào khía cạnh quân sự trong các nỗ lực tại châu Á.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:14 pm

Biển Đông: Liệu "gấu" Nga sẽ "vỗ ngực xưng tên"?
Trong những năm gần đây, bất chấp căng thẳng tại Biển Đông đang leo thang, Mátxcơva hầu như không đưa ra một lời bình luận chính thức.



Bất ngờ vào ngày 23/05 vừa qua, Đại sứ Nga tại Philippines đã lên tiếng "phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên Biển Đông" vào khu vực này và "đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên Biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp", với lí do "Nga quan tâm tới tự do hàng hải". Đây có thể coi là lần đầu tiên một quan chức Nga chính thức có bình luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.



Nga có thực sự muốn quay trở lại Biển Đông?



Trong chiến lược lấy lại vị thế của mình sau thời kỳ "ngủ đông", Nga rất cần một đồng minh để phát triển và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đã hiện lên như là một "đối tác" lí tưởng. Liên tục trong nhiều năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam nhiều vũ khí tối tân như máy bay tiêm kích SU-27, SU-30, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion và tổ hợp tên lửa phòng không S300.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Bien-dong-lieu-gau-nga-se-vo-nguc-xung-ten

Ngày 23/03/2010, hãng thông tấn Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly đã thông báo rằng Hải quân Nga sẽ giúp Hải quân Việt Nam trong việc xây dựng căn cứ đồn trú tàu ngầm, có thể là tại Cam Ranh. Tiếp đến ngày 07/05/2011, một hạm đội bao gồm Tàu Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu hạng trung Pechenga và tàu cấp cứu SB-522 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã thăm Việt Nam và ghé Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.



Vào ngày 05/04/2012, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ở Biển Đông mà công ty Anh BP đã phải từ bỏ dưới áp lực của Trung Quốc. Có thể coi đây là một nước cờ liều lĩnh của Nga, vì trước giờ Nga vẫn đang chơi cờ nước đôi: một mặt bán vũ khí, khí tài cho các quốc gia trong khu vực, mặt khác tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh.



Nga cũng thừa hiểu đây là một "con cá" khó câu vì sẽ làm "phiền lòng" Trung Quốc, xấu nhất có thể dẫn tới xung đột. Nga cũng sẽ phải "oằn lưng" vì cỡ cường quốc như Anh với BP và Mỹ với Exxon cũng đã phải chùn bước, còn Ấn Độ thì đã dừng hợp tác trong dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.



Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Nga có những lợi thế nhất định để làm cơ sở cho hành động "can đảm" của mình. Nga không hề bị lệ thuộc và càng không phải là "con nợ" của Trung Quốc, điều khác biệt với việc phụ thuộc khá chặt chẽ về kinh tế và tài chính của Mỹ với Trung Quốc. Do đó Nga dám đi những nước cờ táo bạo vì Trung Quốc không thể dùng "áp lực kinh tế", còn Mỹ thì phải thận trọng hơn.



Hiện Nga còn là một trong những đối tác cung cấp vũ khí lớn cho Trung Quốc. Mà Trung Quốc cũng đang mở rộng quy mô lực lượng quân đội cả về số lẫn chất lượng nhằm mục tiêu tạo áp lực cho các nước xung quanh. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì tranh chấp ở Biển Đông không phải là vấn đề đối đầu trực tiếp với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia,.. mà là cuộc tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu đúng như thế thì chắc chắn Trung Quốc không muốn rơi vào thế khó "lưỡng đầu thọ địch". Đặc biệt hơn là Mátxcơva đang "rảnh tay" vì không phải vướng bận vào những vấn đề lớn như Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên,... trong khi Washington vẫn đang cần Bắc Kinh trong những vấn đề nóng bỏng như Bắc Triều Tiên.



Philippines chắc chắn rất quan tâm đến vụ "đánh cờ" này của Nga. Nếu Nga thành công, Philippines có thể học theo Việt Nam ký hợp đồng với Nga để thăm dò và khai thác tại những vùng mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền của mình còn Trung Quốc thì nói không.



Tham vọng và khả năng



Trở lại với việc đưa ra bình luận của Đại sứ Nga tại Philippines 23/05, có một điểm đáng lưu ý là Nga ủng hộ "giải pháp song phương", điều mà Trung Quốc mong muốn và theo đuổi từ lâu. Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga đang dần thể hiện mình "thân" Bắc Kinh. Nếu Nga tiếp tục bày tỏ thái độ về việc này thì có thể coi như là gây thêm khó khăn mới trong việc hướng tới "giải quyết đa phương" của Việt Nam, Philippines. Bất ngờ hơn là Nga còn tuyên bố muốn tập trận chung với Philippines. Đây chỉ có thể lại là một nước cờ đôi đầy ẩn ý của Mátxcơva, theo AP thì đây cũng có thể là một động thái quan trọng chứng tỏ Nga không hề tụt hậu vị thế so với Mỹ .



Chắc chắn nếu Nga xuất hiện thì sẽ khiến tình hình diễn biến tại Biển Đông thay đổi. Trong tình huống Nga tiếp tục đi những nước cờ táo bạo và Trung Quốc sẽ chỉ lên tiếng phản đối "lấy lệ" vì bị "kẹt" như nêu trên thì chủ quyền của Việt Nam trên những vùng biển này sẽ được củng cố vì sự khai thác tài nguyên trên một vùng biển nào đó nếu diễn ra tốt đẹp thì cũng là một hình thức xác định chủ quyền. Nhưng tất cả chỉ là "tình huống giả định", khả năng thành hiện thực còn là một câu hỏi khó.



Trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 tại Shangri-La với sự tham dự của đại diện tới từ 28 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cùng với Anh, Pháp, và Mỹ, Nga gần như không có một động thái hay phát biểu cụ thể nào đề cập tới vấn đề Biển Đông. Trong khi Mỹ thì rất mạnh dạn bày tỏ quan điểm khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta công bố "đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% năng lực hải quân tại Thái Bình Dương, và 40% tại Đại Tây Dương, thay đổi so với tỷ lệ 50:50 hiện nay". Điều này khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về khoảng cách giữa "hoài bão" và thực lực của Nga để hiện diện thường xuyên hơn tại khu vực này.



Hiện tại vẫn chưa thấy phản ứng của các nước trong khu vực về những động thái của Nga. Nếu có chỉ là một vài hợp tác nhỏ trên lĩnh vực kinh tế. Ngay cả trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 vừa rồi, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã có nhiều cuộc gặp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với các đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Australia, Canada, Anh và Liên minh châu Âu (EU) mà không hề có chi tiết nào đề cập đến việc "gặp gỡ" Nga.



Có lẽ vì Nga đang quá "bận" trong vấn đề Syria - đất nước hiếm hoi còn lại mà Mátxcơva có lợi ích lớn ở khu vực Trung Đông. Thể hiện qua việc Tổng thống Nga Putin vừa có những phát biểu cứng rắn bày tỏ quan điểm của Mátxcơva về vấn đề Syria trước báo giới trong chuyến công du đến Pháp vào ngày 01/06 vừa rồi. Nên tạm thời Nga chưa thể dồn "tâm huyết" để thực hiện "hoài bão" của mình ở khu vực Biển Đông được.



Liệu "gấu" Nga sẽ "vỗ ngực xưng tên" ở Biển Đông? Câu trả lời thì hiện tại chưa nhiều yếu tố để đi đến một khẳng định cuối cùng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:15 pm

Máy bay Nga rơi tại Indonesia vì phi công muốn “làm xiếc”
(Dân trí) - Một chiếc máy bay chở khách của Nga vốn gặp nạn hồi tháng trước làm 45 người thiệt mạng có thể bị rơi do phi công muốn thực hiện các màn nhào lộn tại một khu vực đồi núi, các nguồn tin cho biết.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Cac-quan-chuc-indonesia-ben-mot-thiet-bi-thu-du-lieu-chuyen-bay-duoc-tim-thay-sau-vu-tai-nan

Các thông tin bị rò rỉ với một tờ báo Nga khẳng định rằng băng ghi âm từ hộp đen chiếc Sukhoi Superjet-100 cho thấy cả hệ thống cảnh báo tự động và một thành viên khác của phi hành đoàn đã cố gắng thuyết phục phi công không thực hiện hành động mạo hiểm ít phút trước khi nó bị rơi.

Tờ Moskovsky Komsomolets đưa tin, có lúc trong đoạn băng một thành viên phi hành đoàn được nghe thấy đã hét lớn điều gì đó cùng với những từ: “Cơ trưởng, chúng ta không thể tới đó, có một ngọn núi”, nhưng phi công Alexander Yablontzev vẫn phớt lờ.

Người cung cấp thông tin trên được yêu cầu giữ bí mật danh tính vì quy định cấm làm rò rỉ tin tức trong khi các cuộc điều tra tai nạn hàng không đang diễn ra.

Các nguồn tin trước đó cũng phỏng đoán rằng máy bay Nga gặp nạn là do lỗi của phi công.

Các chuyên gia hàng không cảnh báo rằng nếu cuộc điều tra tìm ra rằng một sự cố kỹ thuật gây ra vụ tai nạn hôm 9/5 gần Jakarta thì Superjet sẽ gặp khó khăn về mặt thương mại.

Phi công Yablontzev, 57 tuổi, là một người giàu kinh nghiệm với hơn 10.000 giờ bay và rất hiểu về chiếc Sukhoi Superjet-100. Ông đã điều khiển Superjet kể từ khi nó cất cánh lần đầu tiên năm 2008.

Nhưng các nhân viên điều tra vẫn chưa hiểu tại sao ông lại đề nghị hạ độ cao từ 3.000m xuống 1.800m ít phút trước vụ tai nạn - điều đặc biệt nguy hiểm tại một khu vực nhiều núi non như vậy.

Các chuyên gia dựng lại hành trình chuyến bay bay tiết lộ với tờ Moskovsky Komsomolets rằng chiếc Sukhoi Superjet-100 đã suýt đâm vào núi 2 lần trước khi bị rơi.

Sukhoi Superjet là chiếc máy bay mới đầu tiên được chế tạo tại Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Nó được thiết nhằm tiếp sinh lực cho ngành công nghiệp hàng không đang đi xuống của Nga bằng việc đẩy mạnh thị trường cho các máy bay tầm trung và kích cỡ nhỏ.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:19 pm

Có "đục nước béo cò" trong tái cấu trúc kinh tế?
(Dân trí) - “Bị nghẽn từ hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn mạch máu có cục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Dường như trong quá trình sắp xếp tái cấu trúc có một nhóm lợi ích nào đó "đục nước béo cò", đại biểu Trần Du Lịch nói.

Thảo luận về tình hình kinh tế tại hội trường hôm 7/6, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình) cho rằng, sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng doanh nghiệp nhà và vừa còn hạn chế.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Thu-tuong-nguyen-tan-dung-trao-doi-voi-dai-bieu-quoc-hoi-anh-viet-hung

Theo dự báo năm 2012 sẽ có khoảng 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản. Riêng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tính đến thời điểm 31/5 vừa qua có khoảng 847/2118 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến ngừng hoạt động, chiếm tỷ lệ gần 40%. Đây là hiện tượng bất thường, nhưng con số này vẫn tiếp tục gia tăng, chủ yếu ở những doanh nghiệp kinh doanh vận tải, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.

Đại biểu Sơn đánh giá, khó khăn của doanh nghiệp chủ yếu do những tác động của chính sách điều tiết về giá cả và tiền tệ. “Theo tôi, trong thời điểm hiện nay để phát triển kinh tế, chúng ta cần chấp nhận một tỷ lệ lạm phát hợp lý. Nhiều cử tri cho rằng giải pháp hỗ trợ 29.000 tỷ đồng và việc lùi thời hạn nộp đối với một số loại thuế, phí và các khoản thu nộp ngân sách của doanh nghiệp là chưa đủ mạnh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp”, đại biểu Sơn nói.

Còn theo đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu), việc sử dụng những biện pháp mạnh cho việc thắt chặt tiền tệ đã dẫn đến khó khăn cho nền kinh tế, khó khăn cho doanh nghiệp. Dư nợ tín dụng, nếu trừ khối lượng các ngân hàng thương mại mua trái phiếu Chính phủ là âm 0,83%. Vị đại biểu này bày tỏ ý kiến: “Chính vì quy mô tín dụng giả, cung về tín dụng giả dẫn đến lãi suất tăng và khó khăn cho doanh nghiệp. Tôi đề nghị cần phải theo dõi sát thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp, khắc phục tình trạng chúng ta thắt quá chặt rồi nới quá nhanh dẫn đến tình trạng lạm phát có nguy cơ quay trở lại làm mất ổn định kinh tế vĩ mô”.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đại biểu Sơn đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu những giải pháp cứu doanh nghiệp bằng các hình thức như tiếp tục hoãn, giãn, miễn, giảm thuế, có giải pháp kích cầu tiêu thụ hàng hóa. Ông Sơn cũng đề nghị ngân hàng có lộ trình giảm lãi suất vay xuống dưới 10%/ năm để doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực; cơ cấu lại các khoản nợ xấu khó đòi, điều chỉnh lại tiêu chí, điều kiện để vay vốn…

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (ảnh: Việt Hưng).
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (ảnh: Việt Hưng).

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lại đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, thanh tra chặt chẽ việc thành lập doanh nghiệp, đánh giá cụ thể các doanh nghiệp giải thể, phá sản, có bao nhiêu % khó khăn do cơ chế, do nguyên nhân khách quan để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp. Tình trạng các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đầu tư ra ngoài ngành không hiệu quả cũng cần phải cấm dứt.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) viện dẫn ví von của cử tri cho rằng: “Ngân hàng trong nền kinh tế cũng như lá gan trong cơ thể người, khi gan bị viêm, bị xơ, cơ thể sẽ suy yếu. Cho nên không thể để ngân hàng bị viêm hay xơ, để cơ thể là nền kinh tế không bệnh tật”.

Theo đại biểu này, “thuốc đặc trị cho ngân hàng chính là sự minh bạch và công tâm. Chỉ có minh bạch và công tâm mới giúp cho ngân hàng thực sự chuyển đổi cơ cấu thành công mà không bị chồng chéo chi phối của các nhóm lợi ích liên quan. Tôi đề nghị Chính phủ và tất cả các cơ quan có chức năng cần giám sát kiểm tra hoạt động của ngân hàng, cần xem việc tái cơ cấu ngân hàng là trọng tâm của toàn bộ tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế”.

Cùng đề cập tới lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) phân tích: “Về chính sách tiền tệ, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5%, tín dụng tăng 15 - 17%, tôi nghĩ tới thời điểm này vẫn còn âm thì không thể tăng được. Tôi giả định ngân hàng Trung ương làm sao tăng tín dụng 12% thôi, thì từ nay đến cuối năm mỗi tháng bơm ra thị trường 50.000 tỷ. Vấn đề đặt ra nếu cộng cả ngân sách, cộng cả tín dụng, mỗi tháng hơn 70.000 tỷ bơm thị trường, nền kinh tế không hấp thụ được”.

Vậy, chỗ nghẽn hiện nay là nền kinh tế không hấp thụ được, bị nghẽn từ hệ thống dòng vốn của nền kinh tế giống như hệ tuần hoàn mạch máu có cục máu đông nằm trong động mạch, tĩnh mạch. Cục máu đông đó là nợ xấu ngân hàng, nếu không làm xẹp đi cục máu đông này, nền kinh tế không hấp thụ được.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Dai-bieu-tran-du-lich-anh-viet-hung

Như vậy, theo đại biểu Lịch, “nhưng dường như trong quá trình sắp xếp tái cấu trúc có một nhóm lợi ích nào đó phải chăng là thừa "đục nước béo cò"? Vì lợi ích quốc gia, tôi kiến nghị phải giải quyết một cách dứt khoát, vấn đề là đừng để ai làm "đục nước béo cò" trong vấn đề tổ chức lại thị trường này mới giải quyết được cục máu đông”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:19 pm

Vàng giảm sâu, mất mốc 42 triệu đồng/lượng
(Dân trí) - Giá vàng trong nước phiên sáng nay giảm mạnh tới 600.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua, đưa giao dịch xuống sâu dưới mốc 41,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lại tăng tới 1,9 triệu đồng/lượng (chưa trừ chi phí).


Mở cửa thị trường vàng trong nước sáng nay 8/6, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 41,65 triệu đồng/lượng (mua vào) - 41,83 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm tới 570.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại TPHCM cũng được Công ty VBĐQ Sài Gòn - SJC niêm yết dưới mốc 42 triệu đồng/lượng, xuống mức 41,48 triệu đồng/lượng - 41,78 triệu đồng/lượng, tức giảm 530.000 đồng/lượng.

Cũng tại thị trường TPHCM, giá vàng SJC và SBJ được Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giảm 600.000 đồng/lượng, xuống 41,55 triệu đồng/lượng - 41,8 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với phiên giao dịch hôm qua, giá vàng SJC hiện giảm mạnh tới 600.000 đồng/lượng, xuống mức 41,5 triệu đồng/lượng.

Bên cạnh đó, vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng mất mốc 41 triệu đồng/lượng, xuống mức 40,6 triệu đồng/lượng - 40,9 triệu đồng/lượng, tức giảm 550.000 đồng/lượng.

Hôm qua, giá vàng trên thị trường thế giới đã rơi tự do và xuyên thủng mốc tâm lý 1.600 USD/ounce, trước những thất vọng sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed.

Chốt phiên 7/6, giá vàng giao ngay để mất 1,7% còn 1.589,3 USD/ounce, giá vàng giao tháng 8 giảm 46,2 USD, xuống 1.588 USD/ounce. Khối lượng giao dịch cao hơn 20% so với bình quân 30 ngày.

Với phiên sụt giảm này, vàng cũng đã xóa tan nỗ lực tăng kể từ thứ Sáu tuần trước. Dù cho đầu phiên hôm qua, giá duy trì đà đi lên khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2008 để kích thích kinh tế.

Tuy nhiên, giá vàng sau đó đảo chiều lao dốc khi bài phát biểu của ông Ben Bernanke, Chủ tịch Fed với Ủy ban Kinh tế chung của Quốc hội Mỹ cho biết kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ vừa phải song đối diện nhiều rủi ro. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu nhưng lại không nhắc tới một gói kích thích kinh tế cụ thể nào.

Sự thất vọng với Fed đã được thể hiện ngay trên thị trường bằng động thái bán tháo vàng của nhà đầu tư. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến giá vàng lao dốc.

Đến phiên sáng nay 8/6 trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay trên Kitco.com có biên độ giảm gần 7 USD/ounce, giao dịch ở mức 1.581,6 USD/ounce.

Theo đó, giá vàng trong nước lại nới rộng khoảng cách so với thế giới, khi tăng tới 1,9 triệu đồng/lượng (chưa trừ chi phí).
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:20 pm

Có thể giải ngân 21.500 tỷ đồng mỗi tháng
(Dân trí) - 5 tháng đầu năm mới giải ngân được 18.500 tỷ đồng, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng có thể giải ngân gần 21.500 tỷ đồng.


Giải trình một số nội dung liên quan đã được các đại biểu Quốc hội đề cập tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 7/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Trái phiếu Chính phủ và đầu tư công năm nay đã có đổi mới phân bổ theo trung hạn, thời gian phân bổ phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các danh mục để tránh phân tán và dàn trải nên cần phải có thời gian sắp xếp giữa các bộ, ngành, địa phương. Tuy chậm nhưng việc phân bổ, sắp xếp theo đúng công trình cần thiết sẽ cho hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn.

Trên đà giải ngân hiện nay (5 tháng đầu năm mới giải ngân được 18.500 tỷ đồng), Bộ trưởng Huệ hy vọng từ nay đến cuối năm mỗi tháng có thể được giải ngân khoảng 21.500 tỷ đồng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Bo-truong-bo-tai-chinh-vuong-dinh-hue

Không thể giảm thuế để kéo giá bán xuống

Về kiến nghị của đại biểu cần giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ trưởng cho rằng, nếu giảm thuế VAT từ 10% hiện nay xuống còn 5% thì ngân sách sẽ không bù đắp được (tương đương giảm 115.180 tỷ đồng). Trong điều kiện lạm phát thấp hiện nay, nếu áp dụng biện pháp giảm thuế để kéo giá bán xuống là không phù hợp.

Thực tế năm 2009, Việt Nam đã áp dụng biện pháp này nhưng doanh nghiệp không giảm giá bán trong khi ta không có chế tài nào để bắt buộc, còn người dân thì không được hưởng lợi nhiều. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu phương án giảm thuế VAT, có thể thực hiện giảm theo một số phân khúc nào đó.

Cũng về giảm thuế, Bộ trưởng cho biết, nếu giảm ngay xuống 20% so với 25% như hiện nay theo ý kiến đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) sẽ rất khó cho việc bù đắp ngân sách với khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, về dài hạn, có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% vào năm 2020.

Với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Bộ trưởng Huệ cho biết: Tính đến cuối 2010, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng vốn tài sản 1.799 nghìn tỷ, trong đó nợ phải trả là 1.088 nghìn tỷ, theo đó, vốn của chủ sở hữu vẫn còn 40%.

Tỷ lệ này chưa thật cao như mong muốn nhưng xét trong các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nói chung là không thấp. Lợi nhuận của 12 tập đoàn, tổng công ty là 162.910 tỷ đồng, tăng 66% so với thực hiện 2009. Có một số doanh nghiệp lỗ do làm ăn yếu kém nhưng cũng có doanh nghiệp lỗ do chính sách giá.

Nhiều doanh nghiệp giải thể là mới thành lập

Trao đổi với báo giới bên lề Quốc hội chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có một thống kê rất cụ thể tại 63 tỉnh thành với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/5, cả nước có 21.800 doanh nghiệp thuộc diện khó khăn, phải đình hoãn hoặc ngừng hoạt động. Con số của 4 tháng đầu năm do chính Bộ công bố trước đó là 17.700 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011.

“Nhìn vào thực trạng này, không ai có thể phủ nhận doanh nghiệp đang hết sức khó khăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nếu như năm 2010, tăng trưởng tín dụng cả nước là 33% thì tới 2011 chỉ còn 14%. 5 tháng đầu năm nay, lượng vốn đưa ra còn ít hơn, giảm 0,83% so với cùng kỳ. Như vậy, một lượng rất lớn vốn không được đưa ra thị trường thì bảo làm sao doanh nghiệp không khó khăn", Bộ trưởng Vinh nói.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Vinh, trong số các doanh nghiệp phải giải thể vừa qua cũng có nhiều doanh nghiệp thuộc diện mới thành lập, gặp khó khăn không thể tồn tại được thì phải giải thể. Nhóm thứ hai phải đi đến giải thể là những doanh nghiệp yếu, quản trị kém, kinh doanh mặt hàng không phù hợp... nên phải đình hoãn và cuối cùng là giải thể.

“Những trường hợp giải thể như vậy có thể coi là sự sàng lọc tự nhiên trong cơ chế thị trường. Trong khó khăn sẽ loại đi doanh nghiệp yếu kém để những doanh nghiệp nào mạnh khỏe thì tồn tại, đó là sự chọn lọc tốt. Trong đề án tái cơ cấu, chúng ta cũng mong muốn số doanh nghiệp này phải giải thể”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình luận.

Tuy nhiên, vị đại diện này cũng thừa nhận, trên thực tế vẫn có những doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh và đóng góp tốt cho xã hội nhưng đang gặp khó khăn về nguồn vốn, chi phí đầu vào tăng cao mà thị trường tiêu thụ lại bị thu hẹp. Do đó, chúng ta cần các giải pháp hỗ trợ để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, hoạt động ổn định trở lại.

Nói về gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng vừa công bố mà nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng chưa đủ mạnh giúp vực dậy các doanh nghiệp, ông Vinh cho rằng: “Gói 29.000 tỷ đồng chủ yếu mới ở mức độ hỗ trợ một phần chứ không phải tháo gỡ khó khăn. Cái doanh nghiệp cần lúc này chính là hỗ trợ nguồn vốn”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:21 pm

Sacombank âm thầm mua vào 1 triệu cổ phiếu SPM
(Dân trí) - Ngân hàng đã mua vào 1 triệu cổ phiếu SPM từ ngày 5/3 và trở thành cổ đông lớn của công ty này nhưng chậm công bố thông tin.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Sacombank-am-tham-mua-vao-1-trieu-co-phieu-spm

Ngày 7/6, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có thông tin về việc vi phạm của cổ đông lớn tại công ty cổ phần S.P.M (mã SPM).

Theo đó, ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB) đã mua vào 1,04 triệu cổ phiếu SPM vào ngày 5/3 và trở thành cổ đông lớn của SPM nhưng chậm báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn.

Tại phiên giao dịch ngày 5/3, cổ phiếu SPM được giao dịch thỏa thuận 1,04 triệu đơn vị với giá sàn 31.800 đồng, tổng giá trị giao dịch đạt 33,1 tỷ đồng.

Về phía Sacombank, kết thúc quý I/2012, ngân hàng lãi 808 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng ước hoàn thành 37% kế hoạch lợi nhuận. Lợi nhuận tháng 4 và tháng 5 ước hơn 600 tỷ đồng, trong đó, riêng tháng 5 ước đạt khoảng 320 tỷ đồng.

Mới đây, ở Sacombank đã diễn ra một cuộc chuyển giao quyền lực khi cơ cấu hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới đã tăng lên 10 người với 8 nhân tố mới. Ông Đặng Văn Thành vẫn bảo toàn ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị song quyền đại diện được chuyển sang Tổng Giám đốc, người tiếp quản mới là cựu Tổng giám đốc ngân hàng Phương Nam.

Chốt phiên hôm qua, cổ phiếu STB mất 200 đồng/đơn vị, tương ứng giảm điểm 0,79% xuống còn 25.000 đồng/cp. Trong khi đó, SPM đứng giá tham chiếu 36.000 đồng/cp do không có giao dịch.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:23 pm

Khó tin nổi màn "ảo thuật" nghìn tỷ của Vinalines!
(Dân trí)- “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines điều chỉnh kinh phí đội tàu từ 100.000 tỷ xuống 68.000 tỷ. Chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ, nếu làm quy hoạch như thế này, nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Chi-phi-dau-tu-doi-tau-cua-vinlines-giam-tu-100000-ty-dong-xuong-con-68000-ty-dong

Đại biểu Lê Văn Học (tỉnh Lâm Đồng) bày tỏ chính kiến trước thực trạng đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như các công trình cơ bản trong buổi thảo luận về Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế sáng nay 8/6.

Hầu hết các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thiết phải Tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá, đề án đánh giá thực trạng, nguyên nhân sâu xa cơ bản của sự yếu kém nền kinh tế chưa được nêu rõ để tìm ra những giải pháp tái cơ cấu hiệu quả. Ngoài ra, Đề án cũng chưa xác định yêu cầu nguồn nhân lực, chưa tính toán về nhu cầu tài chính để thực hiện tái cơ cấu. Khi tái cơ cấu thì ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội ra sao? Đâu là những ngành, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đâu là những công trình tiêu biểu xứng tầm với đất nước?

“Tôi cho đây mới chỉ là một công trình lý thuyết tổng quát về tái cơ cấu kinh tế, trong điều kiện của Việt Nam phải được cụ thể hóa rất nhiều nội dung mới có thể triển khai được”, đại biểu Học cho hay.

Cũng theo đại biểu này, đề án phải nêu ra được các biện pháp nhằm khắc phục triệt để việc đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp trong những năm vừa qua.

Vị đại biểu này dẫn chứng bằng những số liệu trong lĩnh vực xây dựng những công trình cầu đường bộ giao thông, suất đầu tư đường bộ cao tốc của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác từ 1,5 đến 2 lần. Theo số liệu thống kê thì xây dựng cầu đường bộ của Trung Quốc khoảng 6 triệu USD/1 km, ở Mỹ là 8 triệu USD/km. Còn ở Việt Nam, ví dụ như đường Láng - Hòa Lạc dài 30 km, chúng ra sử dụng khoảng 7.500 tỷ, tức 250 tỷ đồng trên 1 km, khoảng 12 triệu USD. Đường Hồ Chí Minh - Trung Lương 4 làn xe, chi phí tính ra 9,9 triệu USD/1 km…

Tại sao giá thành cao như vậy mà chúng ta không tiết kiệm được, vị đại biểu này cho rằng, là do chúng ta sử dụng tư vấn giám sát, máy móc thiết bị đều của nước ngoài, đặc biệt của nước cấp ODA nên tốn kém, lãng phí. Toàn bộ máy móc thiết bị khi thi công, xe cộ, phương tiện của ban quản lý dự án khi xong 1 công trình là hết thời hạn khấu hao.

Về công nghiệp tàu thủy và hàng hải, thời gian qua chúng ta đầu tư giàn trải, không đúng mục tiêu, gây thất thoát tài sản và vốn. Đại biểu Học cho hay: Theo quy hoạch được phê duyệt ngành tàu biển Vinalines giai đoạn 2011 - 2020 sẽ mua và đóng mới khoảng 160 con tàu, dự toán khoảng 100.000 tỷ. “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines lại điều chỉnh tổng kinh phí đội tàu xuống 68.000 tỷ. Như vậy, chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ. Nếu làm quy hoạch như thế này, thì nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”, vị đại biểu nhấn mạnh.

Cùng về đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội có nói: “Qua thảo luận ở Quốc hội cho thấy trên đất nước mình ở đâu cũng có những đòi hỏi hết sức chính đáng về những công trình cần được ưu tiên. Vấn đề bây giờ cần phải xác định được thứ tự ưu tiên trên cơ sở lợi ích bao trùm của quốc gia. Tôi vẫn tha thiết đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có lộ trình cụ thể trong vòng còn hơn 7 năm nữa trước năm 2020, mỗi năm sẽ làm được bao nhiêu km trên con đường hàng ngàn km đó để trình Quốc hội”.

Theo đại biểu Nam, tại buổi chất vấn tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Thủ tướng đã trả lời về sự ưu tiên cũng như giải pháp để làm đường Quốc lộ 1A, từng bước xây dựng cao tốc Bắc - Nam trước năm 2020. Nhưng nay con đường ngày càng xuống cấp, một số đoạn đang làm đều thất hẹn tiến độ với dân do khó khăn về vốn, một số đoạn ở Miền Trung cho ta cảm giác quay lại con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tình trạng xây dựng chợ, công trình thủy lợi, đường quốc lộ mới đưa vào sử dụng một thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ xảy ra với những công trình có vốn 500 - 700 triệu đồng mà còn có những công trình hàng tỷ đồng, không chỉ là những công trình cấp địa phương quản lý mà cả những công trình cấp bộ quản lý.

“Hiện chưa ai thống kê trên cả nước có bao nhiêu công trình xây dựng xong không phát huy hiệu quả cũng như chưa ai thống kê thiệt hại do công trình nhanh xuống cấp là bao nhiêu nhưng chắc chắn không phải ít, đại biểu nói.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:26 pm

Tiết lộ sốc cuộc chơi người đẹp-đại gia
Khi kiều nữ sẩy chân, chân dung đại gia mua dâm dần đươc tiết lộ, làm hoàn thiện bức tranh kẻ bán người mua, tung tẩy đổi trao trong cơn say tình tiền. Tiết lộ của một cây bút chuyên viết về giới người mẫu trong showbiz Việt.


Sòng phẳng, nghiệt ngã nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đó là cuộc chơi nhìn từ phía chân dài. Sắc đẹp cùng với đôi chân dài miên man, thế giới mỹ nữ nhanh chóng chiếm được vị thế, giá trị trong hành trình kiếm tìm khoái lạc của những người chịu chơi và nặng túi.



Nhưng ít ai biết rằng để có được mức giá bay đêm cao ngất ngưởng như thế, nhiều chân dài phải triệt hạ lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn. Họ còn sẵn lòng chiều tất tần tật thú vui của khách với đủ ngón nghề của gái đứng đường chuyên nghiệp. Và khi bản hợp đồng được "kí kết" cũng là lúc kiều nữ tất bật chuẩn bị cho một chuyến bay đêm. Họ đã làm điều đó như thế nào?



Thác loạn nửa đêm



Lần qua đêm cùng đại gia U.X đến giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh với người đẹp K. Đăng quang trong một cuộc thi nhan sắc, K nhanh chóng tạo được tên tuổi trong làng giải trí. Người đẹp trí tuệ đại học, trở thành đích ngắm của nhiều vị thiếu gia. Gạ tình, tặng quà bạc triệu vẫn không khiến K sa ngã.



Chỉ khi biết mối tình đầu phụ bạc mình, K mới nhích dần từng bước vào vũ trường. Từ đó trượt dài trên bàn rượu, vùi mình vào thú vui cắn thuốc estacy để quên kẻ bạc tình. Trong một lần mất kiểm soát, người đẹp nhận lời dấn thân vào cuộc chơi do đại gia X tổ chức mà K không hay biết, nàng chỉ là một trong 4 người mẫu có mặt tại biệt thự của gã.


Sau khi lùa 4 mỹ nữ xuống bể bơi, gã hả hê mang ra một bộ bài, sai người giúp việc chuẩn bị tiệc để đại gia và mỹ nhân vừa uống vừa đánh bài. Và cứ sau mỗi ván, chân dài nào thua cuộc, phải thực hiệu hợp đồng cùng gã ngay tại chiếu bạc. Những ngươi đẹp còn lại tiếp tục sát phạt để tìm lượt tiếp theo. Pha làm tình làm tội kiều nữ chỉ kết thúc khi gã qua đêm đủ cả bốn cô cũng là khi kim đồng hồ nhích gần 5 giờ sáng. Gã không quên nhét vào áo ngực K. 3 tờ 100 USD. Kiệt sức, rũ rượi vì nhục nhã, K. quyết định từ bỏ sàn diễn sau đêm hôm đó.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Anh-minh-hoa

Những kiểu “bay” đêm của chân dài hạng B



Nếu qua đêm tại gia trở thành thói quen an toàn của các đại gia "khi vợ vắng nhà", thì giới đại gia buôn xe khu G.L lại có thú vui chọn một chân dài có "chỉ số an toàn cao" (tức loại mỹ nữ sạch, chưa ràng buộc yêu đương) để qua đêm. Nhiều kiều nữ từng tiết lộ “gặp mấy anh ở khu G.L là dễ thở nhất, vì mấy ảnh chả yêu cầu gì ngoài việc chân dài mang theo rượu Táo mèo. Khi gã buông mình, chân dài chỉ cần đối ẩm cùng gã rồi dùng rượu tưới lên cơ thể gã để bắt đầu cuộc mây mưa. Nhẹ nhàng, ngất ngây trong men rượu cùng vị ngọt của táo, trở thành hàng độc của giới buôn xe Sài Gòn.



Hay như đại gia Q, chỉ "giao dịch" sau khi khóc. Ba lần như một, nhiều chân dài kháo nhau" ổng uống say, ngồi khóc cho đã mới chịu làm. Giá cả cũng hấp dẫn, nhiều gã còn không ngần ngại chung chi bằng xe tay ga, mặt hàng kinh doanh sở trường. Trong số đó, chân dài C., T. đang dẫn đầu danh sách, bởi không dưới chục con xe về tay mỗi nàng sau các phi vụ.



Khu phố tây ba lô trải dọc theo các cung đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đề Thám… của Sài Gòn một thời là nơi độc diễn của một người đẹp, nay đã nổi tiếng trong showbiz Việt, có vóc dáng cân đối nhưng theo nhiều đồng nghiệp thì trông cô nàng da hơi ngăm. Cũng chính sự khác biệt đó đã giúp người đẹp vượt mặt chiến hữu để thu hút khách tây.



Một tuần bảy ngày thì cô nàng có mặt tại khu vực hết năm ngày, “bay” chớp nhoáng và chỉ “bay” với Tây. Chân dài này đóng đô tại Lo, Sa.. bar. Váy xám nâu tua rua. Môi xinh nhả khói, hông lắc điệu nghệ, vừa nhảy vừa tìm đối tác rồi nhanh nhảu rút vào khách sạn Q. gần đó.



“Tour trọn gói” của các “siêu chân dài”



Nhưng đó chỉ là giao dịch của mỹ nữ hạng B. Những chân dài danh tiếng, từng đoạt ngôi hậu trong những cuộc thi nhan sắc thường yêu cầu cao hơn rất nhiều. Mà kịch bản quen thuộc nhất vẫn là chiêu trò đi du lịch kết hợp bay đêm xuyên quốc gia, thông qua chuyên gia trang điểm hay quản lý của cô nàng. Nhóm “siêu chân dài” này thường chọn đường bay qua Châu Âu để bán thân. Người đẹp làm nhiệm vụ nhưng cũng không quên nghĩa vụ "post hình" gởi về cho các báo mạng giải trí ở quê nhà để “hợp thức hoá” chuyến bay của mình như một hoạt động “nghệ thuật” hay nghỉ dưỡng cá nhân.



Theo nhiều nguồn tin cho biết, giá một chuyến bay xa trung bình 7-10 ngày thường dao động từ 40-70.000 USD tuỳ theo danh phận của người đẹp. Trong chuyến “bay show” Singapore năm 2007, một người đẹp đoạt vương miện hoa hậu bị bắt gặp lưu trú tại khách sạn năm sao tên U. cùng một đại gia bất động sản có vóc dáng nhỏ con ở đất Hà Thành. Cuộc “điều tra” của một người trong giới phát hiện mức giá của nàng cho chuyến “bay” này lên tới 7 con số (khoảng 1,2 tỷ đồng cho 6 ngày lưu lại xứ sư tử biển), trở thành cú bay show bán thân đắt đỏ nhất. Thành ra những chuyến bay luôn ẩn chứa nhiều hợp đồng ngắn hạn, trung hạn tuỳ thuôc hoàn toàn vào túi tiền của những tay chơi.



Có nhiều lý do khiến việc “bay xa” giá cao hơn. Ngoài việc phải hủy show event trong nước, thì mỹ nữ cũng phải nhọc công “tương kế tựu kế với tình hờ bằng cái mác đi lưu diễn, giao lưu để cải thiện thu nhập. Thế nên chán “bay xa”, chân dài lại thích “bay gần”. Và để đảm bảo an toàn, số đông người mẫu thường chọn “bay tại gia”. Trong đó, nhưng căn hộ chung cư cao cấp thường được ưu tiên lựa chọn. Khách chỉ cần đánh xe đến nơi, ấn nút thang máy tiến đến căn hộ "tập kết", còn lại đã được chuẩn bị sẳn sàng. Đối tượng mà chân dài chọn bay thường phải có vợ con (để tránh bị ràng buộc), và trên hết vẫn là giá cả. Hiếm khi mỹ nữ nhận đi khách lạ và giá cũng ít khi dưới 1500 USD. Giao dịch cũng phải xảy ra trước khi bắt đầu bằng cách chuyển khoản.



Đem thắc mắc này hỏi G, được mỹ nhân này "chỉ bảo": “Tụi nó cẩn trọng lắm. Tự làm tự ăn trọn gói luôn. Lại không dây dưa. Như thế kín tiếng hơn”. Đó là chưa kể chân dài phải sắm công cụ hỗ trợ như: chocolate, rượu ngoại, sữa tắm...để tạo hưng phấn cho đại gia trươc khi bước vào "cuộc chiến". Cách đây chưa lâu, khi bất ngờ gặp cố nhân tại L bar, nữ diễn viên S.S. đã không ngại gào to: “Chú khoẻ chứ, gặp nhau lần nào em cũng tốn kém nước hoa dã man”. Chú ngượng ngùng rút đi cùng "gà mới". Giới kinh doanh hàng xuất nhập khẩu cũng có một đại diện "danh tiếng" là đại gia H. Một khi có nhu cầu, tay chơi này rất được các người đẹp chuộng bay dù giá cả có thấp hơn một chút. Đơn giản vì vị này không làm tình làm tội người đẹp như các vị khác. Chỉ cần khởi động, nhìn thấy nàng "nuy" là gã "lên đỉnh" rồi.


Để tăng "giá trị" và đánh lừa đại gia, nhiều chân dài còn tìm cách tự “phong tước” cho mình. Núp bóng dưới các nhãn mác người mẫu, diễn viên điện ảnh thông qua các chương trình thời trang, phim truyền hình, biến sân khấu thành phương tiện để lan toả hình ảnh mình trong công chúng. Lập tức thang giá sẽ nhảy vọt đến chóng mặt dù chẳng hề có chút tài năng, bởi gu chọn mỹ nhân của đại gia thường hướng đến sự nổi tiếng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Scandal-lam-tu-ba-va-ban-dam-moi-day-cua-nguoi-dep-mx-gay-xon-xao-lang-giai-tri-viet

Thế nhưng, những "chùm đô" trĩu nặng mà các giai nhân dùng vốn tự có để kiếm được cũng vơi dần, rơi tõm vào túi người khác bởi nhưng đêm thác loạn, nhưng cơn say tuý luý, bởi cặp mắt thâm đen, gương mặt xám ngoét sau mỗi chuyến bay phải ngốn một lượng lớn mỹ phẩm xịn để che đậy. Sau những cuộc bể dâu như thế, liệu đồng tiền có còn là chiếc chìa khoá vạn năng để kiều nữ tiếp tục đường bay? Tại sao?
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 1:27 pm

“Elite chưa quyết định việc Hoàng My sẽ dự thi Hoa hậu Thế giới 2012”
(Dân trí) - Trước thông tin Á hậu Hoàng My sẽ là đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 diễn ra vào tháng 7 tới tại Mông Cổ, phía Elite cho biết: “Chúng tôi chưa có bất kỳ quyết định chính thức nào về việc này”.

Công ty quản lý người mẫu Elite hiện vẫn là đơn vị giữ bản quyền tìm kiếm người đẹp đại diện cho nhan sắc Việt tham dự cuộc thi nhan sắc lớn nhất nhì thế giới - Miss World (Hoa hậu Thế giới). Năm nay, cuộc thi Hoa hậu Thế giới sẽ được tổ chức bắt đầu từ 18/7 tại Mông Cổ. Còn hơn một tháng nữa, cuộc thi bắt đầu, tuy nhiên phía Elite vẫn chưa thể công bố “danh tính” người đẹp được lựa chọn là đại diện của Việt Nam đến với “đấu trường” nhan sắc thế giới.
Theo đánh giá của Elite, nhan sắc Việt đang rơi vào tình trạng… khan hiếm. Rất khó để tìm được gương mặt xứng đáng, lại có ngôi vị sắc đẹp tầm cỡ quốc gia để trở thành đại diện của Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới. Nhất là khi, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 tổ chức muộn hơn so với Hoa hậu Thế giới 2012.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Elite-chua-khang-dinh-hoang-my-la-dai-dien-cua-viet-nam-du

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Elite-chua-khang-dinh-hoang-my-la-dai-dien-cua-viet-nam-du

Trước nguồn tin cho rằng, Á hậu Hoàng My sẽ là đại diện của Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2012, đại diện của Elite chia sẻ: “Chúng tôi chưa có bất kỳ quyết định chính thức nào về việc này. Chúng tôi đang đợi phản hồi từ phía BTC cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Sau khi có thư mời chính thức từ BTC Miss World, mời đích danh thí sinh, lúc ấy chúng tôi còn phải làm hồ sơ trình lên Bộ VH-TT-DL để xin cấp phép. Còn rất nhiều thủ tục chưa hề hoàn tất, nên chúng tôi chưa thể đưa ra bất kỳ cái tên nào vào thời điểm này. Tôi không hiểu, phía truyền thông đã lấy ở đâu ra thông tin Á hậu Hoàng My là đại diện của Việt nam thi Miss World 2012?”.

Theo thông tin từ đại diện của Elite, họ đã làm việc với một vài người đẹp, trong đó có Hoàng My. “Hoàng My không phải là nhân vật duy nhất Elite lựa chọn thi Miss World lần này. Sẽ có một vài cái tên để cân nhắc. Sau đó, Elite giới thiệu với BTC Miss World. Sau khi xem xét, dựa trên sự giới thiệu của Elite, BTC Hoa hậu Thế giới mới gửi thư mời chính danh người đẹp được dự thi… Bản thân Elite đến bây giờ cũng chưa biết ai sẽ được chọn!”.

Về phía Á hậu Hoàng My, trao đổi với phóng viên Dân trí, người đẹp cho biết: “Khi chưa nhận được giấy cấp phép dự thi, tôi không thể nói bất kỳ điều gì”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:14 pm

Về giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc
“Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã."

Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu giải Nobel năm 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân xứ này và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”.



Tư duy ấy đã được chuyển hóa vào chính trị như thế nào? Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc nước này phải đứng đầu thế giới, mà tiêu biểu là thông qua phát ngôn của Tôn Trung Sơn – người tiên phong của cách mạng dân chủ, Mao Trạch Đông – người sáng tạo ra Trung Quốc mới và Đặng Tiểu Bình – nhà thiết kế cải cách mở cửa.



1. Trong thời đại Trung Quốc là “nước nghèo nhất thế giới”, Tôn Trung Sơn đã yêu cầu “mọi người phải lập chí”, xây dựng Trung Quốc trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” và kêu gọi 400 triệu người dân phải có nguyện vọng và ý chí này. Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương, quan đại thần triều Thanh, Tôn Trung Sơn đã đề xuất cương lĩnh cải cách “nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Trung Quốc “có thể vượt lên châu Âu”. Tôn Trung Sơn mong muốn “người Trung Quốc phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại”, với “bốn nhất” gồm mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới hoặc “sáu nhất” gồm lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất và bình yên sung sướng nhất.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Bo-tri-luc-luong-trong-tau-do-bo-tinh-cuong-son

Trong cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng, có tới 10 năm 1 tháng Tôn Trung Sơn sống ở Mỹ và châu Âu, mục tiêu “Trung Quốc cần trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới được xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn của ông. Trong chủ nghĩa tam dân, ông nêu rõ: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới… So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới”.



Ông đưa ra nhận xét: “Chúng ta có đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải vượt lên Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Mọi người phấn đấu vì đất nước, xây dựng một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi người từ nay phải có ý chí lớn”. Ông cũng nhận định: “Trung Quốc cần phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta không có vốn thì mượn vốn nước ngoài. Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước ngoài. Phương pháp của chúng ta không tốt thì vận dụng phương pháp của nước ngoài. Lẽ nào lại không văn minh hơn nhiều lần so với các nước ở phương Tây và phương Đông?”.



Ngày 26/10/1912, phát biểu tại buổi chiêu đãi các học viên Trường Quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để đồng bào đều có tinh thần thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế hoạch của Tôn Trung Sơn là xây dựng lực lượng quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm 1/10 dân số.



Ngày 18/8/1916, trong diễn thuyết của mình, Tôn Trung Sơn nói: “Các nước văn minh trên thế giới hiện nay phần lớn đều thực hiện tam quyền phân lập, tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế 15 năm trước tôi mới đưa ra “ngũ quyền phân lập”. Đó là ngoài lập pháp, tư pháp và hành chính ra, còn có thêm chế độ chất vấn và thi cử. Hai chế độ này không có gì là mới đối với nước ta, từ thời cổ đã có, là cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước trên thế giới trong thời kỳ cận đại”.



Nói đến ưu thế trí tuệ, ngày 21/12/1923, phát biểu tại buổi liên hoan của sinh viên Trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã nói: “Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn có của người Trung Quốc đều được người Mỹ thừa nhận, cho dù là học trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao hơn sinh viên Mỹ… Khi Mỹ tách khỏi Anh, dân số chỉ 4 triệu người, cả nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những vùng đất hoang sơ. Về dân số chỉ bằng 1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc người đông, tài nguyên phong phú thì kết quả trong tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”.



Trong cuốn “Phương lược kiến quốc”, ông nhắc lại: “Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới 400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa. Việc kế thừa nền văn hóa 5.000 năm cũng là điều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới”. Ngày 10/10/1919, trong cuốn “Các ngành của Trung Quốc nên phát triển như thế nào”, Tôn Trung Sơn viết: “Trung Quốc đất rộng, của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú, không những đuổi kịp mà còn có thể vượt Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với Mỹ, nước ta chỉ thiếu vốn và tài năng. Nếu nước ta có 2 nhân tố này thì các ngành của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ”.



2. Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng “đứng đầu thế giới”, ông cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của người Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp TBCN, Mao Trạch Đông từng nói: “Mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ… Ngày nào đuổi kịp Mỹ, vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện chúng ta vẫn chưa là gì, bị các nước khác chèn ép… Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này. Trên thế giới, cứ bốn người chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được, chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém”.



Năm 1956, phát biểu tại lễ tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông nói: “Là quốc gia rộng 9,6 triệu km2 và có hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn… Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”.



Cũng trong năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị trù bị Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Liệu có nên đuổi theo Mỹ hay không? Hoàn toàn nên. 600 triệu dân số của chúng ta làm gì đây? Ngủ ư? Nên ngủ hay nên làm việc? Nếu nói cần làm việc, người ta (Mỹ) 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng như chẳng còn vĩ đại gì nữa. Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm. Có dân cư đông, đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng CNXH, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!”.



Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó thủ tướng Lý Phú Xuân nêu rõ: 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm đuổi kịp Mỹ. Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng không phải là 7 năm, mà chỉ cần 2-3 năm, 2 năm là có thể. Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông sửa lại một chút và tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược này, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động “Đại nhảy vọt”. Tại hội nghị ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Tôi không tin xây dựng đất nước khó khăn hơn đánh trận”…



3. Tới thời Đặng Tiểu Bình, tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng quan điểm không thay đổi. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Minh Trị Duy Tân (Nhật Bản) là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ”. Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước thì thực hiện được mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ XXI để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm “Chấn hưng dân tộc Trung Hoa” lần thứ nhất, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng”. Ông cũng nói: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn”.



Mới đây, chuyên gia Gergely Varga, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc phòng và chiến lược Hunggari, nhằm lý giải những ý đồ quân sự thực sự của Trung Quốc đã nhắc lại, trụ cột chính trong chiến lược của Trung Quốc đã được đưa ra trong chiến lược nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình với 24 chữ như sau: “Lặng lẽ quan sát; giữ vững trận địa; bình tĩnh ứng phó; giấu mình chờ thời; giỏi về phòng thủ; quyết không đi đầu”.



“Giấu mình” nhưng vẫn là tư duy đứng đầu thế giới.



Theo báo “Bưu điện Huffington” (Mỹ) ngày 30/5/2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và sau khi thế giới trải qua giai đoạn “đơn cực” do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Tất cả các siêu cường trước đây thường thiết lập vị thế của họ bằng sức mạnh quân sự ghê gớm, song Trung Quốc lại tiến tới địa vị siêu cường bằng một con đường khác. Nhận thấy để đuổi kịp Mỹ bằng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt, Bắc Kinh đã chú trọng đến “sức mạnh mềm” bằng cách nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua “lực hấp dẫn” chứ không phải là sự ép buộc. Mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh với các nước khác bằng vũ khí, kinh tế, đầu tư và thương mại, song Trung Quốc đã trở thành nước đại diện cho nền ngoại giao công chúng tích cực nhất thế giới.



Trung Quốc đã chi khoảng 7 tỉ USD cho các nỗ lực phát thanh quốc tế, nhiều trăm triệu USD để xây dựng mạng lưới các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới và đổ một khối lượng tiền lớn vào các dự án quan trọng khác như các chương trình giao lưu và trao đổi giáo dục, các chương trình quảng cáo trên các bảng điện tử đắt giá tại Quảng trường Thời Đại của TP NewYork (Mỹ). Bên cạnh đó, một số trường đại học tổng hợp nổi tiếng của Trung Quốc đang giảng dạy về nền ngoại giao công chúng và coi đây như một môn học chủ yếu để huấn luyện thế hệ tiếp theo trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Báo này nhận xét rằng, không nôn nóng, Trung Quốc chấp nhận các thực tiễn của một “siêu cường chậm”.



Từ cuối tháng 12/2007, Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn cho Hạm đội Nam Hải. Tháng 7/2011, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất nước này mang tên Tĩnh Cương Sơn có trọng tải khoảng 19.000 tấn, dài 210m, rộng 28m và được cho rằng có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 lính), từ 15-20 xe quân sự. Boong phía sau có sân bay đủ rộng cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z-8/AS-321 Super Frelon cất, hạ cánh. Mỗi trực thăng này có thể chở 30 lính đổ bộ được vũ trang đầy đủ. Khoang tàu phía sau có thể chứa tới 4 tàu đổ bộ đệm không khí. Các khoang chứa phía trước có thể mang 2 tăng T-99. Cuối tháng 5/2012, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tiếp tục đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới, có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn, có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, đáp ứng yêu cầu cất – hạ cánh của 4 trực thăng hạng nặng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:16 pm

Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?
Lẽ ra tôi không viết bài này, nếu như tôi không xem hai bản tin được phát trên Đài Truyền hình Hà Nội và trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, về diễn biến vụ việc xảy ra tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội chiều ngày 1/6/2012.
Hôm đó, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội mời ông Nguyễn Xuân Diện, một bloger khá nổi tiếng đến làm việc. Ông Diện đã mời luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức, một nhân vật nổi tiếng trong đấu tranh chống tiêu cực, được một tổ chức nước ngoài tặng giải thưởng Liêm chính năm 2007 đi cùng. Thanh tra Sở TT&TT căn cứ vào các quy định của pháp luật đã từ chối sự có mặt của hai người trong buổi làm việc với ông Diện. Ông Hà Huy Sơn chấp thuận ra về, còn bà Lê Hiền Đức kiên quyết ở lại. Những gì đã diễn ra sau đó bạn đọc có thể xem trong nhiều bài viết trên mạng và nhất là xem hình ảnh được ghi lại mà Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đã phát, nay được nhiều blog cá nhân đưa lại.

Thú thật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy bà Lê Hiền Đức đi đi, lại lại, ngồi ghếch chân lên ghế gọi điện thoại khi ở trong Sở TT&TT, nơi không mời bà vẫn đến. Tiếng của bà trong băng hình phát trên hai Đài Truyền hình nghe rất rõ:

- “Gọi ngay đi! Gọi hết Dương Nội, Văn Giang, Đắc Nông đến đây! Phá cổng! Công an phải đến dẹp!”
Một chị phụ nữ, cán bộ Sở TT&TT, khẩn khoản:
- “Bây giờ hết giờ làm việc rồi! Bác về đi!”
Bà Hiền Đức đáp lại:
- “Không! Không! Về thế nào được! Mẹ! Về thế nào được! Bà cứ ngồi đây cho chúng mày phục vụ luôn!”
- “Bà mà điên lên, bà đập hết! Vi tính vi tiếc, đập hết!…”

Tôi ngạc nhiên bởi vì bà Lê Hiền Đức nói rằng bà là người được Bác Hồ đặt tên, trong khi tôi từng biết những người được Bác đặt tên, những người từng là thư ký riêng của Bác, cận vệ, phục vụ, văn thư… của Bác, không một ai có cái khẩu khí “lạ đời” đến vậy. Vì thế tôi tự hỏi: Có đúng bà Lê Hiền Đức được Bác Hồ đặt tên hay không? Tôi xin không viết về hành động và lời nói của bà Lê Hiền Đức trong vụ việc xảy ra tại Sở TT&TT chiều tối ngày 1/6/2012 đúng sai thế nào, bởi vì điều đó chắc chắn sẽ có cơ quan có trách nhiệm xem xét và kết luận. Tôi chỉ xin viết đôi điều tôi được nghe về chuyện có hay không việc Bác Hồ đặt tên cho bà từ Lê Đức thành Lê Hiền Đức như lời bà kể.

Phải nói rằng, cách đây mấy năm tôi rất có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức và các việc bà làm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Bà cùng tuổi với chị gái đầu của tôi, lại là một nhà giáo như cha tôi. Bà là giáo viên cấp 1 đã về hưu từ rất lâu nên chắc là cuộc sống của bà cũng thanh bạch như cha tôi và những thầy cô giáo khác đã về hưu từ thời bao cấp, chỉ sống đạm bạc bằng đồng lương hưu ít ỏi. Vì thế, cũng rất dễ hiểu vì sao tôi lại có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức, một người phụ nữ tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, không những được nhiều người trong nước biết đến mà còn được cả Tổ chức minh bạch quốc tế tặng giải thưởng Liêm chính!

Nhưng rồi, sau đó ít lâu, đọc một số lời phát biểu thái quá của bà trên báo, nhất là nghe bà trả lời phỏng vấn trên Đài BBC của Anh và trên một số đài, báo nước ngoài khác, thì thiện cảm của tôi đối với bà giảm dần. Tháng 5/2008, khi tôi gặp ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ cận vệ của Bác Hồ suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người được Bác Hồ đặt tên, để hỏi chuyện và viết bài báo “Những người được Bác Hồ đặt tên ai còn ai mất?” nhân dịp Kỷ niệm Ngày sinh của Bác thì thiện cảm của tôi đối với bà Đức lại thêm một lần nữa bị giảm.

Số là trước đó, bà Đức đã kể nhiều lần, rằng bà là chiến sĩ dịch mật mã cho Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc. Một lần hỏi chuyện Bác biết tên bà là Lê Đức như tên con trai nên Bác đặt tên cho bà là Lê Hiền Đức cho nữ tính hơn! Còn ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, theo Bác hàng ngày trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp nói với tôi rằng, trong 9 năm kháng chiến đó Bác Hồ chỉ đặt tên cho 18 người. Lúc đầu Bác đặt tên cho 8 người, là các ông: Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi. Các ông đều là cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, được Bác đặt tên khi dừng chân nghỉ lại ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trên đường rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn trong thời gian Bác ở trên chiến khu Việt Bắc, Bác đặt tên cho 8 người nữa, là các ông: Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm, cũng là các chiến sĩ cận vệ và phục vụ Bác. Tên Bác đặt cho mỗi người đều mang ý nghĩa riêng, rất đặc biệt.

Chỉ có hai trường hợp Bác Hồ đặt tên ngoài số cán bộ, chiến sĩ phục vụ Bác nói trên. Đó là trường hợp Bác đặt tên cho kỹ sư Phạm Quang Lễ là Trần Đại Nghĩa. Ông Trần Đại Nghĩa là một Việt Kiều ở Pháp về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, từng giữ chức Cục trưởng Cục Quân giới, người đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí cho quân đội ta đánh Pháp. Trường hợp thứ hai là khi nghe Giáo sư Tôn Thất Tùng báo tin sinh con trai đầu lòng, Bác đã đặt tên cho con trai ông là Tôn Thất Bách, hàm ý trân trọng tài năng và phẩm chất của một vị trí thức yêu nước dám từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý ở chốn đô thành để lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, hiên ngang như cây tùng, cây bách trên đời.

Điều đáng chú ý, trong lần gặp ông Tạ Quang Chiến năm 2008 ấy, ông nói với tôi là những năm sau kháng chiến chống Pháp có một số người tự nhận là được Bác Hồ đặt tên, trong đó có trường hợp bà Lê Hiền Đức. Ông Tạ Quang Chiến nói với tôi, ông đã gọi điện thẳng cho bà Lê Hiền Đức và cho những tờ báo đăng chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức để khẳng định chuyện đó là không có. Ông nói, trong kháng chiến chống Pháp, tất cả những người được Bác Hồ đặt tên đều là nam giới, không có một người phụ nữ nào. Bà Lê Hiền Đức sinh năm 1932, năm 1946, 1947, 1948 mới 14, 15, 16 tuổi không thể là người được chọn dịch mật mã cho Bác Hồ. Thời kỳ đó, người dịch mật mã cho Bác là một đồng chí nam giới.

Sau khi Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về sự việc xảy ra chiều ngày 1/6/2012 tại Sở TT&TT có liên quan đến bà Lê Hiền Đức, tôi gọi điện thăm ông Tạ Quang Chiến để hỏi thêm về chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà. Ông Tạ Quang Chiến năm nay đã 87 tuổi, nhưng tiếng vẫn to, trí nhớ vẫn rất tốt. Ông khẳng định với tôi một lần nữa là không có chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức như đã từng nói với tôi 4 năm trước. Tôi hỏi thêm hai người từng là cán bộ giúp việc Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc về chuyện Bác đặt tên cho bà Lê Hiền Đức, thì cả hai đều khẳng định với tôi là không có chuyện đó. Bà Nguyễn Thị Tuệ Oanh, nguyên cán bộ Hội Phụ nữ Cứu quốc, vợ của ông Nguyễn Chấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Điện Than trước đây, người từng được điều động giúp việc đánh máy cho Bác khi Bác dịch cuốn sách “Tỉnh ủy bí mật ở chiến khu Việt Bắc“, nói rằng thời gian ở chiến khu những người giúp việc Bác mà bà biết không có ai được Bác đặt tên là Lê Hiền Đức cả.

Còn ông Dương Văn Phúc, nguyên cán bộ văn phòng phụ trách cơ yếu của Văn phòng Trung ương Đảng năm 1945, 1946, sau đó là cán bộ cơ yếu của Văn phòng Phủ Thủ tướng trong kháng chiến chống Pháp, con rể của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, sau này là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một trong những người giúp việc lâu năm, gần cận của Bác Hồ, khẳng định với tôi trong kháng chiến chống Pháp không có ai là Lê Hiền Đức được giao dịch mật mã cho Bác Hồ và Bác Hồ không đặt tên cho ai là Lê Hiền Đức cả. Ông bảo tôi, với tư cách nhà báo tôi nên viết rõ chuyện này trên báo để mọi người được biết.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin nhắc lại câu nói của ông Tạ Quang Chiến với tôi: “Tôi là một trong số 18 người được Bác Hồ đặt tên trong kháng chiến chống Pháp. Những người khác được Bác Hồ đặt tên tôi đều biết và đều có tài liệu, tư liệu lưu trữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó không có tên bà Lê Hiền Đức. Ai muốn tìm hiểu thêm về điều đó xin mời đến Bảo tàng sẽ rõ”.
Bài của nhà báo Dương Đức Quảng
- nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Văn phòng Chính phủ
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:17 pm

Chính phủ không đủ sức “cứu” hết các doanh nghiệp
(Dân trí) - “Cứu” DN một cách tràn lan thì Chính phủ không có đủ sức và cũng không nên làm thế. Đây chính là cơ hội để bản thân mỗi DN tự mình sắp xếp lại” - Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 8/6.


Trong tình hình phá sản hàng loạt của các doanh ngiệp với số lượng mỗi lúc một tăng theo các báo cáo thống kê từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng đến nguồn thu, nhiều ĐBQH đề nghị miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp. Quan điểm của Phó Thủ tướng về vấn đề này?
Chính phủ rất coi trọng vấn đề này, nên đã đưa ra các giải pháp để hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn. Nhưng cần hiểu rõ ràng mục tiêu ngay từ đầu của chúng ta là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô – một vấn đề không thể làm trong ngắn hạn mà phải thực hiện theo trung hạn, như là một nền tảng cho giai đoạn tới đây khi ổn định được, nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Gắn vào quá trình đó là mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là những mục tiêu lâu dài, cần phải kiên trì.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 12cMr.Ninh%2025.10

Tất nhiên, trong thời buổi các DN rất khó khăn hiện nay, Chính phủ phải có sự trợ giúp và thực chất đây không phải là gói kích cầu như năm 2009, vì nếu chúng ta làm không cẩn thận sẽ dẫn đến bất ổn về vĩ mô và không đạt được mục tiêu. Đây chính là cái khó phải giải quyết để làm sao vẫn thực hiện được mục tiêu của Đảng và Quốc hội đề ra, nhưng lại vừa có thể giúp DN vượt qua được khó khăn.

Quan điểm của tôi là bản thân các DN cũng phải coi đây là cơ hội để tái cơ cấu lại bản thân mình và cũng là cơ hội để chấn chỉnh và tự mình cùng với hỗ trợ của CP vượt qua được khó khăn, thì mới đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững hơn.

Nếu xác định khó khăn cũng là một dịp để sàng lọc lại hệ thống doanh nghiệp có nghĩa Chính phủ “gật đầu” nhìn số lượng lớn công ty như vậy phá sản, giải thể?

Nếu bây giờ Chính phủ “cứu” DN một cách tràn lan thì không có đủ sức và cũng không nên làm thế. Bởi lẽ, tái cơ cấu ở đây không chỉ nói là tái cơ cấu phía các DNNN mà tái cơ cấu nền kinh tế có nghĩa là tái cơ cấu tất cả các thành phần kinh tế. Đây chính là cơ hội để sắp xếp lại DN và bản thân mỗi DN cũng phải tự mình sắp xếp lại.

Tất nhiên, trong số các DN hiện nay đã ngừng hoạt động cũng phải thừa nhận có rất nhiều DN khó khăn, nhưng cũng có DN chủ động thay đổi về sản phẩm, ngành nghề… theo ý thức chủ quan hoặc tự quyết định không hoạt động và thành lập DN khác… Và chúng ta cần coi đó là bình thường.

Cứu DN như “cứu hỏa”, nhưng những giải pháp đưa ra vừa qua nhiều người vẫn cho là hơi chậm trễ. Các giải pháp tuy tốt, nhưng đi vào thực tế, ví như việc hạ lãi suất vẫn rất khó tiếp cận?

Hỗ trợ về thuế cũng là một trong những cách “giải cứu”, nhưng quan trọng nhất chúng tôi xác định là phải tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn. Vừa rồi, đúng là DN rất khó khăn trong tiếp cận vốn, nhưng Chính phủ đã chỉ đạo rồi. Phía ngân hàng cũng đã giải thích rõ, việc hạ lãi suất phải thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của lạm phát. Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất.

So với lộ trình đầu năm ngân hàng đặt ra, việc hạ như vậy khá nhanh. Trước ngân hàng nói hạ lãi suất mỗi quý là 1%. Như vậy, thực tế, từ đầu năm đến nay, chúng ta hạ lãi suất như vậy là rất tích cực.

Vấn đề tiếp theo là phải cơ cấu lại nợ, bởi vì có những khó khăn của DN như đang từ nợ tốt có khi chuyển sang nợ xấu. Nhưng nếu được hỗ trợ về vốn, có thể giải tỏa nợ xấu cũng như thanh khoản cho bản thân ngân hàng, thanh khoản cho nền kinh tế. Vấn đề mấu chốt nhất hiện nay mà Chính phủ xác định và gọi là “cục máu đông” chính là nợ. Nếu cơ cấu được nợ, DN sẽ tiếp cận vốn tốt hơn.

Thống đốc ngân hàng cho biết, thời gian vừa qua đã “bơm” một lượng tiền rất lớn để lưu thông vào các ngân hàng. Nhiều ý kiến băn khoăn không biết lượng tiền lớn đó “chảy” về đâu?

Cái khó hiện nay chính bởi bản thân ngân hàng cũng là DN. Nếu không có tác động của cơ quan quản lý Nhà nước và không có hướng dẫn một cách cụ thể thì bản thân ngân hàng khi cho vay cũng phải tính toán. Vấn đề nợ của các DN, nếu đến hạn mà không trả được thì khoản nợ đó tự nhiên chuyển sang nợ xấu. Nếu ngân hàng thương mại cứ thực hiện trên nguyên tắc hiện nay, các khoản nợ sẽ coi nợ xấu và không tiếp tục cho vay được.

Mấu chốt ở đây là phải giải quyết vấn đề nợ, cơ cấu lại các khoản nợ để vừa tạo điều kiện cho DN làm ăn được, trả được nợ thì ngân hàng cũng thu được nợ và giải quyết thanh khoản.

Có ý kiến phân tích Chính phủ nên tập trung tái cơ cấu các ngân hàng quốc doanh hơn là các ngân hàng thương mại cổ phần. Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về vấn đề này?

Vấn đề đó đã được phê duyệt rồi.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:18 pm

Gần 200.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Thống nhất Bắc - Nam
(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt kế hoạch phát triển TCty đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012-2015. Kế hoạch dành ưu tiên hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống nhất có tốc độ tối đa 120km/h với tàu khách.

Theo kế hoạch, TCty đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện tái cơ cấu theo hướng thu gọn đầu mối; sắp xếp hợp lý các đơn vị trực thuộc bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước, thu hút tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải đường sắt.
Mục tiêu phát triển của ngành, phấn đấu đến năm 2015, lượng luân chuyển hàng hóa đạt 27.424 triệu tấn.km, lượng luân chuyển hành khách đạt 27.774 triệu hành khách.km; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm trở lên.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Tau-khach-thong-nhat-se-dat-toc-do-toi-da-120kmh

Về hạ tầng kết cấu đường sắt, đơn vị sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, ưu tiên hoàn thành cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống nhất tốc độ kỹ thuật tối đa 120 km/h với tàu khách và 80 km/h với tàu hàng và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực vận tải và an toàn tàu chạy tàu.

Bên cạnh đó, ngành cũng phải hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng; khi điều kiện cho phép thì triển khai một số đoạn, tuyến được lựa chọn. Việc hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu trên tuyến đường sắt quốc gia cũng được hoàn hiện.

Thủ tướng chỉ đạo TCty làm tổng thầu, liên doanh, kiên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm tổng thầu thực hiện các dự án xây dựng mới đường sắt đô thị tại các thành phố lớn.

Tại Hà Nội sẽ triển khai thực hiện và đưa vào khai thác từng phần tiến tới toàn bộ tuyến đường sắt đô thị số 1, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Nội Bài. Ga Hà Nội dự kiến được xây dựng thành thành ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, vừa là trung tâm dịch vụ đa năng. Tại TPHCM, đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng cũng được tập trung đầu tư.

Giai đoạn tới, đơn vị cũng tập trung đầu tư bảo đảm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt; ưu tiên thực hiện giai đoạn 2 của kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt; hoàn thành các dự án tách cầu chung giữa đường sắt, đường bộ; triển khai đầu tư xây dựng hầm chui đèo Khe Nét.

Quyết định của Thủ tướng cũng nêu yêu cầu đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp cho vận tải đường sắt như hệ thống nhà ga, kho, bãi hàng... nhằm phát triển mạnh sản xuất, tạo điều kiện phát triển vững chắc cho toàn ngành.

Đến năm 2015, lượng vận tải hàng hóa dự kiến đạt 13,7 triệu tấn/năm, vận chuyển hành khách đạt 17,7 triệu lượt hành khách/năm.

Tổng vốn đầu tư cho đường sắt giai đoạn này dự kiến khoảng 199.598 tỷ đồng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:18 pm

Khi ngân hàng đắn đo… tiền gửi trăm tỷ
Thêm một lần nữa quyết định giảm lãi suất huy động được đưa ra khá xa trước thời điểm có hiệu lực, người trong cuộc có thể băn khoăn.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Khi-ngan-hang-dan-do-tien-gui-tram-ty

Cuối chiều 7/6, PV nhận được cuộc gọi từ giám đốc một chi nhánh ngân hàng thương mại. Ông tỏ ra bất ngờ trước thông tin hạ 2%/năm trần lãi suất huy động VND mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra.



“Hôm nay thấy người đến gửi tiền nhiều hơn thường ngày, tôi đã băn khoăn. Việc giảm tiếp trần lãi suất huy động thì đã dự đoán, nhưng cứ tính là giảm khoảng 1% thôi, ai ngờ giảm mạnh và sớm như vậy”, ông cho biết.



Theo nguồn tin này, đến đầu giờ chiều 7/6, lượng người đến gửi tiền càng đông hơn, lại chủ yếu chọn các kỳ hạn khá dài. Nhân viên tại một số địa bàn báo về có những khoản tiền gửi cỡ trăm tỷ đồng của tổ chức, cần chỉ đạo xử lý ngay. Các cuộc gọi từ khách hàng thương lượng lãi suất thêm “chút ít” cũng dày hơn…



Thường thì các khoản tiền gửi lớn có vị trí danh dự trong ưu tiên săn đón của các ngân hàng thương mại. Theo đó, sự đắn đo của ngân hàng trong trường hợp này, dù có thể cá biệt, là một hiện tượng.



Vị giám đốc chi nhánh trên tính toán: “Hiện lãi suất huy động cao nhất 11%/năm, nhưng chỉ mấy ngày tới xuống chỉ còn 9%/năm, thay đổi lớn như vậy là một bài toán chi phí cần cân nhắc, hơn nữa các khoản chào gửi lại toàn nhắm các kỳ hạn từ 6 - 12 tháng”.



Một lần nữa quyết định hạ lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước đưa ra khá xa trước thời điểm có hiệu lực. Như một bài viết gần đây, bật xi nhan trước khi rẽ, thông tin đi trước đã và sẽ đánh động dòng tiền gửi. Người gửi tranh thủ cơ hội đã đành, còn ngân hàng cũng đắn đo về chi phí huy động.



Sẽ đơn giản nếu xem ngân hàng chỉ là trung gian, huy động vốn lãi cao thì cho vay ra lãi cao, “chuyển lửa” cho người vay vốn, cơ cấu kỳ hạn có sự gối đầu… Nhưng trong bối cảnh hiện nay, cho vay ra đang là vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng. Vậy nên một phần họ e ngại.



Ngay từ hồi đầu năm, trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo trong giới cũng chia sẻ rằng, năm nay không nhất thiết phải đẩy mạnh tín dụng mà chỉ cần cân đối chi phí đầu vào, quản lý và thu hồi nợ tốt là cũng đã có lãi đáng kể và an toàn hơn.



Mặt khác, cứ cho là “chuyển lửa” như vậy thì cũng phải xét đến sự cân đối. Vốn huy động chủ yếu cố định lãi suất trong suốt kỳ gửi, trong khi lãi suất cho vay ra thường 3 - 6 tháng phải đứng trước áp lực điều chỉnh, trước mắt là yêu cầu giảm. Ở thời điểm nhạy cảm này, lãi suất đầu vào càng cao, không khí càng loãng.



Thế nên, trong các lý do, việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chủ động giảm mạnh lãi suất huy động VND trước thềm sự kiện này cũng có một phần về tính toán chi phí. Một số người trong cuộc trao đổi về quyết định của Vietcombank nói rằng, khi đọc tin họ cũng đã ngờ ngợ…



Còn những ngày tới, trước 11/6, sẽ không bất ngờ khi có thêm ngân hàng khác thay đổi biểu lãi suất huy động. Tin ra sớm sẽ thúc thêm dòng tiền gửi vào ngân hàng. Sau 11/6 sẽ là tính hấp dẫn của 9%/năm như thế nào.



Ở cuộc gọi trên, người gọi nói vui bên lề rằng: “Chiều nay bà xã anh cũng hỏi là mình có nên mua “đô” không?”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeFri Jun 08, 2012 4:21 pm

Những cuộc hôn nhân ngắn ngủi của “sao” trẻ ở Hollywood
(Dân trí) - Thông tin nữ diễn viên tuổi teen Miley Cyrus thông báo rằng cô đã đính hôn với bạn trai khiến fan hâm mộ và báo giới đều bất ngờ. Trong quá khứ, Hollywood đã từng chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân trẻ và ngắn ngủi.
>> Miley Cyrus đính hôn khi mới 19 tuổi
Miley Cyrus và Liam Hemsworth sắp làm đám cưới. Miley mới 19 tuổi nhưng đã tham gia các hoạt động của làng giải trí gần chục năm. Do vậy, không bất ngờ khi nói rằng, Miley trưởng thành hơn các cô gái cùng trang lứa khác.

Những cuộc hôn nhân trẻ ngắn ngủi của sao Hollywood



Tuy nhiên, quả thực 19 tuổi vẫn là quá trẻ để kết hôn. Tuổi kết hôn trung bình tại các nước phát triển là từ 26 đến 29 tuổi (cả ở phụ nữ và đàn ông) nhưng với ngôi sao của show truyền hình Hannah Montana bước vào hôn nhân sớm hơn bất kỳ ngôi sao nào cùng tuổi của cô.



Chúng ta có thể tiên đoàn về kết quả của cuộc hôn nhân trẻ giữa Miley (19 tuổi) và Liam (22 tuổi) khi điểm qua những cuộc hôn nhân trẻ khác của Hollywood. Miley không phải là ngôi sao duy nhất tại kinh đô điện ảnh thế giới lên xe hoa khi mới ở tuổi đôi mươi… và kết thúc nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống.


Cuộc hôn nhân gần đây của Kim Kardashian với cầu thu Kris Humphries chỉ tồn tại có 72 ngày sau một đám cưới tiêu tốn gần 10 triệu USD. Đây cũng được xem là cuộc hôn nhân được báo giới nói đến rất nhiều trong giai đoạn đầu năm 2012 nhưng ít ai biết rằng, Kim đã từng kết hôn khi mới 19 tuổi.

Những cuộc hôn nhân trẻ ngắn ngủi của sao Hollywood



Trước khi trở thành một ngôi sao truyền hình thực tế, Kim từng là vợ của nhà sản xuất âm nhạc Damon Thomas khi mới 20 tuổi vào năm 2000. Damon hơn Kim tới 10 tuổi. Sau 3 năm chung sống, cặp đôi này chia tay và họ hoàn tất thủ tục ly dị vào năm 2004. Điều đặc biệt hơn cả là những chi tiết về vụ ly hôn của họ được hé lộ sau đó. Kim khẳng định, cuộc hôn nhân của họ thật kinh khủng và bạo lực, cô tố cáo thường xuyên bị chồng cũ đánh đập trong thời gian hai người còn chung sống.


Ngôi sao của bộ phim Ở nhà một mình Macaulay Culkin chưa bao giờ trưởng thành nhưng như chúng ta thường thấy, những người như Macaulay bước vào cuộc sống gia đình và yêu đương sớm hơn bạn bè cùng lứa. Ngôi sao này từng kết hôn với nữ diễn viên Rachel Miner khi mới 17 tuổi vào năm 1998. Song cuộc hôn nhân của cặp đôi tuổi teen này kéo dài 4 năm khi họ quyết định ly dị vào năm 2002.

Cả thế giới này biết tới cuộc hôn nhân của nữ ca sĩ


Cả thế giới này biết tới cuộc hôn nhân của nữ ca sĩ Jessica Simpson và thành viên nhóm nhạc 98 Degree - Nick Lachey qua show truyền hình thực tế của họ. Cặp đôi này kết hôn vào tháng 10/2002 khi cả hai mới chỉ 22 tuổi. Show truyền hình nói về đám cưới cũng như cuộc sống vợ chồng của họ mang tên Newlyweds đã rất hấp dẫn… Tuy nhiên, chỉ sau vài năm chung sống, hai người quyết định chia tay vào năm 2005, và chứng minh cho cả thế giới này biết những chuyện tình “non trẻ” không phải lúc nào cũng dẫn tới những mối quan hệ dài lâu.

Solange Knowles


Solange Knowles - em gái của nữ ca sĩ Beyonce lên xe hoa khi 17 tuổi khi phát hiện ra mình mang đang mang bầu. Solange và chồng cô - Daniel Smith sống với nhau khoảng 3 năm trước khi chia tay. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, nữ ca sĩ 25 tuổi chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm bản thân về cuộc hôn nhân non trẻ với Daniel. Cô khẳng định không hối hận về những quyết định của bản thân khi còn trẻ.

Solange Knowles



“Chúng tôi cũng đã nghĩ tới chuyện lấy nhau trước khi tôi biết mình mang thai. Chúng tôi trẻ trung, nông nổi nhưng tôi lúc nào cũng mong một cuộc sống ổn định. Gia đình tôi từng cảnh báo về hiểm họa hôn nhân của một cô bé 17 tuổi nằng nặc đòi lấy chồng và có con. Nhưng tôi đã ra đời làm việc từ khi 13 tuổi, và tự kiếm tiền nuôi mình. Tôi không cần sự đồng ý của bố mẹ và luôn nghĩ rằng, mình đã suy nghĩ rất chín chắn và mong những người thân ủng hộ”, Solange nói.


Courtney Stodden mới 16 tuổi khi nhận lời làm vợ ngôi sao của Green Mile - Doug Hutchison (51 tuổi) vào năm 2011. Courtney còn rất trẻ. Cô được xem là một ca sĩ triển vọng, một người mẫu biết làm mới mình và thường xuyên lọt vào ống kính của giới săn tin nhờ những bộ cánh siêu mát mẻ rồi tạo dáng sexy bên ông chồng hơn cô tới 34 tuổi. Với Courtney, đó là những gì ngọt ngào và ý nghĩa nhất mà hôn nhân mang lại cho cô.

Drew Barrymore



Drew Barrymore làm quen với sự nổi tiếng, ánh đèn sân khấu khi còn là một đứa trẻ. Không ngạc nhiên khi cô lấy chồng khi còn rất trẻ. Năm 1994, mới 19 tuổi, Drew làm đám cưới với ông chủ quán bar nổi tiếng tại Los Angeles - Jeremy Thomas nhưng cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài đúng 2 tháng!


Vài năm sau đó, Drew lại kết hôn rồi ly dị với Tom Green. Năm 2012, Drew lại hoan hỉ bước vào cuộc hôn nhân thứ ba với một doanh nhân tên Will Kopelman khi đang mang bầu đứa con đầu lòng của hai người ở tuổi 37. Liệu ai dám chắc đây sẽ là đám cưới cuối cùng trong cuộc đời của Drew?

Mới 19 tuổi, nữ diễn viên xinh đẹp


Mới 19 tuổi, nữ diễn viên xinh đẹp Olivia Wilde, nổi tiếng với bộ phim The O.C., Tron: Legacy và Cowboys & Aliens làm đám cưới đầu tiên trên một chiếc xe bus. Giờ đây, khi mới 28 tuổi, cô lại “bí mật” lên xe hoa lần hai với hoàng tử Ý - Tao Ruspoli mà không cần ai làm chứng hay tham dự hôn lễ. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài 8 năm khi Olivia đệ đơn ly dị vào năm 2011. Sau đó, nữ diễn viên xinh đẹp này đã phải thừa nhận với báo giới rằng, cô luôn cảm thấy thất bại về cuộc hôn nhân này!

Nữ ca sĩ



Nữ ca sĩ Can't Fight The Moonlight - LeAnn Rimes làm đám cưới với vũ công Dean Sheremet vào năm 2002 khi vẫn còn đang là một cô gái tuổi teen. Song, kết hôn khi còn trẻ khiến cuộc hôn nhân này không thể kéo dài. Họ chia tay vào năm 2009 sau khi LeAnn bị phát hiện “lăng nhăng” với bạn diễn Eddie Cibrian. Nữ ca sĩ này đã đi bước nữa với Eddie không lâu sau khi nam diễn viên này chia tay vợ để đến với tình nhân.


Nữ ca sĩ cá tính -


Nữ ca sĩ cá tính - Avril Lavigne làm cô dâu khi 21 tuổi. Cô kết hôn với nam ca sĩ Deryck Whiley vào năm 2006. Thế nhưng, giống như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác của làng giải trí, họ cuối cùng cũng chia tay. Cặp đôi này sống ly thân khoảng 3 tháng và Avril đệ đơn ly dị với chồng cũ vào năm 2009 khi mới 24 tuổi.

Nữ ca sĩ cá tính -


Vào những năm 50 của thế kỷ trước, hôn nhân khi còn trẻ không có gì là bất ngờ. Huyền thoại mắt tím Liz Taylor từng làm đám cưới 8 lần với 7 người đàn ông khác nhau. Đám cưới đầu tiên của nữ diễn viên quá cố ngôi sao huyền thoại diễn ra khi bà mới 18 tuổi với con trai của ông chủ khách sạn Hilton - Conrad Hilton (chú của Paris Hilton). Sau 1 năm chung sống, hai người chia tay nhau. Và trước khi bước sang tuổi 20, Liz đã vội vàng tái hôn với Michael Wilding.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitimeSat Jun 09, 2012 8:04 am

Hà Nội: Đề xuất xóa sổ bến xe Lương Yên
(Dân trí) - Công ty Lương thực cấp I LươngYên đề nghị Hà Nội cho chấm dứt hoạt động bến xe Lương Yên từ ngày 1/7 và giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam xây dựng công trình hỗn hợp chỉ sau 8 năm khai thác.

Bến xe thành công trình hỗn hợp
Bến xe Lương Yên thuộc Công ty Lương thực cấp I Lương Yên là mô hình xã hội hóa được xây từ năm 2004, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực nội thành. “Từ khi đi vào hoạt động đến nay bến xe hoàn thành nhiệm vụ xứng đáng là bến xe kiểu mẫu, văn minh, lịch sự”, ông Trần Ngọc Thiều, Giám đốc Công ty cho biết.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Nha-xe-bi-day-ra-duong-tu-17

Bến xe Lương Yên sẽ hết hạn hoạt động theo cấp phép của Sở GTVT từ ngày 30/6 tới. Đầu tháng 6 vừa qua, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc yêu cầu chi nhánh của mình - Công ty Lương thực cấp I Lương Yên không xin gia hạn và chấm dứt hoạt động của bến xe Lương Yên.

“Khi thành lập bến xe thì bến xe mời chào các doanh nghiệp và khách vào bến, lúc đóng bến thì đột ngột, không nhẽ phải dùng đến biện pháp “cưỡng chế” thu hồi đất, để xe chạy dù vòng vo đón khách”
Bùi Danh Liên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
“Liên danh chủ đầu tư dự án tổ hợp công trình tại số 3 Lương Yên đã có cuộc họp về tình hình triển khai dự án, trong đó các bên đã thống nhất không tiếp tục xin gia hạn cho bến xe nhằm tạo điều kiện mặt bằng xây dựng”, ông Phạm Ngọc Bằng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương Thực miền Bắc cho biết.

Chính vì vậy, ngày 6/6, Công ty Lương thực cấp I LươngYên (đơn vị chủ quan bến xe Lương Yên) có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội “xin chấm dứt hoạt động của bến xe tạm” này kể từ ngày 1/7 tới đây bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư - Tổng Công ty Lương thực Miềm Bắc xây dựng công trình hỗn hợp, chỉ sau 8 năm khai thác.

Xóa bến nhà xe bơ vơ
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, khu đất bến xe Lương Yên đã được UBND Hà Nội phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng, bến xe Lương Yên phải di dời là đúng quy định. Tuy nhiên, việc di dời bến xe nên có lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian thực hiện và Sở GTVT Hà Nội có thời gian sắp xếp xe sang các bến khác.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Hiep-hoi-van-tai-ha-noi-kien-nghi-keo-dai-thoi-gian-hoan-dong-ben-xe

Hơn nữa, các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật như khảo sát chọn bến xe, hiệp thương giờ xuất bến cho phù hợp với lộ trình bến đến, xây dựng phương án sản xuất, khinh doanh và làm thủ tục đăng ký với Sở GTVT, xây dựng giá thành vận tải để đăng ký giá cước vận tải, in vé, cấp vé cho các bến xe, xin cấp phù hiệu tuyến cố định và Sổ nhất trình, hướng dẫn lái xe quen lộ trình. Với hành khách, cần phải thông báo rộng rãi cho nhân dân biết....

“Nếu thực hiện đóng bến từ ngày 1/7 tới thì xe không biết đi đâu? Khi thành lập bến xe thì bến xe mời chào các doanh nghiệp và khách vào bến, lúc đóng bến thì đột ngột, không nhẽ phải dùng đến biện pháp “cưỡng chế” thu hồi đất, để xe chạy dù vòng vo đón khách”, ông Bùi Danh Liên băn khoăn.

Chính vì vậy, ông Liên kiến nghị UBND Hà Nội, Sở GTVT hiệp thương với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Công ty Lương thực Lương Yên kéo dài hoạt động của bến xe Lương Yên. Hơn nữa, ông Liên cho rằng, diện tích bến tạm hiện nay nằm ở phía Bắc khu đất 5.000m2 được quy hoạch làm bãi đỗ xe cao tầng, không ảnh hưởng đến mặt bằng 14.228m2 ở phía Nam để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng được thực hiện trong giai đoạn I.

Ông Liên rất mong các cơ quan xem xét giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho Sở GTVT Hà Nội, các doanh nghiệp vận tải góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và an ninh xã hội.
Ngày 10/9/2009, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương cho nghiên cứu lập và thực hiện dự án tại số 3 Lương Yên - khu vực bến xe (Bạch Đằng, Hai Bà Trưng). Đến ngày 20/1/2012 của UBND thành phố cho phép Tổng Công ty lương thực miềm Bắc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại số 3 Lương Yên.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Sponsored content





[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 33 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
Về Đầu Trang 
Trang 33 trong tổng số 41 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 18 ... 32, 33, 34 ... 37 ... 41  Next
 Similar topics
-
» Adele nồng nàn quyến rũ
» Men tình nồng - Thanh Trúc
» Hang động trên thế giới
» Món ngon ăn với cơm nóng ngon tuyệt
» Quý ông vào bếp ngày 8.3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Âm Nhạc Không Biên Giới :: Không gian văn hóa-
Chuyển đến