Âm Nhạc Không Biên Giới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Âm Nhạc Không Biên Giới

Âm nhạc kết nối trái tim
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» [Mp3] Tiếu Hồng Trần - Đổng Trinh
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeWed Oct 24, 2012 11:06 am by Bao Thanh Thien

» Giới thiệu các ca sĩ hải ngoại
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeFri Oct 05, 2012 2:07 pm by Bao Thanh Thien

» [Công nghệ] Mẹo hay cho bạn
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 9:32 am by Bao Thanh Thien

» [Âm nhạc] Điểm tâm cùng âm nhạc
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:55 am by Bao Thanh Thien

» [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:51 am by Bao Thanh Thien

» [Thể thao] Góc nhìn thể thao
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jul 03, 2012 8:49 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Thời trang phong cách
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jul 02, 2012 10:38 am by Bao Thanh Thien

» [Phim truyện] Cận cảnh trường quay
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeFri Jun 22, 2012 8:50 am by Bao Thanh Thien

» [Thời trang] Top model
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 18, 2012 11:01 am by Bao Thanh Thien


 

 [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 35 ... 41  Next
Tác giảThông điệp
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 3:12 pm

Thấy gì từ chuyến thăm VN của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
(Dân trí) - Vừa đến Việt Nam vào ngày 3/6 và trước khi có các cuộc hội đàm với các quan chức Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đi thăm cảng Cam Ranh, trong bối cảnh hai nước đang tìm kiếm tăng cường hợp tác.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Thay-gi-tu-chuyen-tham-vn-cua-bo-truong-quoc-phong-my

Đây là lần đầu tiên, kể từ khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc vào năm 1975, một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới cảng Cam Ranh. Chuyến thăm này được xem là một động thái mang tính biểu tượng rất cao, cho thấy rõ là quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang được cải thiện.



Cảng Cam Ranh nằm giữa dãy núi tây Việt Nam và Biển Đông, được đánh giá là cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Người Pháp đã xây cảng Cam Ranh từ thế kỷ 19 thành nơi đóng tàu. Sau khi được mở rộng, cảng này trở thành căn cứ quân sự.



Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, từ năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã giao cảng Cam Ranh cho phía Mỹ quản lý. Sau năm 1975 Việt Nam cho hải quân Liên Xô thuê trong vòng 25 năm. Và khi Liên Xô tan rã, hải quân Liên bang Nga đã trả lại cảng này cho Việt Nam vào năm 2002.



Từ đó, Việt Nam cho khai thác cảng Cam Ranh với mục đích thương mại. Vào cuối năm 2010, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến việc mở cửa, phát triển cảng Cam Ranh để đón tiếp tàu bè nước ngoài theo khía cạnh thương mại của dự án.



Do có vị trí địa lý quan trọng, cảng Cam Ranh được cho là đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều quốc gia có lợi ích thiết thân trong việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, khống chế toàn khu vực. Theo thời báo Financial Times, ngoài Hoa Kỳ, hải quân của một số quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và cả Nga đều quan tâm đến Cam Ranh.



Giới phân tích cho rằng, trước việc chính quyền Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, nhiều quốc gia trong vùng, tuy có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc về kinh tế, đã từng bước nhích lại gần Hoa Kỳ.



Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, cho biết, Hà Nội và Washington có thỏa thuận, theo đó, Việt Nam đồng ý đón nhận và tiến hành các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được thực hiện ở cảng Cam Ranh. Trong chuyến công du Việt Nam lần này, có thể bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Panetta sẽ thúc giục Việt Nam nên linh hoạt hơn trong việc áp dụng thỏa thuân nói trên.



Vào lúc Mỹ chuyển hướng chú ý sang châu Á và đặc biệt có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của hải quân ở trong vùng châu Á -Thái Bình Dương, thì cảng Cam Ranh, theo giáo sư Carl Thayer, là nơi lý tưởng đối với Washington.



Theo thẩm định của Trung tâm nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Mỹ, một tổ chức được đánh giá là thân cận với tổng thống Barack Obama, được AFP trích dẫn, thì “Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khóa tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông.”



Tiến trình trao đổi, hợp tác quân sự Việt-Mỹ



Theo giáo sư Carl Thayer, năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành trao đổi các chuyến viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần. Theo đó, năm 2003 bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phạm Văn Trà đã thăm Washington. Năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld công du Hà Nội. Đến năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh thăm Washington. Chuyến đi Hà Nội hồi tháng 10/2010 của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng. Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.



Chuyến công du tới Hà Nội của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta từ 3-5/6 này nằm trong hướng trao đổi các cuộc viếng thăm đã được thỏa thuận. Thời điểm chuyến đi lần này của Bộ trưởng Panetta là ông kết hợp với việc tham dự Đối thoại thường niên Shangri-La, được tổ chức tại Singapore.



Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại về quốc phòng trong 8 năm qua. Cùngvới thời gian, cuộc đối thoại này đã mở rộng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp.



Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ - Việt thường niên đầu tiên diễn ra vào năm 2004. Bốn năm sau, cuộc đối thoại này được nâng lên thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng hai nước.



Đến năm 2010, đối thoại quốc phòng Mỹ - Việt được nâng cấp khi cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên được tổ chức giữa các sĩ quan quân đội cao cấp của bộ Quốc phòng Việt Nam và của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở cấp thứ trưởng.



Giáo sư Carl Thayer cho rằng Hoa Kỳ tiến hành đối thoại chiến lược với Việt Nam như là một phần trong chính sách liên kết chính thức của Mỹ. Hoa Kỳ mong muốn thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng qua một số lĩnh vực. Ví dụ, Việt Nam chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được tiến hành trong khu vực dân sự của vịnh Cam Ranh.



Tháng 09/2011, tại cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ vàViệt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chính thức đầu tiên về hợp tác quốc phòng. Biên bản này bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên: Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.



Chuyến công du của bộ trưởng Panetta sẽ có mục đích là thúc đẩy thỏa thuận để đạt được các bước tiến trong những lĩnh vực hợp tác này. Ngoài ra, Bộ trưởng Panetta sẽ tìm kiếm một sự cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký kết hồi tháng 08/2011. Hoa Kỳ đề nghị đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu y tế. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với ViệtNam bởi vì cho đến nay, không có sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc tại Phòng Tùy viên Quân sự.



Bộ trưởng Panetta cũng sẽ tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai, chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy, không phát triển vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải. Việt Nam sẵn sàng đóng góp đầu tiên vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Giáo sư Carl Thayer cho rằng Bộ trưởng Panetta sẽ nêu vấn đề làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 3:12 pm

Rời ghế, vẫn canh cánh nỗi lo… vào tù
Câu chuyện nguyên Tổng giám đốc CTCK Liên Việt (LVS) bị bắt có lẽ đang khiến không ít người sở hữu lẫn người điều hành CTCK “giật mình” lo cho bản thân.

Rời ghế lãnh đạo, vẫn canh cánh nỗi lo… vào tù



Theo nội dung trao đổi với báo chí từ ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LVS, chính LVS đã tố cáo ông Hoàng Xuân Quyến vì cho rằng, ông Quyến đã cho phép thế chấp cổ phiếu OTC – một nghiệp vụ mà HĐQT chưa bao giờ cho phép làm, khiến LVS bị thiệt hại tài chính. Chuyện này đang làm dấy lên lo ngại từ cả phía người sở hữu CTCK lẫn người điều hành CTCK.



Một ngày sau thông tin này, chiều ngày 1/6, nguyên tổng giám đốc một CTCK đã rời khỏi vị trí điều hành từ đầu năm 2011 trao đổi với PV trong tâm trạng lo lắng. Ông này cho hay, bản thân ông đang lo sợ câu chuyện tại CTCK Liên Việt sẽ là ngòi nổ cho những trường hợp hình sự hóa các lỗi vi phạm mà lãnh đạo các CTCK đã mắc phải, trong đó có ông.



Dưới thời lãnh đạo của ông, hơn 50 tỷ đồng của công ty đã phải ứng ra để trả cho ngân hàng, vì khách hàng vay mua chứng khoán (dưới sự xác nhận và bảo lãnh của công ty) không trả được. Vì thế, dù xét cả quá trình điều hành công ty không bị lỗ, nhưng xét riêng sự vụ này, thì nguy cơ ông bị truy lại trách nhiệm là hoàn toàn có thể xảy ra.



Theo tìm hiểu của PV, việc tìm được một văn bản của HĐQT các CTCK cho phép triển khai nghiệp vụ repo, cầm cố cổ phiếu hay hỗ trợ khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính là không dễ. Tuy nhiên, 3 nghiệp vụ này lại là 1 trong 2 nhóm nguyên nhân chính khiến không ít CTCK rơi vào hoàn cảnh bi đát, vốn chủ âm (bên cạnh nguyên nhân tự doanh thua lỗ).

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Roi-ghe-van-canh-canh-noi-lo-vao-tu

Không chỉ vị nguyên tổng giám đốc nói trên, khá nhiều lãnh đạo CTCK cũng tỏ ra e ngại, vì trong quá khứ đã có những tổn thất tài chính của CTCK xuất phát từ những nghiệp vụ cho khách hàng vay đòn bẩy, repo, cầm cố cổ phiếu trong khi HĐQT không có ý kiến gì về vấn đề này.



Báo cáo tài chính các CTCK đều đang tồn tại những khoản phải thu và phải trả rất lớn, kéo dài trong nhiều năm. Theo tìm hiểu của ĐTCK, trong số những khoản phải thu, phải trả này, không ít trường hợp là những khoản hỗ trợ tài chính cho NĐT, trong đó, CTCK đứng vai trò trung gian, bảo lãnh, đang ở diện nợ xấu.



Điều gì sẽ xảy ra nếu đến một thời điểm, CTCK không thể bưng bít được những khoản thâm hụt đó? E rằng, đó sẽ là thời điểm xuất hiện thêm nữa những nguyên lãnh đạo CTCK phải vướng vòng lao lý, vì tội danh làm trái quy định, gây thiệt hại tài chính.





Lối thoát nào cho CTCK và người hành nghề chứng khoán?



Trên thực tế, lo ngại về việc bị quy trách nhiệm cá nhân trong các trường hợp này đã được giới lãnh đạo CTCK nghĩ tới ngay từ sự việc CTCK quy trách nhiệm cá nhân ông Trương Duy Sơn, nguyên Chủ tịch CTCK Hà Thành đối với các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng giao dịch chứng khoán. Sau sự vụ này, lãnh đạo các CTCK đã trở nên e dè hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhưng đó là câu chuyện của hiện tại và tương lai, còn quá khứ vẫn là một ám ảnh.



Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mảng lo ngại của người hành nghề chứng khoán. Từ phía những ông chủ của các CTCK cũng xảy ra không ít lo ngại. Làm sao để kiểm soát tốt hơn hoạt động CTCK? Làm sao để bảo vệ tài sản tốt nhất? Bởi vì, nếu xảy ra thất thoát, việc kiện tụng ra tòa, thậm chí đưa nhau vào tù chỉ có thể mang tính chất răn đe, chứ không phải là giải pháp giúp thu hồi được toàn bộ thiệt hại gây ra, nếu như người hành nghề không có đủ năng lực tài chính.



Để giải quyết được 2 nỗi lo này, CTCK cần giải quyết được 2 vấn đề. Một là tăng cường công tác kiểm soát nội bộ (một hoạt động được quy định từ lâu nhưng vẫn tỏ ra khá yếu kém tại các DN ở Việt Nam nói chung, CTCK nói riêng). Yếu tố này, phải đến từ tự thân CTCK và người hành nghề. Nhưng, trong trường hợp vẫn xảy ra thiệt hại, thì làm sao để tránh được khả năng hình sự hóa cho người hành nghề và giảm thiểu thiệt hại cho CTCK?



Điểm C, Khoản 3, Điều 18, Nghị định 85/2010/NĐ-CP quy định, CTCK sẽ bị phạt từ 50 - 70 triệu đồng nếu không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty và trích lập đầy đủ quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên CTCK.



Tuy nhiên, cả hai nội dung trong quy định này đều khó triển khai. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, một chiếc phao an toàn cho cả CTCK lẫn người hành nghề, không chỉ ở phương diện giảm tổn thất phát sinh, mà còn ở cả mức độ phòng ngừa do có sự kiểm soát tuân thủ quy trình của bên thứ 3 độc lập, đang bị tắc bởi khó tìm được đơn vị bảo hiểm chịu cung cấp. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ sự khác biệt giữa thực tế sơ khai của TTCK Việt Nam và chuẩn mực cao của bảo hiểm quốc tế.



Còn với quỹ bảo vệ NĐT, đến thời điểm này, chưa ghi nhận được trường hợp CTCK nào trích lập, bởi trích lập bao nhiêu, như thế nào, hạch toán ra sao đều chưa được Bộ Tài chính hướng dẫn.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 3:13 pm

Mở van tín dụng bất động sản
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng âm suốt những tháng đầu năm được xem là lý do để các ngân hàng chạy đua mở van tín dụng cho vay bất động sản với lãi suất hấp dẫn.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình tại cuộc họp báo tháng 4 vừa qua, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay bất động sản hiện chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống ngân hàng có đảm bảo bằng bất động sản rất lớn, khoảng 60%. Đây chính là lý do cần từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng bất động sản, nhất là khi nhu cầu nhà ở của người dân lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân mua vào.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình kỳ vọng, mở tín dụng sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho bất động sản, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. “Nếu lĩnh vực bất động sản được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như: xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng”, Thống đốc nói.

Cùng với quyết định của NHNN, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng âm suốt những tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã công bố chương trình cho vay bất động sản với lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt kể từ ngày 28/5, trần lãi suất huy động vốn chính thức giảm thêm 1%, xuống còn 11%/năm và các mức lãi suất chủ chốt cũng đồng loạt giảm 1%, dòng vốn cho kênh đầu tư bất động sản ngày càng được khơi thông.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Mo-van-tin-dung-bat-dong-san

Điển hình như tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), khách hàng có nhu cầu vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà chỉ phải trả lãi suất 14,2%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay. Đây được xem một trong những mức lãi suất tốt nhất trên thị trường hiện nay của mảng tín dụng bất động sản.

Theo ông Richard Harris, Giám Đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB, quy mô của gói vay ưu đãi bất động sản của VIB là 1.000 tỷ đồng với hạn mức cho vay tối đa lên tới 90% giá trị tài sản thế chấp và thời hạn vay tối đa là 180 tháng. VIB dự kiến triển khai gói vay ưu đãi này đến hết ngày 31/7/2012 hoặc đến khi giải ngân hết.

Cùng với VIB, các ngân hàng như: BIDV, Vietcombank, SEABank, ACB, ANZ… cũng đồng loạt công bố giảm lãi suất cho vay mua, xây, sửa nhà, vay tiêu dùng. Mức lãi suất mà các ngân hàng này công bố khá cạnh tranh, dao động từ 14% - 17%/năm.

Với những khởi động của các ngân hàng về chương trình cho vay lĩnh vực bất động sản, thị trường đang chờ đợi một sự khởi sắc trở lại của kênh đầu tư này. Bởi trong thời gian qua, lãi suất cho vay bất động sản được đẩy lên rất cao, thậm chí ngân hàng còn “nói không” với cho vay bất động sản.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc nới lỏng tín dụng từ phía các ngân hàng sẽ tác động rất tốt đến thị trường bất động sản, trước hết là tác động tâm lý. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, việc các ngân hàng thương mại có cơ chế được phép cơ cấu lại nợ cũ, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi sức ép bán tháo, bán rẻ. Qua đó, các nhà thầu có thể vay tiền, tiến độ thi công sẽ tốt hơn.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, với việc các ngân hàng nới lỏng tín dụng đối với bất động sản, công bố chương trình cho vay, 50% dự án có thể tiếp cận được nguồn vốn. Và khi niềm tin trở lại với thị trường thì khả năng huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vào kênh đầu tư này cũng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, để thị trường bất động sản “tan băng” trở về thời kỳ sôi động trước đây, cùng với nguồn vốn “giá rẻ” đã được các ngân hàng chào mời, thì vấn đề cơ bản nhất của thị trường là phải là tăng tính thanh khoản của các sản phẩm nhà ở.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 3:14 pm

Giá vàng lấy lại mốc 42 triệu đồng/lượng
(Dân trí) - Sau khi giảm nhẹ sáng nay, đến chiều nay, giá vàng trong nước lại đảo chiều tăng 150.000 đồng/lượng, lấy lại mốc 42 triệu đồng/lượng.


Cụ thể, tính đến 14h20, giá vàng SJC tại Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 41,98 triệu đồng/lượng - 42,12 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với phiên sáng.



Giá vàng SJC tại TPHCM cũng điều chỉnh tăng 140.000 đồng, lên mức 41,89 triệu đồng/lượng - 42,09 triệu đồng/lượng.



Thậm chí, giá vàng SJC và SBJ còn được Công ty Sacombank-SBJ điều chỉnh tăng 170.000 đồng/lượng, lên mức 42,02 triệu đồng/lượng - 42,17 triệu đồng/lượng.



Giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 250.000 đồng/lượng so với sáng nay, lên mức 40,95 triệu đồng/lượng - 41,25 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng của Bảo Tín Minh Châu hiện còn thấp hơn vàng SJC gần 900.000 đồng/lượng.



Trong khi đó, giá vàng giao ngay trên Kitco.com niêm yết giao dịch ở mức 1.620,8 USD/ounce.



Thị trường vàng trong nước thời gian gần đây giao dịch khá yếu. Nếu giá vàng thế giới có những đột biến thì giá vàng trong sẽ biến động không kịp, chênh lệch sẽ được mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo biến động của giá thế giới.



Các chuyên gia dự báo, giá vàng trong nước sẽ tiếp tục điều chỉnh theo đà thế giới nhưng với tốc độ không đồng điệu. Sự cân bằng giữa giá vàng trong nước và thế giới được kì vọng sẽ diễn ra trong thời gian tới, mức chênh lệch 800.000 đồng -1 triệu đồng/lượng được xem là ổn định của hai giá vàng.
Vàng giảm nhẹ dưới mốc 42 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước hiện vẫn đắt hơn giá thế giới 1,5 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng sáng nay 4/6, giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 41,83 triệu đồng/lượng (mua vào) - 41,97 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 90.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.

Điều chỉnh giảm tương tự, giá vàng SJC tại TPHCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn - SJC niêm yết giao dịch ở mức 41,8 triệu đồng/lượng - 41,95 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty Sacombank-SBJ, giá vàng SJC và SBJ cũng được công ty này đưa về mức 41,8 triệu đồng/lượng - 42 triệu đồng/lượng.

Còn tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá vàng rồng Thăng Long điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua, xuống mức 40,8 triệu đồng/lượng - 41,1 triệu đồng/lượng.

Như vậy, giá vàng miếng trong nước mở cửa phiên giao dịch đầu tuần giảm khoảng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua. Còn so với mức tăng mạnh đầu phiên thứ 7 tuần trước, giá vàng miếng SJC giảm tới 550.000 đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á qua trang Kitco.com hiện có biên độ giảm 10,7 USD, niêm yết giao dịch ở mức 1.615,6 USD/ounce.

Thị trường đang chờ đợi một đợt kích thích kinh tế từ các ngân hàng trung ương trên thế giới đã khiến niềm tin vào kim loại quý đang quay trở lại.

Trong cuộc khảo sát của Kitco News Gold Survey, hầu hết ý kiến đều cho rằng vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.

Với thị trường ngoại tệ, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày hôm nay vẫn ở mức 20.828 VND/USD.

Giá USD bán ra phổ biến tại các ngân hàng ở mức 20.900 VND - 20.905 VND/USD, giảm 5 - 20 VND so với cuối tuần trước; Giá mua vào đồng loạt ở mức 20.850 VND/USD, tăng 10 - 20 VND.

Trong khi đó, tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại là 21.036 VND/USD.

Lấy tỷ giá này quy đổi, giá vàng miếng trong nước còn cao hơn thế giới 1,5 triệu đồng/lượng.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 3:59 pm

“Dự án ODA có tiêu cực đều bị xử lý nghiêm”
(Dân trí) - “Thông tin tiêu cực hiện mới do Đan Mạch đưa ra. Việc đầu tiên, các chủ đầu tư dự án phải báo cáo và được biết, họ tuyên bố sẵn sàng cung cấp thông tin” – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thông tin vụ Đan Mạch có cáo buộc tiêu cực ODA.


Thông tin Bộ Phát triển Đan Mạch mới đây tuyên bố hủy bỏ các khoản viện trợ ODA để giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu vì phát hiện sai phạm, tiêu cực trong việc thực hiện dự án. Quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam đối với sự việc này?

Trước hết, với Việt Nam, ODA là một nguồn rất quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước. Việt Nam có nguồn ODA từ lâu, luôn luôn sử dụng ODA một cách hiệu quả. Đây không phải nhận định của Việt Nam mà do các nước tài trợ đánh giá. Và vì Việt Nam sử dụng ODA có hiệu quả nên các nước mới tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam.

Còn trường hợp Đan Mạch, vừa qua phía bạn mới cho ý kiến về việc này. Phía Việt Nam cũng đang cho kiểm tra các thông tin phản ánh. Dự án bị cho là có sai phạm, tiêu cực là một dự án thành phần về biến đổi khí hậu, thực hiện trong một dự án tổng thể về vấn đề này. Đây là dự án mới thực hiện trong 6 tháng.
Sau khi có thông tin này từ phía bạn, một thứ trưởng Bộ KH-CN đã gặp đại sứ của Đan Mạch. Bộ KH-CN nêu về vấn đề này với quan điểm của Việt Nam là sử dụng ODA phải hiệu quả và nếu có sai phạm phải xử lý. Phải làm sao để thấy chúng ta luôn chân thành và coi trọng nguồn ODA của các nước.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Du-an-oda-co-tieu-cuc-deu-bi-xu-ly-nghiem

Với quan điểm đó, các cơ quan chức năng của chúng ta đã có động thái?

Phía Đan Mạch mới đưa ra thông tin ngày 31/5. Giờ chúng ta cần thời gian thẩm định, kiểm tra các ý kiến đó. Tất nhiên, Chính phủ luôn đưa ra yêu cầu phải sử dụng nguồn vốn viện trợ một cách hiệu quả còn nếu không hiệu quả, nếu có sai phạm phải xử lý. Nhưng trước hết phải kiểm tra đã.

Hiện tại, cơ quan nào đã vào cuộc? Có ý kiến cho rằng, trong tình huống này, nếu nghiêm khắc, phải ngay lập tức đình chỉ việc thực hiện dự án để xem xét?

Bộ Ngoại giao, đại sứ quán Việt nam tại Đan Mạch sẽ tiến hành gặp gỡ phía Đan Mạch để yêu cầu cho biết tình hình. Chúng tôi cũng đã gặp đại sứ Đan Mạch đề nghị cho biết ý kiến. Tất nhiên sau khi có kết quả điều tra mới có thể đề cập việc xử lý.

Bộ Công an đã vào cuộc để điều tra vụ việc?

Cho đến giờ thì chưa.

Vậy cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm điều tra về phía Việt Nam?

Nói đến điều tra thì giờ, việc đầu tiên là các chủ đầu tư dự án phải báo cáo. Được biết, các chủ đầu tư dự án cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp thông tin trên mạng. Hiện mọi việc đang được tiến hành.

Không phải đến giờ mới có thông tin phát hiện sai phạm, tiêu cực về các dự án sử dụng vốn ODA. Một số vụ án trong lĩnh vực giao thông bị phát giác vài năm gần đây. Những vụ việc này sẽ ảnh hưởng gì đến uy tín của Việt Nam đối với các nước phát triển đã dành cho chúng ta những khoản vay hỗ trợ phát triển này?

Không nhiều. Chúng ta có số dự án sử dụng vốn ODA rất lớn, số sai phạm thì không nhiều. Chính vì vậy nên các nước, qua các kỳ kiểm điểm, luôn đánh giá Việt Nam là một trong những nước sử dụng ODA hiệu quả nhất.

Nhưng cũng có những dự án “con sâu bỏ rầu nồi canh”, chúng ta đã xử lý rất nghiêm. Những dự án ODA sử dụng không hiệu quả và có sai phạm ta đều xử lý. Ở đây, với dự án này, thông tin phản ánh vi phạm đang được các cơ quan chức năng xem xét, điều tra.

Chúng ta không phải đến bây giờ mới nhận ODA mà đã hàng chục năm nay rồi và chúng ta đã sử dụng một cách rất hiệu quả. Hàng chục công trình ở Việt Nam đang sử dụng ODA. Còn dự án này thì cần phải kiểm tra, sau khi có kết luận sẽ xử lý.

Quan điểm của phía bạn thế nào khi Việt Nam đã cam kết sẽ xử lý nghiêm nếu quả thực có tiêu cực, tham nhũng như Bộ Phát triển Đan Mạch đã thông tin?
Hiện nay mới chỉ là thông tin bước đầu Đan Mạch đưa ra. Như đã nói chúng ta phải điều tra, kiểm tra đã. Tôi tin rằng các nhà tài trợ nước ngoài vẫn đánh giá cao Việt nam.

Xin cảm ơn ông!
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 4:40 pm

“Khu vực sẽ ổn định nếu Việt Nam, Philippines... hùng mạnh”
Một trong những thỏa thuận quan trọng trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sáng nay là Việt Nam đồng ý mở 3 khu khai quật mới tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Khu-vuc-se-on-dinh-neu-viet-nam-philippines-hung-manh

Thông tin được hai Bộ trưởng trao đổi với báo giới ngay sau cuộc hội đàm. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay hai bên tập trung trao đổi tìm biện pháp thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng mà Bộ Quốc phòng hai nước ký năm ngoái.

Hai bên cũng tiếp tục hợp tác trong rà phá bom mìn sót lại trong chiến tranh, hợp tác tẩy độc chất da cam tồn lưu ở một số sân bay, khu vực trước đây Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong những lời mở đầu hội đàm cho hay, ông ấn tượng với vịnh Cam Ranh mà ông đi thăm ngày hôm qua. Nó làm ông nhớ đến vịnh San Fransisco của Mỹ nhưng đường vào hẹp hơn. "Đây là vịnh quan trọng. Nếu Việt Nam trong quá trình cải tạo có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ thì Mỹ sẵn sàng". Trả lời Bộ trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho hay Việt Nam đã có chiến lược cải tạo, phát triển cảng Cam Ranh theo 3 khu vực và Việt Nam có các phương tiện để phục vụ cho chiến lược này.

Bộ trưởng Mỹ cũng cho biết hai bên đã thảo luận cách thức làm sao cải thiện việc thực hiện biên bản ghi nhớ 2011 để thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước, cách thức Mỹ làm việc với VN thông qua nhóm đối thoại của Bộ trưởng quốc phòng ASEAN về an ninh hàng hải.

"Chúng tôi đã thảo luận cam kết chung làm sao xây dựng một khu vực châu Á hòa bình, thịnh vượng, an ninh. Tôi đã lưu ý trong thảo luận hai bên nên thiết lập một văn phòng điều phối hợp tác, nó sẽ thúc đẩy quan hệ hai bên, gửi đi tín hiệu Mỹ cam kết lâu dài vào mối quan hệ quốc phòng Mỹ và Việt Nam" - Bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Ông cũng cho hay tại hội đàm, phía Việt Nam đã đồng ý mở ra 3 khu khai quật mới tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương

Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta có cuộc họp báo chung:

AFP: Xin hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam: xin ngài cho biết kế hoạch của VN đối với việc mua vũ khí của Mỹ nếu Mỹ đồng ý bán. VN có tiếp tục cho phép gia tăng việc ra vào của tàu quân sự Mỹ đến cảng Cam Ranh? Ngài muốn thúc đẩy quan hệ hai nước nhưng hai nước có quan ngại về tự do, nhân quyền, theo ngài quan hệ này ảnh hưởng thế nào đến nỗ lực thúc đẩy hai nước?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Hiện nay Mỹ mới bỏ cấm vận mua các loại vũ khí phi sát thương, còn các loại vũ khí sát thương chưa được dỡ bỏ cấm vận. Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước.

Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số loại trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh. Sau đó, nếu khả năng tài chính cho phép, chúng tôi sẽ từng bước hiện đại hóa quân đội, sẽ lựa chọn mua những loại trang bị vũ khí phù hợp yêu cầu hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, giá cả cạnh tranh.

Tàu hậu cần, kỹ thuật của Mỹ nếu đến sửa chữa ở các cảng thương mại, cảng của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thì chúng tôi hoan nghênh. Việt Nam có lợi thế các cơ sở sửa chữa, sản xuất tàu biển, kể cả tàu hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ, thợ của chúng tôi lành nghề, tay nghề tốt, chăm chỉ, giá cả cạnh tranh, để tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân của phía Việt Nam.

Bộ trưởng Leon Panetta: Mục đích chuyến thăm của tôi là làm bất cứ điều gì có thể để củng cố, tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Chúng ta biết Mỹ đã nêu ra một chiến lược quốc phòng mới, trọng tâm là nhấn mạnh khu vực châu Á-TBD, điều quan trọng hơn là tăng cường khả năng phát triển của các nước đối tác trong khu vực này, trong đó có Việt Nam.

Bộ trưởng Thanh và tôi đã thảo luận cần phải đưa quan hệ nâng lên tầm cao mới, việc đó không chỉ bao gồm tổ chức đối thoại song phương cấp cao, mà chú trọng an ninh hàng hải, chuyến thăm tàu hải quân, cải thiện tìm kiếm cứu nạn, thúc đẩy giúp đỡ trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa thiên tai, cũng như việc gìn giữ hòa bình.

Chúng tôi mong trợ giúp Việt Nam nhưng bất cứ trợ giúp nào cũng tùy thuộc vào cải thiện nhân quyền cũng như một số cải cách khác ở Việt Nam. Nhưng tôi tin rằng những bước đi đang tiến hành làm cho mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng trở nên vững mạnh hơn.

Tuổi Trẻ: Thưa Bộ trưởng Leon Panetta, hiện nay có mối lo sợ sự gia tăng, hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực làm cho bên thứ ba lo ngại. Ý kiến của ông?

Tôi muốn tất cả nhân dân ở khu vực này nhận ra rằng mục đích căn bản của Mỹ ở khu vực châu Á-TBD là chúng tôi muốn cải thiện cơ hội hòa bình, an ninh, thịnh vượng cho khu vực. Mục đích của chúng tôi là làm việc với các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc để thúc đẩy cải thiện quan hệ quân đội các nước với nhau, giúp gia tăng khả năng của từng nước tự bảo vệ, duy trì an ninh cho mình.

Mỹ là nước thuộc châu Á-TBD, luôn coi mình là thành viên trong gia đình châu Á-TBD, mục tiêu của chúng tôi làm việc cùng các nước để thúc đẩy an ninh, thịnh vượng ở khu vực.

Điều cốt lõi để thực hiện điều đó là chúng ta có những quy định, nguyên tắc, luật pháp quốc tế căn bản. Nếu các nước cùng tuân thủ những nguyên tắc, quy định, luật pháp quốc tế căn bản đó, chúng ta sẽ đạt mục tiêu xây dựng một khu vực tốt đẹp hơn, an ninh hơn.

Không đi với nước này để chống nước khác

Wall Street Journal: Thưa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngài có cho rằng các nước châu Á đang phải đứng giữa sự lựa chọn hoặc thân hơn với Trung Quốc, hoặc thân hơn với Mỹ không? Liệu các nước buộc phải chọn thân với Mỹ có tạo ra sự khiêu khích đối với Trung Quốc và làm thay đổi quan hệ tương đối hiện nay không?

Thưa Bộ trưởng Leon Panetta, sau khi Mỹ tuyên bố chiến lược quốc phòng mới, một số nước châu Á tỏ ra lo ngại chiến lược này làm mất ổn định trong khu vực. Mỹ sẽ làm gì để xây dựng mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ độc lập, tự chủ, hoàn toàn không lệ thuộc vào bên ngoài. Chúng tôi, với tinh thần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, đóng góp ổn định chung của khu vực cũng như của thế giới.

Với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn, đối tác tin cậy của các nước, chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, trong đó xác định quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với Mỹ là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài. Việt Nam không đi với nước này để chống lại nước khác.

Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều tương đồng với Việt Nam, đối tác hợp tác toàn diện của Việt Nam. Theo tinh thần 16 chữ, 4 tốt, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội giữa hai nước đang phát triển rất tốt. Chúng tôi mong muốn quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ hữu nghị, ổn định, toàn diện vì lợi ích chung của hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực.

Bộ trưởng Leon Panetta: Mỹ có mục đích muốn thúc đẩy chính những điều như Bộ trưởng Thanh đã đề cập là độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực. Đó chính là phục vụ lợi ích của sự ổn định. Chắc chắn chúng ta sẽ có sự ổn định nếu có một Việt Nam hùng mạnh hay Indonesia hùng mạnh, Philippines hùng mạnh và các nước trong khu vực hùng mạnh.

Sự mất ổn định diễn ra nếu khu vực chỉ có nhóm những nước yếu, trong khi Mỹ và Trung Quốc là cường quốc trong khu vực. Vấn đề trọng yếu là để có tương lai ổn định, thịnh vượng, nhân dân các nước trong khu vực sống tốt đẹp thì điều quan trọng phải bảo đảm làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau chứ không phải đẩy nhau cách xa. Đó là mục đích của Mỹ và là lý do vì sao tôi có mặt ở Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeMon Jun 04, 2012 4:42 pm

Tái cấu trúc ngân hàng: Lo ngại "vật cản" lợi ích nhóm
(Dân trí) - Theo nhìn nhận của WB, lợi ích nhóm có thể là một cản trở với hoạt động tái cơ cấu ngân hàng do tình trạng sở hữu chéo vẫn còn phổ biến mặc dù NHNN đã ban hành các quy định - do đó, tất yếu phải tăng cường minh bạch và công khai.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Tai-cau-truc-ngan-hang-lo-ngai-vat-can-nhom-loi-ich

Theo đánh giá tại báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam chiều nay 4/6, trong những năm gần đây, hoạt động của khu vực ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể trước hết bởi tình trạng mất ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp theo là những thay đổi trong chính sách tiền tệ nhằm bình ổn nền kinh tế.

Lạm phát cao dẫn đến tình trạng chênh lệch nghiêm trọng về kỳ hạn giữa các khoản tiền gửi và các khoản vay, khi có đến 90% các khoản vay trong khu vực ngân hàng có kỳ hạn 30 ngày hoặc ngắn hơn (ở những ngân hàng nhỏ, ít danh tiếng hơn tỉ lệ này thậm chí lên đến 97-98%).

Lãi suất thỏa thuận và tình trạng di chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác đã trở nên phổ biến cho đến khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Chỉ thị 02 để khắc phục. Sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao, các ngân hàng Việt Nam phải điều chỉnh để chuyển sang một giai đoạn tăng trưởng tín dụng chậm, thậm chí là âm. Hệ quả của việc này là các ngân hàng không mở rộng được danh mục cho vay trung hạn và dài hạn, và thường dành các khoản vay cho các khách hàng lớn, quen biết, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu thiệt thòi.

Báo cáo của WB đưa ra quan ngại về chất lượng tài sản của ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tài chính khó khăn của một số khách hàng lớn, chủ yếu các doanh nghiệp bất động sản và DNNN.

Theo đó, tỉ lệ nợ xấu đã tăng từ 2,2% tài sản vào thời điểm cuối năm 2010 lên 3,6% vào tháng 3/2011, song thực tế còn cao hơn nếu đánh giá theo các chuẩn mực quốc tế. "Dư luận nghi ngờ về quy mô thực sự của các khoản nợ xấu, vì cho vay bất động sản theo con số thống kê chính thức chỉ chiếm một phần mười danh mục cho vay của ngân hàng, và các khoản nợ liên quan đến bất động sản (tài sản thế chấp) theo thống kê chính thức chiếm đến 60% tổng danh mục" - trích báo cáo.

Lộ trình tái cơ cấu diễn ra chậm chạp

Đánh giá về tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện tại, WB cho rằng, hoạt động này đến nay vẫn còn diễn ra chậm chạp.

Theo đó, hồi tháng 12/2011, NHNN công bố việc hợp nhất ba ngân hàng có mức nợ xấu cao (SCB, Tín Nghĩa, Ficombank), trong đó BIDV đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn (dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN). Trong Quý 1, NHNN tuyên bố quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ 8 ngân hàng thương mại yếu nhất nằm trong nhóm 4 theo phân loại ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một trường hợp sáp nhập, trong đó Ngân hàng SHB, một ngân hàng tầm trung mua lại Habubank, một ngân hàng nhỏ gặp khó khăn nghiêm trọng về nợ xấu.

Nỗ lực đồng bộ nhất cho tới nay trong lĩnh vực này là Quyết định 254 của Thủ tướng về Đề án “Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém, và đề ra một loạt chỉ tiêu cần phải đạt được cho đến năm 2015. Quyết định này cũng đưa ra các phương án tái cơ cấu, bao gồm việc để NHNN trực tiếp mua lại vốn chủ sở hữu của các ngân hàng yếu kém, tăng tỉ lệ sở hữu cho các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh hơn mua lại các khoản vay và tài sản có chất lượng tốt từ các ngân hàng yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán nợ xấu cho Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC).

Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này trên thực tế cũng như việc cân nhắc phương án tái cơ cấu nào cùng những hàm ý liên quan hiện nay vẫn còn đang được bàn thảo.

WB cho rằng, có nhiều khó khăn thách thức để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu một cách thành công. Mặc dù những khía cạnh "mềm" của quá trình tái cơ cấu như tăng cường năng lực, quản lý rủi ro hay quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy hơn, song chất lượng của danh mục kinh doanh của các ngân hàng đang gặp khó khăn lại phải đặt dấu hỏi.

Do vậy, tổ chức này lưu ý, cần phải có năng lực và các công cụ chẩn đoán để hiểu rõ quy mô của vấn đề trong thời gian trước mắt, nhằm đánh giá được một cách hợp lý chi phí tiềm năng của quá trình tái cơ cấu và huy động được nguồn lực cần thiết để thực hiện lộ trình vạch ra.

Theo đó, nếu như các tổ chức tài chính yếu kém và hoạt động không hiệu quả không được khuyến khích rút lui một cách hợp lý thông qua mua bán và sáp nhập hoặc phá sản có kiểm soát, thì họ sẽ tiếp tục làm cho cả hệ thống yếu theo, và như vậy thì chi phí tái cơ cấu sẽ có thể tăng lên rất nhiều.

Do vậy, theo WB, có thể cần phải xây dựng một khung kế hoạch dự phòng (để chuẩn bị đối phó với khủng hoảng).

Cần một khuôn khổ về phá sản và tái cấu trúc đầy đủ

Bản báo cáo của WB cũng lưu ý, hoạt động tham vấn và phối hợp giữa các bên có liên quan cũng rất quan trọng, vì trách nhiệm cuối cùng trong việc thực hiện kế hoạch thuộc về các tổ chức tín dụng.

"Về mặt này, lợi ích nhóm có thể là một cản trở vì tình trạng sở hữu chéo của doanh nghiệp trong khu vực ngân hàng vẫn còn rất phổ biến mặc dù NHNN đã ban hành các quy định có liên quan nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ các bên có liên quan khác nhau đối với các quyết định tái cơ cấu một tổ chức tín dụng".

Điều tất yếu theo WB là phải tăng cường minh bạch và công khai thông tin, song hiện nay, khía cạnh này vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực do thiếu thông tin. Hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng hiện nay chưa theo kịp với những tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế tốt nhất. Một khuôn khổ về phá sản và tái cấu trúc doanh nghiệp đầy đủ vẫn là một vấn đề khó khăn và cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Báo cáo tại phiên làm việc không chính thức thảo luận về nội dung kinh tế vĩ mô chiều nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng, đến nay, một số NHTMCP đã và đang tiến hành sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thời các NHTMCP này đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị sau sáp nhập, hợp nhất.

Sau vụ sáp nhập SCB, hiện nay, Tổ giám sát và các Vụ, Cục của NHNN đang tích cực phối hợp với SCB xây dựng phương án tái cơ cấu ngân hàng hợp nhất này ở giai đoạn tiếp sau hợp nhất.

Ngoài ra, 6 NHTMCP yếu kém khác cũng được NHNN kiểm soát chặt chẽ và các NH này cũng đang tích cực xây dựng phương án tái cơ cấu trình NHNN phê duyệt.

Tại nhiều NHTMCP yếu kém đang trong quá trình cơ cấu lại, huy động vốn vẫn không bị sụt giảm. Sự trở lại của các khoản tiền gửi mới tại các NHTMCP cho thấy niềm tin của công chúng vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã được duy trì ổn định ngay từ giai đoạn đầu.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:18 am

Trung Quốc: Mỹ chuyển trọng tâm hải quân sang châu Á là “không thích hợp”
(Dân trí) - Trung Quốc hôm qua cho quyết định của Mỹ nhằm đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương vào năm 2020 là “không thích hợp” và kêu gọi Washington tôn trọng quyền lợi của nước này trong khu vực.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Trung-quoc-my-chuyen-trong-tam-hai-quan-sang-chau-a-la-khong-thich-hop

Kế hoạch nhằm triển khai nhiều tàu chiến hơn tới Thái Bình Dương và mở rộng các quan hệ quốc phòng trong khu vực đã được người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta công bố hôm 2/6, phản ánh những lo ngại của Mỹ về sức mạnh quân sự và nền kinh tế đang lớn mạnh của Trung Quốc.

“Tất cả các bên cần nỗ lực để đảm bảo và thúc đẩy hoà bình, sự ổn định và phát triển tại châu Á-Thái Bình Dương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu trước báo giới ngày 4/6.

“Kế hoạch đẩy mạnh triển khai quân đội và các liên minh nhằm tập trung vào vấn đề an ninh và quân sự là không thích hợp”, ông Lưu nói.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La - một hội nghị an ninh châu Á lớn được tổ chức ở Singapore kết thúc hồi cuối tuần qua, ông Panetta khẳng định chiến lược mới của Mỹ không nhằm thách thức Bắc Kinh.

Theo ông Panetta, đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% hạm đội tàu chiến tới Thái Bình Dương. “Con số này bao gồm 6 tàu sân bay, phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến tuần duyên và tàu ngầm”.

Mỹ cũng có kế hoạch mở rộng các cuộc tập trận quân sự tại Thái Bình Dương và tiến hành nhiều chuyến thăm các cảng tới một khu vực rộng hơn, trong đó có Ấn Độ Dương.

“Chúng tôi hoan nghênh Mỹ đóng một vai trò tích cực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Lưu phát biểu.

Người phát ngôn Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh hi vọng “phía sẽ tôn trọng các lợi ích cũng như những lo ngại của tất cả các bên ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc”.

Bắc Kinh đã bị chỉ trích vì lập trường ngày cứng rắn trong khu vực - đặc biệt ở Biển Đông.

Tại Shangri-La,Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe cũng bày tỏ những lo ngại về chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Trung Quốc, nói rằng sự thiếu minh bạch trong ngân sách của Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối tới Tokyo.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 11,2% lên 106 tỷ USD trong năm 2012, một sự gia tăng gây lo ngại khắp khu vực, đặc biệt là Tokyo.

Hôm qua, ông Lưu đã bảo vệ chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, nói rằng chính sách quốc phòng của nước này là binh bạch và Bắc Kinh không tìm kiếm “quyền bá chủ khi mạnh hơn”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:20 am

Tân Hoa hậu Mỹ tiết lộ về bản thân
(Dân trí) - Tân Hoa hậu Mỹ Olivia Culpo, 20 tuổi sở hữu vẻ đẹp dịu dàng và rất trong sáng. Nữ nghệ sỹ celo này tiết lộ, cô thần tượng minh tinh Audrey Hepburn.

Người đẹp Olivia Culpo tới từ tiểu bang Rhode Island đã bất ngờ đăng quang ngôi Hoa hậu Mỹ 2012 cách đây 1 ngày. Olivia Culpo chỉ cao 1,7m và không được đánh giá quá cao trong cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm nay nhưng cuối cùng cô lại là người chiến thắng.

Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi đăng quang, tân Hoa hậu Mỹ Olivia Culpo miêu tả cô là người mê máy tính và thần tượng minh tinh Hollywood Audrey Hepburn.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Tan-hoa-hau-my-tiet-lo-ve-ban-than

Olivia Culpo hiện là sinh viên năm thứ 2 của đại học Boston và cô sẽ tạm dừng việc học 1 năm để hoàn thành vai trò của một Hoa hậu Mỹ. Trước mắt, tháng 12 tới, cô sẽ đại diện cho nước Mỹ tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Trong phần thi “quyết định” của đêm chung kết, Olivia Culpo nhận được câu hỏi: “Cô có nghĩ là công bằng nếu một người đẹp chuyển giới vượt qua các thí sinh nữ giới khác để giành danh hiệu Hoa hậu Mỹ?”

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Tan-hoa-hau-my-tiet-lo-ve-ban-than

Một chút lưỡng lự, sau đó Olivia Culpo trả lời: “Tôi nghĩ điều này là công bằng dù tôi hiểu là mọi người còn chút e dè về vấn đề này bởi ai cũng quen với việc một phụ nữ “bẩm sinh” dự thi hoa hậu nhưng ngày nay có rất nhiều người cần thay đổi cuộc sống để có được hạnh phúc thực sự và vì thế tôi chấp nhận họ bởi chúng ta đang sống ở một đất nước tự do.”

Culpo học chơi nhạc từ cấp hai. Cô sinh ra trong một gia đình truyền thống và bố mẹ cô đều là những nghệ sỹ. Culpo từng biểu diễn celo tại Boston, New York và cô có thể nói được tiếng Ý.

“Tôi rất bất ngờ và hạnh phúc với chiến thắng của mình,” người đẹp viết trên blog sau khi đăng quang Hoa hậu.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Tan-hoa-hau-my-tiet-lo-ve-ban-than

Sở dĩ Olivia Culpo hâm mộ Audrey Hepburn bởi theo cô, Audrey Hepburn không chỉ là ngôi sao điện ảnh nổi tiếng mà còn là nhà hoạt động xã hội và từ thiện tích cực. “Bà là một người đẹp cả ngoại hình cũng như tâm hồn.”

Điểm ấn tượng của tân Hoa hậu Mỹ còn là vì, cô là người có chiếc váy dạ hội kín đáo nhất trong số cách người đẹp từng đăng quang Hoa hậu Mỹ. Olivia Culpo nổi bật bởi nụ cười hiền và gương mặt sáng, rất thánh thiện.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Tan-hoa-hau-my-tiet-lo-ve-ban-than

Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:21 am

Vụ “tranh chấp 1.000 tỷ đồng”: Tài sản ký gửi két sắt đi đâu?
Ngày 3/6, theo gia đình là anh em ruột của bà Thạch Kim Phát cho biết, gia đình đang bức xúc việc ngân hàng (NH) đơn phương giao tài sản ký gửi cho con nuôi bà Phát - trong khi gia đình chưa đồng ý.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Vu-tranh-chap-1000-ty-dong-tai-san-ky-gui-ket-sat-di-dau

Khối tài sản được lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại quận Bình Thạnh và được ông P (em ruột bà Phát) đại diện gia đình 8 anh em ở VN và nước ngoài cùng con nuôi của bà Phát tên là Nhi mang đến ký gửi vào két sắt NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank. Tuy nhiên, ngày 30.5, NH đã mời ông P và chị Nhi đến để giải quyết tài sản đang ký gửi, vì đã hết hạn.

Lúc đó ông P cho rằng đang chờ 2 người em ở Đức về nước để cùng giải quyết tranh chấp, vì gia đình cho rằng có sự đầu tư, hùn hạp vốn từ những anh em ông P với bà Phát. Do vậy, ông P yêu cầu tiếp tục làm hợp đồng, hoặc gia hạn ký gửi số tài sản của bà Phát tại két sắt NH. Còn đối với Nhi - con nuôi bà Phát - lại không đồng ý tiếp tục ký gửi số tài sản này vào két sắt NH nữa.

Trong khi đó, ông P cũng cho rằng, ông đã chuyển khoản vào tài khoản NH số tiền để thuê ký gửi tài sản trong két sắt thêm một năm nữa, nhằm chờ giải quyết tranh chấp thừa kế. Thế nhưng, phía NH thông báo không chấp nhận tiếp tục nhận ký gửi, vì con nuôi bà Phát là Nhi không đồng ý. Do vậy, NH đã giao số tài sản này cho Nhi. Về phía NH cho biết, họ đã làm đúng theo các quy định về ký gửi tài sản, đã gửi bản thanh lý hợp đồng ký gửi tài sản cho ông P, nhưng không lý giải vì sao khi ký gửi vào có cả hai bên ký gửi là ông P và Nhi, nhưng khi trả thì giao cho Nhi (!?).
Gia đình anh em bà Phát cho rằng, vụ tranh chấp này sẽ khởi kiện ra tòa để giải quyết. Về thông tin Nhi sẽ tặng toàn bộ tài sản của bà Phát để lại cho từ thiện, gia đình bà Phát cũng chấp nhận, tuy nhiên đến nay thì gia đình cho rằng đó là điều khó có thể xảy ra, vì Nhi đã “đơn phương” lấy khối tài sản ký gửi từ NH về và mang đi đâu không ai biết.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:28 am

Bỏ phiếu tín nhiệm: “Thượng phương bảo kiếm” khi cần mới rút?
(Dân trí) - “Phải coi bỏ phiếu tín nhiệm như “phượng thương bảo kiếm”, chỉ rút ra khi cần thiết”, “Không tổ chức tốt, quanh năm các lãnh đạo chỉ lo chuyện tín nhiệm, không ai dám làm gì”… Phiên thảo luận về việc đổi mới hoạt động Quốc hội hôm nay nhận nhiều ý kiến “can gián.

Không ít ý kiến băn khoăn về đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với một số chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong Đề án đổi mới hoạt động, hiệu quả của Quốc hội. Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng, như vậy số lượng cán bộ quá đông, khó khả thi. Ông Hoàng cho rằng, trước mắt chỉ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm với người đứng đầu bộ ngành có những vấn đề xã hội đang bức xúc hay cán bộ cấp dưới có những sai phạm, có dấu hiệu tham nhũng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Bo-phieu-tin-nhiem-thuong-phuong-bao-kiem-khi-can-moi-rut

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nghi ngại: “Nếu hoạt động này không tổ chức tốt thì quanh năm cán bộ lãnh đạo chỉ lo chuyện tín nhiệm, không ai dám làm gì cả”.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) nêu quan điểm không đồng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm. “Chúng ta phải coi đây như "thượng phương bảo kiếm" của Quốc hội, chỉ rút ra khi nào cần thiết. Tôi đề nghị không nên bỏ phiếu thường xuyên và chỉ bỏ phiếu khi cần thiết, xin ý kiến đại biểu Quốc hội đối tượng nào cần được bỏ phiếu” - ông Hùng cũng nghiêng về phương án bỏ phiếu từ Bộ trưởng trở lên.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cũng tán thành phương án bỏ phiếu đối với các Bộ trưởng và chức danh tương đương trở lên. Đồng thời, đại biểu cũng cho rằng thời điểm nên tiến hành bỏ phiếu là vào năm thứ hai và thứ tư nhiệm kỳ. Ông Kim sốt sắng “giục” thực hiện ngay việc bỏ phiếu vào đầu năm 2013 tới, sau đó mở rộng dần.
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) lập luận, chỉ đề cập bỏ phiếu tín nhiệm là chưa phù hợp vì gắn tín nhiệm với vi phạm vào một. Ông Út đề nghị phân rõ hai loại hình bỏ phiếu: lấy phiếu tín nhiệm hàng năm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với trường hợp cán bộ có vấn đề, có vi phạm. Vấn đề cơ bản nhất cần quan tâm theo đại biểu là xem xét, đánh giá được tinh thần trách nhiệm của các lãnh đạo cấp cao được Quốc hội bầu.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Bo-phieu-tin-nhiem-thuong-phuong-bao-kiem-khi-can-moi-rut

Phân tích của ông Út nhận được nhiều ý kiến tán thành của các đại biểu. Bà Lê Thị Nga (đại biểu Thái Nguyên) cho rằng, cần tồn tại song song hai hình thức, bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ và bỏ phiếu tín nhiệm bất thường khi có sự kiện về việc một chức danh có vi phạm.

Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sẽ giúp cho người đứng đầu năng động hơn, luôn tìm cách sáng tạo, giúp bộ máy của mình hoạt động hiệu quả hơn. Bỏ phiếu định kỳ cũng giúp tránh được “mặc cảm” bị bỏ phiếu vì đây là một hoạt động định kỳ được tiến hành đối với nhiều người. Việc bỏ phiếu định kỳ lần cuối còn là tài liệu khá chuẩn xác, góp phần chuẩn bị nhân sự cho khóa sau.

Còn bỏ phiếu bất tín nhiệm được tiến hành khi có sự kiện xảy ra liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khiến cho dư luận cử tri bức xúc, có thể tiến hành hiệu quả qua giám sát, chất vấn.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:28 am

Hoa Kỳ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam*
(Dân trí) - Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam, từ ngày 3-4/6/2012.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Hoa-ky-can-som-bo-hoan-toan-lenh-cam-ban-vu-khi-cho-viet-nam

Bộ trưởng Panetta nhấn mạnh Chính phủ Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Bộ trưởng Panetta bày tỏ hài lòng về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua, mong muốn hai nước tiếp tục tích cực triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai Bộ Quốc phòng ký năm 2011. Bộ trưởng Panetta khẳng định với những nền tảng hiện có, Chính phủ Hoa Kỳ mong muốn hai bên sớm có thể nâng cao quan hệ lên một mức độ hợp tác cao hơn, vì lợi ích của hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những bước tiến tích cực trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn xem Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng và mong muốn Hoa Kỳ với tư cách là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với phía Hoa Kỳ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và ứng phó với các vấn đề toàn cầu và khu vực như chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an toàn và an ninh biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và các lĩnh vực khác vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa 2 nước. Để phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Hoa Kỳ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.

Bộ trưởng Panetta hoan nghênh những ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cảm ơn Thủ tướng và các bộ/ngành Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thực hiện chuyến thăm thành công tốt đẹp.

* Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Tại cuộc tiếp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề song phương và khu vực cùng quan tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ song phương giữa hai nước; giới thiệu chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ, với trọng tâm tăng cường hợp tác với các nước châu Á – Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh sự hợp tác tích cực giữa hai nước thời gian qua trong vấn đề tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh, đồng thời đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ đóng góp tích cực hơn nữa vào việc giải quyết hậu quả chiến tranh, đặc biệt là trong vấn đề rà phá bom mìn, tẩy độc da cam/dioxin và hỗ trợ nạn nhân da cam/dioxin.

Hai bên khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trên bình diện song phương, cũng như trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khu vực như ARF, ADMM+, EAS… vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông, bảo vệ nguồn nước và phát triển bền vững sông Mê Công.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:30 am

9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo
(Dân trí) - 9 nét độc đáo, thú vị của biển và hải đảo Việt Nam: quần đảo xa bờ nhất, hòn đảo lớn nhất, đảo đông dân nhất, bãi biển dài nhất… được công bố nhân tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam diễn ra từ ngày 5-8/6 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Được sự hỗ trợ của Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 9 kỷ lục trong lĩnh vực biển và hải đảo, nhằm quảng bá các đặc trưng, sản vật, sản phẩm của biển, đảo Việt Nam.

9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo gồm:

1. Bãi biển Trà Cổ - Bãi biển dài nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Bãi biển Trà Cổ thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở cực đông bắc của Tổ quốc, cách trung tâm TP. Móng Cái 9 km đường bộ. Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên, cảnh quan biển nơi đây rất nên thơ và hấp dẫn. Bãi biển Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 17 km, diện tích khoảng 170 ha cong hình vành khuyên.

2. Vịnh Hạ Long - Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), nằm ở bờ Tây vịnh Bắc bộ. Với diện tích rộng 1.553 km2 bao gồm 1.169 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó 95% là các đảo đá vôi cùng với những giá trị về cảnh quan; giá trị đa dạng sinh học; giá trị địa chất địa mạo và giá trị lịch sử, văn hóa, vịnh Hạ Long đã được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia và di sản thế giới.

3. Tam Giang - Cầu Hai - Đầm phá lớn nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Tam Giang - Cầu Hai (thuộc Thừa Thiên - Huế) có diện tích mặt nước rộng 21.600 héc ta, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam. Về quy mô, Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á và thuộc loại lớn trên thế giới. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, rộng nhất là 8 km, hẹp nhất là 0,6 km, có độ sâu trung bình 1,5 - 2m.

4. Quần đảo Cát Bà - Quần đảo có nhiều đảo nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 hòn đảo lớn, nhỏ, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long và ngoài khơi TP. Hải Phòng. Đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Cát Bà (còn gọi là đảo Ngọc), là hòn đảo lớn nhất trong tổng số 1969 đảo của Vịnh Hạ Long.

5. Quần đảo Trường Sa - Quần đảo xa bờ nhất

9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo
Quần đảo Trường Sa nằm giữa biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3 km2, được chia làm 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải).

6. Cụm đảo Hòn Khoai - Cụm đảo gần xích đạo nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Cụm đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, gồm 5 đảo nhỏ và rất nhỏ: Hòn Khoai (4,96 km2), hòn Sao (0,7 km2), hòn Gò (0,03 km2), hòn Đồi Mồi (0,03 km2) và hòn Đá Lẻ (0,005 km2). Hòn Khoai có dân cư sinh sống, nằm ở cực nam nước ta nên có vị thế quan trọng trong bảo vệ an ninh - quốc phòng, án ngữ ở cửa Vịnh Thái Lan, gần tuyến giao thông đường biển quốc tế quan trọng trong khu vực.

7. Đảo Phú Quốc - Hòn đảo lớn nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong số 38 đảo của huyện đảo Phú Quốc. Đảo Phú Quốc còn là hòn đảo lớn nhất trong hệ thống hải đảo của Việt Nam với diện tích 561km2. Đảo Phú Quốc nằm trấn giữ ở phía đông bắc Vịnh Thái Lan, ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Đảo có dạng hình tam giác, chiều theo phương bắc - nam dài 50km, chiều theo phương đông - tây dài 27km ở phần Bắc đảo, đảo thót hẹp dần về phía Nam. Đảo Phú Quốc có vị trí tiền tiêu - biên giới, là tiền đồn vững chắc trong bảo vệ quốc phòng - an ninh; là nơi có lợi ích trong phát triển kinh tế cửa khẩu, vùng biên, giao thương quốc tế.

8. Khu bảo tồn biển Nam Yết - Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Khu Bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích là 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha. Bờ đảo gồm các bãi cát vụn san hô nhẹ và xốp, nên không ổn định, thường thay đổi theo mùa gió tác động. Thềm san hô là một bãi cạn rộng lớn, mở rộng về phía tây tới 2.000 m. Trên thềm san hô có thảm cỏ biển phát triển, bên ngoài là đới mặt bằng rạn có san hô phong phú.

9. Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất
9 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo

Huyện đảo Lý Sơn nằm ở ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, cách TP. Quảng Ngãi 45km về phía đông bắc. Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích đất là 9,97km2, dân số là 18.223 người (năm 2009). Mật độ dân số của huyện là 1.888 người/km2, đây là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Hành và tỏi là 2 cây sản xuất chính của nông nghiệp Lý Sơn. Cây tỏi và cây ré được coi là dặc trưng của huyện đảo và Lý Sơn được gọi là “vương quốc tỏi”.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:31 am

Phe đối lập Syria ngừng tuân thủ kế hoạch hòa bình
(Dân trí) – Kế hoạch hòa bình 6 điểm ở Syria đã chính thức đổ vỡ sau khi phe đối lập tại nước này tuyên bố rút lui khỏi văn kiện với lý do bản kế hoạch không thể giúp chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu tiếp tục leo thang.

Phe đối lập Syria ngừng tuân thủ kế hoạch hòa bình

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Phe-doi-lap-syria-ngung-tuan-thu-ke-hoach-hoa-binh

Quyết định trên đã được Thiếu tá Sami al-Kurdi - người phát ngôn Hội đồng quân sự thuộc phe đối lập ở Syria – thông báo ngày 4/6.

"Chúng tôi quyết định chấm dứt cam kết đối với kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Ảrập (LHQ-AL) Kofi Annan và bắt đầu mở lại các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ từ ngày 1/6, thời hạn chót mà chúng tôi đưa ra để buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải chấm dứt bạo lực nếu không muốn gánh chịu hậu quả”, Thiếu tá Kurdi tuyên bố.

Cũng theo ông Kurdi, cộng đồng quốc tế cần có những quyết định mạnh mẽ như áp đặt vùng cấm bay hay thiết lập vùng đệm để có thể nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay.

Ngoài ra, LHQ cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của phán đoàn quan sát viên đang có mặt tại Syria theo hướng trở thành “phái đoàn kiến tạo hòa bình”

Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi phe đối lập tại Syria tấn công căn cứ không quân As Suwayda của chính phủ nằm ở phía Đông thành phố Deraa.

Các nguồn tin tại chỗ cho biết các tay súng đối lập đã đốt cháy nhiều máy bay chiến đấu và trực thăng, đồng thời phá nát các đường băng tại căn cứ này.

Căn cứ As Suwayda nằm ở vùng cực Nam Syria, có nhiệm vụ hỗ trợ các sư đoàn chiến đấu số 5, 7 và 10 của chính phủ Syria chốt chặn tại khu vực biên giới với Israel,

Thông thường, đội máy bay bố trí tại căn cứ này sẽ hỗ trợ đường không cho các đơn vị tiền tiêu trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhà nước Do Thái và giao chiến với máy bay chiến đấu Israel tấn công các sư đoàn trên mặt đất.

Ngoài ra, căn cứ này cũng có nhiệm vụ yểm trợ đường không cho các lực lượng chốt tại khu vực biên giới với Jordani và Iraq.

Nguy cơ nội chiến cận kề

Quyết định rút khỏi kế hoạch hòa bình 6 điểm của phe đối lập tại Syria càng làm tăng thêm quan ngại về nguy cơ Syria sắp rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, nhất là sau khi tình trạng bạo lực tại nước này đã leo thang đến mức nguy hiểm với đỉnh điểm là vụ thảm sát hôm 25/5 tại làng Houla ở gần thành phố Homs, miền Trung Syria.

Vụ thảm sát đã làm 108 dân làng thiệt mạng, trong đó có 49 trẻ em và 34 phụ nữ.

Theo kế hoạch, đặc phái viên Kofi Annan sẽ có buổi làm việc khẩn với Hội đồng Bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ vào thứ 5 tuần này để bàn về các bước tiếp theo tại Syria.

“Các cường quốc cần đẩy mạnh nỗ lực nhằm đảm bảo các bên ở Syria tuân thủ kế hoạch hòa bình 6 điểm vì đây là giải pháp duy nhất hiện nay”, cựu Tổng thư ký LHQ hối thúc cộng đồng quốc tế sau khi Nga và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục bất đồng về cách thức giải quyết xung đột tại Syria.

Phe đối lập Syria ngừng tuân thủ kế hoạch hòa bình
Tổng thống Nga Putin (trái) hội đàm với ông Jose Manuel Barroso (giữa) và ông Herman Van Rompuy.

Tại hội nghị thượng đỉnh Nga-EU ở St Petersburg (Nga), các lãnh đạo EU hối thúc Mátxcơva theo đuổi đường lối cứng rắn hơn với Damascus.

“Nga và EU phải vượt qua những bất đồng về cuộc khủng hoảng ở Syria nhằm ngăn chặn một cuộc nội chiến toàn diện xảy ra ở nước này”, Chủ tịch EU Van Rompuy phát biểu sau cuộc thảo luận với ông Putin.

Các nước thành viên EU đang muốn Nga gây áp lực với Syria trong việc rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi các thành phố và hoàn toàn tuân thủ kế hoạch hòa bình của ông Annan.

“Chúng tôi hoàn toàn nhất trí rằng kế hoạch của ông Annan là cơ hội tốt nhất để chấm dứt vòng xoáy bạo lực ở Syria nhằm tránh một cuộc nội chiến và tìm kiếm giải pháp hòa bình lâu dài”, ông Rompuy cho biết thêm.

Tuy nhiên, Mátxcơva không đồng ý với cách tiếp cận này, cho rằng trách nhiệm chấm dứt xung đột cần phải chia đều cho tất cả các bên ở Syria, chứ không riêng gì quân chính phủ.

“Chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề chính trị quốc tế và khu vực nổi cộm nhất. Đó là vấn đề Syria, Iran, Trung Đông và nhiều khu vực khác. Tất nhiên, không phải chúng tôi có cùng quan điểm trong tất cả các vấn đề. EU và Nga có thể có một số đánh giá bất đồng trong vấn đề Syria”, Tống thống Putin thừa nhận về những bất đồng với phương Tây trong việc bảo vệ đồng minh Syria.

Mặc dù vậy, ông Putin cũng cho biết hai bên nhất trí cho rằng việc thực thi kế hoạch hòa bình của ông Annan là cách thức duy nhất cho vấn đề Syria.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:32 am

Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: “Không bất ngờ”
“Ban đầu rất bất ngờ, nhưng ngẫm lại “dớp” làm việc thì cũng thấy không bất ngờ lắm”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm bình luận về việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Dan-mach-ngung-ba-du-an-oda-khong-bat-ngo

“Dớp” làm việc - nguyên nhân quan trọng dẫn đến “nghi án” trên, theo vị đại biểu Quốc hội này chính là cách quản lý, điều hành thiếu sâu sát, không rõ trách nhiệm nên khi xảy ra tiêu cực không biết quy cho ai, mà quy rồi cũng không biết xử thế nào, khi xử lại vướng yếu tố cục bộ, tư duy nhiệm kỳ…



Lấy ví dụ đang nóng bỏng tính thời sự là việc bổ nhiệm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng, ông Kiêm phân tích: Chính phủ bảo trách nhiệm của bộ, Bộ Nội vụ nói do Bộ Giao thông Vận tải, bộ này lại bảo do doanh nghiệp họ làm… Ông cho rằng nếu không sửa được cách làm việc này thì còn nhiều chuyện tương tự như Vinalines hay tiêu cực trong sử dụng vốn ODA có thể xảy ra.



Ông Kiêm cũng nhấn mạnh trong việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan thực hiện, không thể đổ cho ai khác được. “Anh đã làm dự án thì anh phải biết và có trách nhiệm đến cùng, không thể nói là tôi làm mà tôi không hiểu, làm vì người khác nói, hay do tác động này tác động khác. Anh có dự án anh được hưởng phần trăm, hưởng phúc lợi, khi có vấn đề anh đổ cho người khác là không được”, ông nhấn mạnh.



Với cơ quan quản lý cấp cao hơn, đại biểu Kiêm cho rằng phải có thái độ nghiêm túc, làm rõ sai ở đâu, sai ở chỗ nào, chứ không thể lấp liếm. Vì các nước cung cấp ODA họ rất cần minh bạch, nếu lập lờ họ sẽ mang tiếng với nhân dân nước họ, và dân họ sẽ có ý kiến.



Nếu không làm rõ và xử lý nghiêm thì có thể “họ cũng không làm gì được mình, nhưng các nước khác họ không hợp tác nữa, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến viện trợ ODA”, ông Kiêm quan ngại.



Đồng thời, vị nguyên Thống đốc thêm một lần nhấn mạnh, không giải quyết căn cơ tình trạng quản lý thiếu sâu sát, đánh giá nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, giải pháp bất cập, nửa vời đang tăng lên trong mấy năm gần đây thì những vụ việc tương tự sẽ không còn là bất ngờ.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:33 am

“Doanh nghiệp Nhà nước vung tay quá trán dù đi vay nợ”
(Dân trí) - “Để tái cơ cấu thành công, cần làm rõ cơ cấu nợ và tình hình tài chính của từng DN để có biện pháp xử lý phù hợp. Một số DNNN hiện nay vung tay quá trán nguồn vốn vay nhưng lại đầu tư không hiệu quả…”, đại biểu QH Trần Du Lịch nói.


Đề án Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNNN) vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy số nợ của các DNNN lên tới trên 415.000 tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên lành lang kỳ họp Quốc hội ngày hôm nay 4/6, TS.Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM đã có sự chia sẻ về vấn đề này.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Doanh-nghiep-nha-nuoc-vung-tay-qua-tran-du-di-vay-no

Thưa ông, có người ví rằng, khoản nợ trên 415.000 tỷ đồng của các DNNN như “quả bom nổ chậm”. Ông có thể chia sẻ cảm nhận của mình về vấn đề này?

Xét về nguyên tắc, doanh nghiệp kinh doanh hay các nhân kinh doanh thì việc đi vay nợ là hết sức bình thường. Trong quản trị tài chính doanh nghiệp có ngưỡng an toàn nên chúng ta phải xem xét cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để xem mức độ an toàn của từng lĩnh vực, từng ngành là thế nào.

Ngoài ra, tỷ lệ an toàn hay mất an toàn còn dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi vay vốn ngắn hạn, thì đồng tiền đó dùng để trả lương và mua nguyên vật liệu, vốn trung hạn để sắm máy móc thiết bị và vốn dài hạn để xây cất nhà xưởng. Do đó, nếu dòng tiền của doanh nghiệp phù hợp với lộ trình trả nợ là an toàn về tài chính và không mất khả năng chi trả, trả nợ.

Theo ước tính, vốn chủ sở hữu của các DNNN hiện trên 600.000 tỷ đồng. Lấy khoản nợ trên 415.000 tỷ đồng so với tổng vốn chủ sở hữu là an toàn, nhưng xét từng đơn vị một, rõ ràng là có vấn đề.

Ông đánh giá thế nào về số nợ của nhiều DNNN lên tới hơn 10 lần so với vốn chủ sở hữu?

Xét về phương diện cơ cấu, tổng vốn chủ sở hữu của khối DNNN hơn 600.000 tỷ đồng đối với khoản nợ hơn 415.000 tỷ là an toàn.

Còn để đánh giá tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, tôi cho rằng phải tính từng doanh nghiệp, nếu vốn vay đã lên tới 10 lần vốn chủ sở hữu mà kinh doanh không hiệu quả là một nguy cơ.

Nếu xét chung, tôi cho rằng tình trạng một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vung tay quá trán đối với nguồn vốn vay nhưng đầu tư không hiệu quả. Đây là vấn đề đáng báo động. Đặc biệt, nếu kiểu nợ như Vinashin, Vinalines thì rõ ràng không thể chấp nhận được.

Vấn đề thứ hai tôi muốn nói là từ con số đó chúng ta phải làm sâu hơn để thấy được việc vay nợ của DNNN có tuân thủ những nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp không? Đồng tiền đi vay có kinh doanh hiệu quả không? Doanh nghiệp đi vay sử dụng vào mục đích có phù hợp không, ví dụ như ngắn hạn chỉ để trả lương, mua nguyên liệu thôi.

Đây là những điều cầncần làm rõ, nhưng rất tiếc trong báo cáo chưa phân tích chi tiết này. Do đó, để có thể tái cấu trúc thành công, chúng ta cần phân tích về cơ cấu nợ và tình hình tài chính của từng tập đoàn, từng tổng công ty, từng đơn vị để có hướng xử lý phù hợp.

Thực tế cho thấy, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa chật vật để tiếp cận nguồn vốn vay thì DNNN lại được ngân hàng quá ưu đãi. Liệu có phải do DNNN được hưởng quá nhiều ưu đãi về chính sách hay không?

Đây là do ngân hàng. Ngân hàng cho DNNN vay nhiều do họ nghĩ sau lưng DNNN là Nhà nước, an toàn cho họ, thành ra họ thích cho vay. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó vay vì ngân hàng thấy không an toàn.

Chính vì vậy, Việt Nam cũng như một số nước, Nhà nước thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp hay như Ngân hàng Phát triển để hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp phát triển. Rất tiếc hai định chế mà tôi đề cập lại chưa có nhiều vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng là điểm mà chúng ta cần củng cố sửa đổi.

Vậy theo ông, làm thế nào để tái cơ cấu DNNN thành công?

Doanh nghiệp nợ thì doanh nghiệp phải tự giải quyết, không ai đứng ra giải quyết thay cả. Thứ nhất, Nhà nước không đứng ra trả nợ thay DNNN. Nếu doanh nghiệp không trả nổi nợ, thì cần xử lý theo quy định của Luật phá sản. Ai cho doanh nghiệp vay mất khả năng chi trả thì ráng chịu. Chúng ta phải mạnh dạn làm điều này.

Còn những ngành đang sử dụng nhiều lao động, nếu phá sản ảnh hưởng đến xã hội hoặc những ngành cần khuyến khích phát triển thì Nhà nước xem xét hỗ trợ để doanh nghiệp tái cấu trúc lại nợ. Trong trường hợp này, không chỉ có DNNN mà Nhà nước cần hỗ trợ đối với cả doanh nghiệp tư nhân. Đó là lý do vì sao các ngân hàng chung tay xử lý nợ Bianfisco vì nó sử dụng nhiều lao động chế biến.

Điều quan trọng hơn nên để các chủ nợ tự tính với nhau, có thể là chuyển nợ thành vốn, tổ chức lại kinh doanh. Tình trạng sáp nhập, mua nợ, mua lại doanh nghiệp cũng là bình thường. Tôi cho rằng nên để thị trường điều tiết một cách bình thường.

- Xin cảm ơn ông!
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:34 am

5 bài học kinh doanh của “vua chuối”
(Dân trí) - Bạn bè và đối thủ của Samuel Zemurray đều gọi ông bằng biệt danh Sam “vua chuối”. Ông khởi nghiệp bằng con đường buôn chuối chín, mặt hàng khiến các nhà buôn hoa quả cỡ lớn “phát ốm” vì chuối chín chỉ có nước đổ đi nếu bán không kịp.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 5-bai-hoc-kinh-doanh-cua-vua-chuoi

Các nhà buôn chuối lớn luôn giữ nguyên tắc “một đốm, chuối sắp chín; hai đốm, chuối đã chín”. Bởi vậy, chỉ cần chuối chớm chín là đã bị họ bỏ hàng đống khổng lồ ở cảng. Tại đó, số phận đi theo hai hướng, hoặc bị đẩy xuống biển, hoặc chờ thối rữa.

Vào khoảng năm 1895, Sam - một người Nga nhập cư trẻ tuổi - đã lần đầu nhìn thấy đống chuối chín bị bỏ ở cảng Mobile, bang Alabama của nước Mỹ. Và ông đã nhận thấy cơ hội đã đến với mình. Đối với một người lớn lên trong một trang trại lúa mì tồi tàn ở Bessarabia như Sam, đống chuối chín này đúng là một đống của cải. Đem chuối này đi bán, đến tới năm 1903, Sam đã có 100.000 USD gửi trong nhà băng.

Kể từ đó, Sam bắt đầu kinh doanh cả chuối ương lẫn chuối chín. Năm 1909, ông tới Honduras, bỏ tiền mua lại và phát quang một diện tích rừng nguyên sinh lớn để trồng chuối. Sau đó, ông sử dụng một đội lính đánh thuê từ New Orleans lật đổ chính phủ Honduras và thành lập một chính phủ mới thân thiện với ông hơn.

Sam thành lập một công ty chuối chất lượng cao tại đây và cuối cùng đã thâu tóm được một hãng hoa quả lớn có tên United Fruit vào tháng 12/1932. Trước khi qua đời vào năm 1961 trong tòa dinh cơ to đẹp nhất bang New Orleans, Sam đã trải qua hàng tá công việc, từ một thợ vận chuyển, một người chăn bò, một nông dân, tới một thương nhân, một nhà hoạt động chính trị, một nhà cách mạng, một nhà từ thiện, và một giám đốc điều hành (CEO).

Từ cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Sam “vua chuối”, báo Wall Street Journal đã điểm lại 5 bài học đã đưa ông từ đống chuối sắp thối rữa tới địa vị đáng mơ ước:

1. Hãy tự mình xem xét mọi việc

Khi quyết định trở thành một chủ trang trại chuối ở Honduras, Sam đã chuyển vào rừng sống. Ông tự tay trồng chuối, đi xem từng vị trí trên cánh đồng chuối và xếp chuối lên thuyền. Ông tin rằng, đây là lợi thế lớn của ông so với các sếp của United Fruit, hãng chuối lớn nhất ở thời đó mà ông đang cạnh tranh.

United Fruit có quy mô lớn hơn công ty của Sam, nhưng được điều hành từ một văn phòng ở tận Boston. Sam thì khác, ông gắn với cánh đồng chuối, hiểu các công nhân của mình đang nghĩ gì, tin gì và sợ hãi điều gì.

2. Đừng tìm cách phức tạp hóa vấn đề

Vào cuối những năm 1920, United Fruit và công ty của Sam cùng muốn giành quyền mua một mảnh đất màu mỡ nằm giữa biên giới Honduras và Guatemala. Mảnh đất này có hai chủ sở hữu, một ở Honduras và một ở Guatemala. Trong khi United Fruit thuê luật sư, tiến hành điều tra nhằm xác định xem đâu là chủ sở hữu thực sự của mảnh đất, thì Sam làm rất đơn giản: ông mua mảnh đất hai lần, mỗi lần từ một chủ sở hữu.

Một vấn đề đơn giản nên được giải quyết đơn giản.

3. Đừng tin vào chuyên gia

Vào thập niên 1930, United Fruit điêu đứng vì Đại suy thoái. Giá cổ phiếu công ty này đã giảm từ 100 USD/cổ phiếu xuống còn hơn 10 USD/cổ phiếu. Để xoay chuyển tình thế, lãnh đạo của United Fruit tham vấn các chuyên gia và nhà kinh tế, rồi nghiên cứu các báo cáo. Sam lúc này đã là cổ đông lớn nhất của United Fruit và cũng muốn có câu trả lời cho những vấn đề tương tự. Nhưng thay vì hỏi chuyên gia, ông đi tới tận bến tàu của New Orleans, tìm hiểu tình hình thông qua các thuyền trưởng và các nhà buôn hoa quả - những người hiểu rõ những gì đang diễn ra trên thực tế.

Sam đã phát hiện ra nhiều điều. Chẳng hạn, các thuyền trưởng chở chuối đã được yêu cầu đi qua Vịnh Mexico với tốc độ chỉ bằng một nửa bình thường để tiết kiệm nhiên liệu. Ông cũng được biết, trong thời gian mấy ngày kéo dài thêm trên biển đó, một phần lớn lượng chuối trên tàu chuyển từ ương sang chín. Một trong những mệnh lệnh đầu tiên của Sam khi ông tiếp quản United Fruit vào năm 1932 là không được giảm tốc độ và phải giảm quãng đường đi lòng vòng. Chỉ trong 6 tháng sau đó, giá cổ phiếu của United Fruit đã phục hồi liên tục và đạt mức 50 USD/cổ phiếu.

4. Tiền mất có thể kiếm lại được, nhưng uy tín thì một đi không trở lại

Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Sam hợp tác với United Fruit. Hãng này hứa sẽ hỗ trợ vốn và giúp Sam phân phối sản phẩm. Đổi lại, Sam cho họ sử dụng các con tàu chở hàng của ông. Một năm nọ, khi công nhân trồng chuối ở Nicaragua đình công và phong tỏa các dòng sông ở nước này, United Fruit đã phá vỡ thế phong tỏa bằng các con tàu của Sam.

Do logo công ty của Sam được in bằng chữ lớn ở thành tàu, nên Sam đã trở thành cái tên bị căm ghét ở Nicaragua. Đó là một trong những lý do khiến Sam quyết định chấm dứt mối quan hệ đối tác với United Fruit, cho dù ông đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài chính của công ty này. Theo quan điểm của Sam, một người không kiểm soát được tên tuổi và hình ảnh của mình sẽ chẳng có thứ gì.

5. Nếu bị nghi ngờ, hãy làm việc gì đó

Khi Sam tiếp quản United Fruit vào năm 1932, công ty đang ngấp nghé bờ vực sụp đổ. Giá cổ phiếu của United Fruit khi đó đang trượt dần về mốc 0 USD, nhưng công nhân giỏi nhất thi nhau bỏ đi. Ngay khi tiếp quản công ty, Sam lập tức thực hiện những chuyến đi con thoi giữa Trung và Nam Mỹ, gặp gỡ công nhân trên các cánh đồng chuối và hỏi han họ.

Ông hiểu rằng, các công nhân làm việc trên cánh đồng chuối cần phải biết là đang có một người lãnh đạo họ và nếu họ biết những gì mà ông đang làm, thì họ sẽ đi theo ông tới bất kỳ đâu.

Wall Street Journal kết luận, những bài học kinh doanh của của Sam “vua chuối” có thể gói gọn như thế này: Quyền lực xuất phát từ tri thức, thông tin và kinh nghiệm - những thứ gắn với thực tế như gốc cây chuối mọc gắn với mặt đất. Nếu tách rời thực tế, bạn sẽ thất bại.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:35 am

Gom tiền để đầu cơ vàng
Giá vàng đang ở mức thấp và những lo ngại về bất ổn kinh tế đang khiến nhiều người dân rục rịch chuẩn bị tiền mua vào. Sau thời gian liên tục đi xuống, khi giá vàng chớm lên cũng là lúc dân đầu cơ.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Gom-tien-de-dau-co-vang

Trái với cảnh vắng vẻ thường thấy trong 5 tháng đầu năm, trong 2 phiên đầu tháng 6, tại các cửa hàng vàng bạc lớn tại khu phố Trần Nhân Tông - một trong trung tâm buôn bán vàng tại Hà Nội, số lượng người tới mua bán vàng đã tăng lên đang kể.



Có thời điểm giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu lên tới khoảng 50 khách hàng. Nhân viên ở đây cho biết, đây là một điều hiếm thấy gần đây. Người mua và bán đều có, trong đó người mua áp đảo.



Theo những khách hàng này, họ tranh thủ xem xét mua vào vì giá vàng đang ở mức thấp và có tín hiệu phục hồi. Hơn thế, nhiều người đang cầm tiền mà không biết đầu tư vào đâu.



"Vàng đang tăng trở lại, thêm cả triệu đồng/lượng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với hồi tháng 8-9 năm ngoái. Giá lúc này mới khoảng 42, trong khi lúc đó là 49 triệu đồng/lượng. Vàng vừa rồi xuống là xu hướng chung trên thế giới và những thay đổi trong nước. Nhiều người bán ra vì nhìn thấy rõ điều này và một bộ phận dùng để đầu tư vào chứng khoán. Nhưng giờ có thể vàng khó xuống nữa, thậm chí tăng trở lại. Tôi cũng đang xem xét để mua vào", ông Hoàng Minh Cầm - một nhà đầu tư ở Thượng Đình, Thanh Xuân cho biết.



Theo ông Cầm, nhiều người vừa rồi lãi chứng khoán được một khoản như ông đang cân nhắc tạm thời đổ tiền vào vàng trong bối cảnh chứng khoán giao dịch èo uột và giảm giá trong vài tuần gần đây.



Các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm và thị trường bất động sản tiếp tục kém hấp dẫn. Hiện tượng dòng tiền đang cân nhắc trở lại vàng là có thể xảy ra.



Gom được số tiền gần 600 triệu nhưng gia đình chị Kim Phúc ở Cầu Giấy - Hà Nội đang nấn ná chưa vội gửi tiết kiệm mà muốn để mua vàng.



Theo chị Phúc, lãi suất đã xuống đến 11% và có thể sẽ xuống nữa trong khi vàng lại đang có giá tốt. Tôi nghĩ vàng có thể chỉ mất giá trong giai đoạn ngắn rồi sẽ lên vì các điều kiện kinh tế thế giới đang bất ổn, vàng vẫn sẽ có giá và các chuyên gia vẫn dự báo vào có thể sẽ lên mức 2000 USD trong năm nay mà.



Sau khi vàng chớm lên giá vào ngày cuối tuần, đầu tuần này chi Phúc đã gom đủ để mua 15 cây. Chị Phúc tính, nếu giá chỉ cần thêm bằng 50% mức đỉnh của năm ngoài khoảng khoảng 45 - 46 triệu đã lãi hơn cả tiết kiệm rồi.



Trong khi đó, sau khi vất vả mới bán được căn nhà hơn 30 m2 ở Ngọc Hồi - Hà Nọi lấy gần 2 tỷ đồng, Gia đình ông Lê Chính Minh quyết định dồn hết để mua vàng đúng lúc vàng về dưới 41 triệu đồng.



Ông Minh rất mừng khi giá vàng hôm sau đã lên đến 42 triệu mang lại cho ông lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. Ông nói, không dám đầu tư vào đất đai vì giá cả vẫn xuống, tiết kiệm và USD thì quá trầm không đủ bù lạm phát. Người già, nhà đông con tốt nhất là mua vàng phòng thân.



Trong khi đó, một đại lý vàng SJC lớn trên phố Xã Đàn cho biết, dù chưa thể cao điểm như những cơn sốt trước đây thì lượng người mua chưa thể bằng nhưng số người mua đang đông dần lên sau thời kỳ vằng lặng. Rất nhiều người mua vàng với khối lượng lớn trong mấy ngày qua. Đa số trong họ là mua vàng tích trữ. Tuy nhiên, khi một lượng người lớn quay lại thị trường mua bán thì những tay đầu cơ cũng đã bắt đầu nhận thấy cơ hội, gom tiền để đầu tư lớn.



Chuyên gia từ Hiệp hội Vàng cho biết, dồn vốn vào vàng thời điểm này là một điều dễ hiểu khi người dân chọn thời điểm giá thấp để mau tài sản tích trữ. Với xu hướng của lãi suất và BĐS hiện nay, vàng sẽ là tài sản được nhiều người lựa chọn. Nhất là khi, rất nhiều người vẫn tin vàng có cơ hội phục hồi sớm.



Mặc dù vậy, ở chiều hướng ngược lại, cũng có một số chuyên gia lo ngại giá vàng khó phục hồi thêm nữa. Lý do là vàng đã tăng trong cả chục năm qua trong khi châu Âu vẫn đang rối ren vì khủng hoảng (kéo theo đó đồng EUR có thể xuống giá tiếp so với USD kéo giá vàng giảm); dòng tiền bị co hẹp (khiến nhu cầu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu trong đó có vàng đi xuống); chính sách thắt chặt quản lý vàng tại các nước; chênh lệch vàng trong nước vẫn ở mức cao... Nhiều người cho rằng, giá sẽ điều chỉnh giảm sau khi tăng mạnh trong tuần đầu tháng 6 này.



Trong phiên cuối tuần trước (2/6), giá vàng thế giới đã bất ngờ tăng tới 4% (mức tăng theo ngày mạnh nhất trong 3 năm qua, từ dưới 1.560 USD/ounce lên 1.620 USD/ounce) kéo giá vàng trong nước tăng gần 800 ngàn đồng/lượng lên trên 42 triệu đồng/lượng. Đây là một đợt bứt phá ấn tượng nhất của vàng trong nhiều tháng qua và khiến có nhiều thay đổi trên đồ thị của mặt hàng này.



Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, giá vàng thế giới đang được các quỹ cũng như giới đầu tư trên thế giới nhắm tới và kỳ vọng tăng trở lại do kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại, bất ổn ở nhiều nơi và thị trường chờ đợi các gói giải cứu kinh tế. Hơn thế, dòng tiền đang có dấu hiệu rời xa một số kênh đầu tư khác khi mà trái phiếu các nước đều không còn sức hấp dẫn và thị trường chứng khoán vẫn đang bi bét ở khắp nơi.



Giá vàng trong nước hiện cao hơn giá thế giới quy đổi khoảng 1,2-1,4 triệu đồng/lượng nhưng cũng đang được kỳ vọng sẽ lên tiếp cùng với giá thế giới và có thể tiếp cận vùng 43 triệu đồng/lượng.



Một điểm khá quan trọng là, giá vàng đang được coi ở vùng thấp và do vậy ít nhất thì thị trường cũng sẽ đợt phục hồi ngắn hạn. Có thể thấy, trước đó, vàng đã có một đợt giảm kéo dài với 4 tháng giảm liên tiếp (tháng 5/2012 giảm 6,3% - tháng giảm mạnh kể từ tháng 12/2011). So với hồi giữa tháng 8/2011, giá vàng thế giới đã giảm khoảng 18% (từ 1.911 USD/ounce), trong khi đó, giá vàng trong nước giảm khoảng 16% (từ trên 49 triệu đồng/lượng).
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 8:35 am

Giá xăng không thể giảm nhiều như tăng
“Việc giảm giá xăng dầu xuống tương ứng với mức tăng chắc chắn sẽ không thể tiến hành được, do khi xem xét điều chỉnh giá trong nước chúng ta luôn phải đảm bảo hài hòa giữa 3 lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng”.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tại buổi họp báo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 5/2012 và 5 tháng đầu năm 2012 vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/6.

Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu thế giới đã liên tục điều chỉnh giảm mạnh. Bằng chứng là theo cập nhập số liệu đến thời điểm hiện tại, giá dầu giao ở thị trường New York đang giữ ở mức trên dưới 90 USD/thùng, thị trường London giữ ở mức trên 100 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường Singapore, giá xăng RON 92 giảm xuống còn 108,35 USD/thùng, diezen 0,05S còn 115,18 USD/thùng. Như vậy, nếu so sánh cách đây nửa tháng thì giá mặt hàng này đang giảm khoảng trên 10 USD/thùng.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Vnm_2012_457952

Trước đà giảm mạnh này, chia sẻ với PV về việc khả năng giá xăng trong thời gian tới có thể giảm tương đương với thế giới không? Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, việc điều hành xăng dầu được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Nghị định 84. Bởi trong Nghị định 84 này đã có quy định cụ thể về quản lý giá xăng dầu và trên cơ sở giá thế giới trong vòng 30 ngày.

Cũng theo ông Chiến, việc quy định giá bán lẻ xăng dầu được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính phụ trách và Bộ Công Thương phối kết hợp. “Tuy nhiên, việc giảm giá xăng dầu xuống tương ứng với mức tăng chắc chắn sẽ không thể tiến hành được, do khi xem xét điều chỉnh giá trong nước trong nước luôn phải đảm bảo hài hòa giữ 3 lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Chiến chia sẻ.

“Để đảm bảo hài hòa được 3 lợi ích này, ngoài việc giảm giá xăng dầu thì việc tăng thuế nhập khẩu, trích tiền vào quỹ bình ổn giá… sẽ là những biện pháp mà Nhà nước áp dụng theo đúng quy định của Nghị định 84”, ông Chiến khẳng định.

Trước đó vào ngày 23/5, cũng trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới giảm mạnh từ, Bộ Tài chính đã thực hiện chính sách điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước kết hợp với khôi phục một phần thuế suất thuế nhập khẩu.

Theo đó, khôi phục lại thuế suất thuế nhập khẩu ở mức độ xăng tăng thêm 2% (từ 2% lên 4%); Điêzen khôi phục thêm 1% (từ 2% lên 3%) và dầu hỏa, madut cộng thêm 2% (từ 3% lên 5%).

Cùng với việc khôi phục thuế, Bộ Tài chính cũng cho điều chỉnh giảm giá bán trong nước đối với xăng, dầu trong nước với mức từ 300 - 600 đồng/lít (tùy từng loại).
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 9:53 am

Giá xăng A92 xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm
(Dân trí) - Bị tác động mạnh bởi những tin tức tiêu cực từ kinh tế Mỹ và châu Âu, phiên đầu tuần giá dầu thô thế giới đã sụt giảm mạnh. Trong khi đó giá xăng A92 lao dốc thêm 3,2% để xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.


Mở đầu phiên giao dịch của tuần mới, đêm qua giá dầu thô trên thị trường Mỹ nhanh chóng sụt giảm 2,4% xuống mức 81,21 USD/thùng, thấp nhất kể ngày 6/10/2011. Cùng lúc đó hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 7 cũng ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ ngày 26/1/2011 khi được giao dịch ở mức 95,63 USD/thùng.

Giá xăng A92 xuống mức thấp nhất hơn 1 năm qua
Giá xăng A92 nhập khẩu giảm mạnh là điều kiện để hạ giá bán lẻ

Chỉ đến cuối phiên, khi đồng Euro có dấu hiệu mạnh lên so với đồng USD cộng với hoạt động gom hàng giá rẻ từ giới đầu cơ, giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ và dầu Brent tại London mới phục trở lại và lần lượt chốt phiên ở 83,98 USD/thùng và 99,07 USD/thùng. Dù vậy khối lượng giao dịch rất khiêm tốn khi trên thị trường Mỹ, lượng giao dịch thành công thấp hơn 3% mức trung bình 30 ngày. Tại thị trường châu Âu con số này còn “thảm” hơn khi sụt tới 30%.

“Đồng Euro mạnh lên, USD suy yếu và thị trường chứng khoán châu Âu đã phục hồi với hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ tung ra các gói kích thích để ngăn chặn đà suy giảm. Chính vì vậy giá dầu thô đã vượt lên được khỏi các mức thấp trong đầu ngày giao dịch”, nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group tại Chicago nhận định.

Tại châu Á, do bắt đầu phiên giao dịch sớm hơn các thị trường EU và Mỹ, giá xăng A92 trên thị trường Singapore vẫn tiếp tục đà đi xuống từ cuối tuần trước và sụt thêm tới 3,21%. Chốt phiên hôm qua (3/6) mỗi thùng xăng A92 giao ngay FOB được giao dịch ở mức 105,5 USD/thùng. Đây chính là mức giá thấp nhất kể từ ngày 8/2/2011. Khi đó mỗi thùng xăng A92 giao ngay tại Singapore có giá 105,35 USD.

Như vậy so với thời điểm cách đây 1 tháng, giá xăng A92 thế giới đã giảm tới 15%. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tiếp tục giảm giá xăng bán lẻ. Bởi theo quy định tại nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong phạm vi mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng bán lẻ đã 2 lần tăng với mức tăng tổng cộng là 3.000 đồng/lít. Trong khi đó sau 2 lần giảm giá trong tháng 5, tổng cộng mức giảm chỉ là 1.100 đồng/lít. Việc giá xăng bán lẻ luôn tăng mạnh hơn giá thế giới nhưng khi giảm lại luôn chậm hơn khiến người tiêu dùng không khỏi đặt dấu hỏi phải chăng cơ quan chức năng đang đứng về phía các tập đoàn, tổng công ty nhập khẩu xăng dầu?
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 9:54 am

Phí bảo trì đường bộ là thuế đánh vào tài sản của dân?
(Dân trí) - Phí sử dụng đường bộ không phải loại phí mới, hiện vẫn được thu qua các trạm thu phí, Bộ GTVT chỉ “hiến kế” thay đổi phương thức sang thu trên đầu phương tiện - Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời nghi vấn của đại biểu về việc “phí là một loại thuế mới”.

Sau tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 3, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) đã gửi tới Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng một chất vấn về vấn đề thu phí bảo trì đường bộ.
Ông Lịch đặt vấn đề, Luật Giao thông đường bộ đã quy định về nguồn tài chính hình thành quỹ bảo trì đường bộ tại khoản 2, Điều 49 là: a, Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm; b; Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Phi-bao-tri-duong-bo-la-thue-danh-vao-tai-san-cua-dan

Tuy nhiên, tại Nghị định 18 năm 2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT – cơ quan trình Chính phủ ban hành văn bản này, Điều 5 lại quy định 3 khoản. Trong đó, khoản 2, 3 có nội dung đã thể hiện tại 2 điểm a, b của khoản 2, điều 49 luật Giao thông đường bộ. Còn khoản 1 quy định, phí sử dụng dường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ mooc, sơ-mi rơ mooc được kéo bởi ô tô, máy kéo và xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy).

Ông Lịch yêu cầu Bộ trưởng Thăng giải trình, khoản 1, điều 5 Nghị định 18 này căn cứ vào nội dung nào của luật Giao thông đường bộ.

“Phải chăng bản chất của điều khoản này là một thứ thuế đánh vào tài sản là phương tiện xe cơ giới, lại được ban hành bằng một Nghị định của Chính phủ?” - ông Lịch đặt câu hỏi.

Ngày 29/5/2012, gửi tới đại biểu Trần Du Lịch văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trình bày, theo đề án về Quỹ Bảo trì đường bộ do Bộ GTVT xây dựng, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện cơ giới đường bộ được xây dựng theo 2 phương án: phương án 1 là thu qua giá xăng dầu, phương án 2 là thu trực tiếp trên đầu phương tiện. Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, phương án được lựa chọn là thu trực tiếp trên đầu phương tiện theo thời gian.

Các khoản thu liên quan đến sử dụng đường bộ có nhiều loại như: phí sử dụng đường bộ, tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ, lệ phí cấp phép lưu hành phương tiện quá tải trọng… Tuy nhiên, Ban soạn thảo Nghị định khi tiếp thu các ý kiến nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay, có một số khoản thu còn ít, một số khoản thu cơ sở để các định mức thu và tổ chức thu phức tạp, cần phải tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành Quỹ, mới chỉ đề xuất Chính phủ quy định chi tiết khoản thu phí sử dụng đường bộ đánh theo đầu phương tiện như khoản 1, điều 5 Nghị định.

Các nguồn thu còn lại theo nội dung quy định tại điểm b, điều 49 luật Giao thông đường bộ 2008 tuy chưa được quy định cụ thể về mức thu, hình thức thu, nhưng vẫn cần thiết phải quy định tại khoản 3, điều 5 Nghị định 18 để trong điều kiện phù hợp, Thủ tướng có thể bổ sung thêm một số nguồn thu khác liên quan đến sử dụng đường bộ mà không phải sửa đổi Nghị định.
“Như vậy, quy định tại điều 5 Nghị định 18 hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 49 luật Giao thông đường bộ” – Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Phí bảo trì đường bộ là thuế đánh vào tài sản của dân?
Bộ trưởng Thăng cho biết, phí bảo trì đường bộ hiện vẫn được thu qua các trạm thu phí.

Người trả lời chất vấn cũng nhấn mạnh, phí sừ dụng đường bộ không phải là một loại phí mới, mà đã được quy định tại Danh mục phí và lệ phí do UB Thường vụ QH ban hành năm 2001. Hiện nay, phí sử dụng đường bộ đang được thu qua các trạm thu phí. Còn Nghị định 18 quy định việc thu phí này được tiến hành hàng năm trên đầu phương tiện chỉ là thay đổi phương thức thu so với hiện hành. Ông Thăng phân tích, việc thay đổi phương thức thu là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mức phí sử dụng đường bộ được xác định trên cơ sở tải trọng của phương tiện tác động lên cầu đường, không căn cứ vào giá trị phương tiện.

Bộ trưởng GTVT “bật lại” quan điểm chất vấn, cho rằng phí sử dụng đường bộ không phải là một thứ thuế đánh vào tài sản là phương tiện cơ giới đường bộ của người dân.

Ông Thăng cũng phân trần thêm, Nghị định 18, quy định về Quỹ bảo trì đường bộ được xây dựng bởi Ban soạn thảo do Bộ GTVT thành lập nhưng có cả Tổ biên tập liên ngành (trong đó có Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính…) tham gia. Việc xây dựng quy định là quá trình nghiên cứu để chi tiết hóa, cụ thể hóa luật. Dự thảo Nghị định cũng đã được gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, được đăng trên website Chính phủ và website của Bộ GTVT để lấy ý kiến rộng rãi.

Dự thảo sau đó đã được Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đồng ý bằng văn bản, Bộ Tư pháp thẩm định. Việc xây dựng dự thảo Nghị định đã tuân thủ đầy đủ, đúng quy trình.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 9:55 am

Putin thăm Trung Quốc thắt chặt liên minh then chốt
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay sẽ tới Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhằm thúc đẩy liên minh quan trọng, vốn chứng kiến hai người láng giềng khổng lồ cùng phản đối các hành động mạnh mẽ hơn chống lại Syria.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Putin-tham-trung-quoc-that-chat-lien-minh-then-chot

Năng lượng và hợp tác chính sách ngoại giao là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của ông Putin. Nhà lãnh đạo Nga cũng tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực vào ngày 6-7/6, nơi ông sẽ có các cuộc gặp riêng rẽ với các tổng thống Iran và Afghanistan.

Chuyến đi Trung Quốc của ông Putin, chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi trở lại điện Kremlin hồi tháng trước, diễn ra sau những nỗ lực không thành của các lãnh đạo EU nhằm thuyết phục ông thay đổi lập trường về Syria - một đồng minh thời Liên Xô mà Mátxcơva vẫn cũng cấp vũ khí.

Ông Putin muốn nhấn mạnh tầm quan trọng giữa Nga với Trung Quốc, vốn đã trở nên mạnh hơn trong năm qua khi cả nước sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để ngăn chặn các dự thảo nghị quyết cứng rắn chống lại Syria.

Mặc dù 2 nước đã xảy ra các cuộc xung đột biên giới và từng nghi ngờ lẫn nhau tời Liên Xô nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố hồi cuối tuần qua rằng Nga có một mối quan hệ kiểu mẫu với Trung Quốc về chính sách ngoại giao.

Tổng thống Putin, người tới thăm Trung Quốc chỉ vài tuần sau khi hoãn một chuyến thăm Mỹ, dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào hôm nay. Một tiệc chiêu đãi chính thức dành cho nhà lãnh đạo Nga cũng sẽ được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.

Với việc Trung Quốc chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực quan trọng, ông Putin sẽ gặp Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, người dự kiến sẽ trở thành thủ tướng, và ông Tập Cận Bình, nhân vật được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Hai nước dự kiến sẽ ký kết 17 thoả thuận kinh tế và ngoại giao nhằm thúc đẩy thương mại, vốn đạt 80 tỷ USD hồi năm ngoái.

Phái đoàn tháp tùng ông Putin có 6 thành viên nội các, lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga là Gazprom, Rosneft và Transneft và tất cả những cái tên lớn của ngành kinh tế Nga.

Trong số các thoả thuận sẽ được ký kết trong chuyến thăm lần này là một dự án chung nhằm phát triển một máy bay tầm xa do công ty Ilyushin (Nga) và Comac (Trung Quốc) hợp tác chế tạo.

Ông Putin là vị khách thường xuyên của các lãnh đạo Trung Quốc. Lần gần đây nhất ông tới Bắc Kinh là vào tháng 10 năm ngoái trên cương vị thủ tướng. Đó cũng là chuyến công du nước ngoài duy nhất sau khi ông tuyên bố kế hoạch tái tranh cử tổng thống.

Một tháng sau đó, ông Putin được trao giải Nobel hoà bình phiên bản Trung Quốc “vì đã thúc đẩy hoà bình thế giới”.

Tổng thống Nga tới Bắc Kinh từ Tashken, nơi ông gặp người đồng cấp Uzbekistan Islam Karimov, với các cuộc hội đàm tập trung vào các vấn đề an ninh liên quan tới kế hoạch rút quân của NATO khỏi Afghanistan.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 9:55 am

Giá vàng và USD cùng tiến
(Dân trí) - Giá vàng miếng trong nước sáng nay tăng khoảng 100.000 đồng/lượng, lên mức 42,2 triệu đồng/lượng, cao hơn thế giới 1,4 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, giá USD tại ngân hàng cũng tăng lên 20.960 USD.


Giá vàng trong nước còn cao hơn thế giới 1,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước còn cao hơn thế giới 1,4 triệu đồng/lượng.

Mở cửa thị trường vàng sáng nay 5/6, giá vàng tại thị trường TPHCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn - SJC niêm yết giao dịch ở mức 41,97 triệu đồng/lượng (mua vào) - 42,17 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 110.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.

Niêm yết giao dịch cao hơn, nhưng mức điều chỉnh của giá vàng tại Hà Nội lại được Công ty CP SJC Hà Nội tăng có 70.000 đồng/lượng, lên 42,07 triệu đồng/lượng - 42,19 triệu đồng/lượng.

Tương tự, Công ty Sacombank-SBJ cũng điều chỉnh giá vàng tăng lên mức 41,95 triệu đồng/lượng - 42,1 triệu đồng/lượng.

Như vậy, sau phiên tuột dốc sáng qua, giá vàng SJC đã nhanh chóng vượt xa mốc 42 triệu đồng/lượng. Tính đến 9h10, giá vàng SJC tại Hà Nội tăng tiếp 10.000 đồng/lượng, lên 42,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu không đổi so với mức giá chiều qua, hiện ở 40,95 triệu đồng/lượng - 41,25 triệu đồng/lượng.

Cùng với thị trường vàng, giá USD giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng tăng đáng kể. So với sáng qua, giá bán USD tăng 40 VND - 55 VND, giá mua tăng từ 30 VND - 40 VND. Cụ thể, các ngân hàng mua vào ở mức 20.880 VND - 20.890 VND/USD; bán ra ở mức 20.940 VND - 20.960 VND/USD.

Trở lại với diễn biến thị trường vàng, trên thế giới, giá vàng giảm trong phiên giao dịch hôm qua do nhà đầu tư chốt lời sau khi đã tăng mạnh phiên trước đó.

Cụ thể, chốt phiên 4/6, giá vàng giao ngay giảm 0,3% còn 1.618,3 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex giảm 8,2 USD, xuống 1.613,9 USD/ounce. Đến phiên sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay có biên độ tăng hơn 4 USD, giao dịch ở mức 1.622,5 USD/ounce.

Theo đó, giá vàng miếng trong nước đang cao hơn thế giới 1,4 triệu đồng/lượng (chưa trừ chi phí).

Về nguyên nhân giảm giá của mặt hàng này, theo giới phân tích, ngoài việc chịu áp lực trong phiên do nhu cầu chốt lời của nhà đầu tư, vàng còn chịu áp lực do hoạt động bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán phố Wall. Hôm nay, cuộc họp khẩn cấp của nhóm G7 để thảo luận về những tai họa của khu vực đồng Euro cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng định lượng được đánh giá cao nên triển vọng của giá vàng vẫn có thể đi lên. Diễn biến phiên qua cho thấy sức cầu vẫn rất mạnh, biên độ dao động giá của vàng khá hẹp và chênh lệch cung cầu không lớn. Việc giảm giá trong phiên được cho là một phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 11:47 am

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân
(Dân trí) - Bắt đầu từ 9h sáng nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đối thoại trực tuyến với nhân dân về những vấn đề nóng bỏng hiện nay như: quy hoạch, thất thoát lãng phí trong xây dựng...

Dân trí xin trích nguyên văn cuộc đối thoại này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Cuộc đối thoại sẽ được truyền hình trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, được truyền hình trực tiếp trên kênh Invest Tv- VCTV 15- Truyền hình cáp Việt Nam và trên kênh VTC1- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Đồng thời được thông tin rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác để cung cấp thông tin tới các tầng lớp nhân dân trong nước, bà con Việt Kiều, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến với người dân, góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Ban-do-tung-linh-o-dia-chi

Bạn Đỗ Tùng Linh ở địa chỉ Linhdotung70@gmail.com hỏi: Thưa Bộ trưởng, trong những năm gần đây tình trạng cấp đất tràn lan cho các dự án đầu tư xây dựng tại các đô thị trong cả nước rất phổ biến, không theo quy hoạch dẫn đến phát triển đô thị thiếu đồng bộ… Cùng với đó là việc tổ chức thực hiện quy hoạch tại các địa phương còn nhiều bất cập, điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần… dẫn đến phá vỡ quy hoạch và không kiểm soát được quá trình phát triển đô thị. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Trước khi trả lời, tôi xin chào quý vị khán thính giả, độc giả. Tôi cảm ơn Cổng TTĐT Chính phủ và các nhà báo đã có mặt tại đây.

Tôi xin trả lời câu hỏi như sau: Câu hỏi của bạn rất rộng, rất quan trọng. Trước hết, có thể nói qua về tình hình phát triển đô thị VN. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi đổi mới, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, số lượng đô thị được nâng lên, quy mô mở rộng, chất lượng nâng cao. Đô thị ngày càng khẳng định được vai trò động lực trong nền kinh tế. GDP của đô thị chiếm trên 70% GDP của cả nước, ngày càng khẳng định vai trò hạt nhân thúc đẩy cơ cấu kinh tế và xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương và trong cả nước. Nhưng bên cạnh đó, đúng là còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển đô thị như bạn nói. Đô thị phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, còn theo phong trào ở một số đô thị, tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tính kết nối hạ tầng còn yếu. Vấn đề ùn tắc giao thông, môi trường ô nhiễm, cảnh quan… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, phạm vi điều chỉnh chưa phủ kín, bỏ trống nhiều lĩnh vực, có chỗ chồng chéo, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ.

Bên cạnh đó, quá trình quản lý NN về xây dựng còn bất cập so với yêu cầu phát triển. Có thể nói, công tác lập quy hoạch đã được các ngành, các địa phương rất quan tâm, đặc biệt là quy hoạch không gian, quy hoạch xây dựng đô thị. 760 đô thị trên cả nước đều có quy hoạch chung, nhưng quy hoạch chậm hơn so với yêu cầu đặt ra. Có những nơi đô thị phát triển rồi mới xong quy hoạch, quy hoạch phải cập nhật hiện trạng đã có.

Vấn đề thứ hai, còn nhiều quy hoạch có chất lượng thấp, thiếu nhiều quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung là cơ sở tổng thể, có tính định hướng cho sự phát triển của đô thị. Còn để phát triển bền vững phải có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Nhưng thời gian qua, các đô thị chủ yếu phát triển trên cơ sở quy hoạch chung. Và cùng một lúc, dự án có quy hoạch chi tiết 1:2000, sau đó lại lập quy hoạch chi tiết 1:500. Thiếu một quy hoạch phân khu, nên các đô thị phát triển có tính chất chia cắt, riêng rẽ, vấn đề kết nối hạ tầng giữa các khu dự án là rất khó khăn.

Hơn nữa, hạ tầng xã hội của một khu vực phát triển chưa được quan tâm, trong một dự án đô thị chỉ có các hạ tầng của khu, thiếu hạ tầng của vùng, nên chất lượng đô thị bị ảnh hưởng.

Một vấn đề nữa, chúng ta phát triển đô thị nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, đặc biệt thiếu thiết kế đô thị, điều lệ quản lý đô thị; công tác thiết kế đô thị còn lúng túng. Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến lập các thiết kế đô thị để quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp với mục tiêu phát triển của mỗi đô thị.

Vấn đề điều chỉnh quy hoạch là cần thiết, do chất lượng quy hoạch thấp, nhưng nhiều khi điều chỉnh không vì yêu cầu khách quan mà do yêu cầu của nhà đầu tư, gây bức xúc của dư luận, ảnh hưởng phát triển bền vững.

Công tác quản lý thực hiện quy hoạch nhiều bất cập, thiếu sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương, phân cấp quá nhiều cho địa phương. Do đó, các dự án phát riển đô thị tự phát, phong trào, việc tăng cường kiểm tra kiểm soát chưa được quan tâm, thiếu những cơ quan quản lý thống nhất, vai trò nhạc trưởng kết nối dự án còn thiếu…

Đó là những nguyên nhân khiến dô thị phát triển như hiện nay.

Cũng nói thêm, chúng ta phát triển đô thị theo quy hoạch, nhưng cũng chưa hoàn toàn thực hiện đúng theo quy hoạch. Mặt khác, chúng ta phát triển thiếu kế hoạch, cứ có đất là phát triển, không căn cứ vào việc tăng dân số tự nhiên và cơ học để có lộ trình phát triển phù hợp, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai và phù hợp nhu cầu, đảm bảo yêu cầu về nguồn lực.

Về giải pháp khắc phục, bạn Tùng Linh muốn hỏi trách nhiệm thuộc về ai?. Trách nhiệm này thuộc về những cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng nói chung, trong đó có Bộ Xây dựng.

Trước hết chúng ta hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, đặc biệt là về quản lý phát triển đô thị. Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị thay cho Nghị định 02 về khu đô thị mới trước đây; hướng dẫn các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường… Đây là nghị định tổng hợp với mục tiêu lập lại trật tự quản lý đô thị, phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; đảm bảo tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là đất đai; đảm bảo hạ tầng tốt cho đô thị; đảm bảo môi trường tốt để đô thị phát triển bền vững…

Một kiến trúc sư ở Hà Nội là Lê Việt Phương hỏi: Hiện nay công tác quy hoạch ở nhiều khu Đô thị còn bất hợp lý. Ví dụ như: Khu đô thị mới Linh Đàm – Hà Nội với quy mô trên 2 vạn dân nhưng không có quy hoạch đất cho trụ sở hành chính, y tế; hay như tại khu đô thị Mỹ Đình I - HN, có khu đất được quy hoạch là trường học nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa triển khai xây dựng. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này ?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Ý kiến của bạn, tôi thấy rất đúng. Chúng ta phát triển đô thị, thứ nhất chúng ta không căn cứ vào quy hoạch phân khu, nhiều đô thị hiện nay quy hoạch phân khu chưa xong nhưng dự án đô thị đã hình thành Trên quy hoạch phân khu hiện nay của chúng ta gần như là hợp thức hóa lại những dự án đã có. Đối với những dự án đã thực hiện như dự án Linh Đàm, Mỹ Đình không nằm ngoài những vấn đề tôi vừa nói, đây là dự án độc lập, không trên cơ sở quy hoạch phân khu nên không có tính kết nối hạ tầng vùng, khu vực.

Về vấn đề ai làm, nếu rơi vào dự án Linh Đàm, Linh Đàm phải làm, những dự án hạ tầng này không chỉ phục vụ cho Linh Đàm, mà phục vụ cho nhiều khu vực. Cái này phải khắc phục như nào? Phát triển đô thị phải theo quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch phân khu là cơ sở xác định dự án trong đó. Sau đó, phải thành lập khu vực phát triển đô thị để kiểm soát phát triển.

Trong dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị, ban quản lý có thể quản lý 1 khu vực hoặc nhiều khu vực, tùy theo mức độ phức tạp. 1 địa phương, tỉnh có thể có 1 hoặc nhiều khu vực phát triển mà ban quản lý đóng vai trò là “nhạc trưởng” để điều phối hoạt động của các dự án đô thị trong khu vực phát triển.

Bạn Hoàng Hữu Giang ở địa chỉ email hoanghuugiang79@gmail.com hỏi: Thất thoát lãng phí trong xây dựng, theo dư luận thì nhiều năm tới 10-20% thậm chí lớn hơn, theo Bộ trưởng có đúng không? Nếu thất thoát thì ở khâu nào là lớn nhất? Nghị định 16/CP ngày 05/02/2005 cuả Chính phủ trước kia quy định việc thẩm định thiết kế, dự toán vốn đầu tư ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, nay lại giao cho chủ đầu tư toàn quyền. Thưa Bộ trưởng, như vậy có tạo ra kẽ hở để thất thoát không ?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Câu hỏi này rất hay và khó. Nhưng phải nói, thất thoát, lãng phí là vấn đề bức xúc, nhức nhối, được cả xã hội quan tâm. Đất nước ta còn nghèo, ta còn phải tiết kiệm rất nhiều để đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết vấn đề xã hội. Nguồn lực ít nhưng ta sử dụng không tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí là lỗi lớn.

Tỷ lệ 10 hay 20% thì hiện chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để khẳng định. Thất thoát trong xây dựng là một khái niệm vừa rộng, vừa hẹp. Hiểu theo nghĩa hẹp, thất thoát chỉ là bớt xén vật liệu, nhân công… để chất lượng công trình giảm. Theo nghĩa rộng, thất thoát bao gồm cả lãng phí. Tóm lại, thất thoát, lãng phí trong xây dựng là thiệt hại do việc sử dụng kém hiệu quả hay do sử dụng những công trình không đạt được hiệu quả mà mục tiêu dự án đề ra, những thiệt hại làm công trình giảm chất lượng, do đó không tương xứng với giá trị, với chi phí vốn đầu tư…

Như vậy, có hai loại thất thoát, lãng phí: một là hữu hình (ăn cắp, bớt xén) chủ yếu là chủ động từ phía con người do mục đích vụ lợi cá nhân; hai là vô hình do bị động (do năng lực hạn chế của những người tham gia đầu tư xây dựng của tất cả các khâu). Chẳng hạn, chất lượng quy hoạch kém hoặc quy hoạch chậm, như một đô thị đã phát triển rồi mới tính chuyện mở rộng đường phố thì rất tốn kém… Thậm chí, với những công trình làm xong không sử dụng đến thì thất thoát, lãng phí bao nhiêu phần trăm? Đây là thất thoát, lãng phí bị động. Còn với những công trình thất thoát, lãng phí 1, 2… phần trăm thì phải có kiểm tra cụ thể.

Nhưng thất thoát, lãng phí rõ ràng là không nhỏ và phải có giải pháp. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách… Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị định cấp phép xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó yêu cầu các ơ quan quản lý Nhà nước phải tham gia thẩm định thiết kế và dự toán, thậm chí thẩm định cả dự án, chứ không giao toàn quyền cho chủ đầu tư. Hiện một số chủ đầu tư năng lực kém phải thuê tư vấn, dễ dẫn đến thông đồng giữa các bên để tiêu cực…
Thứ hai, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng…

Bạn Nguyễn Bá Chương ở địa chỉ email

Bạn Nguyễn Bá Chương ở địa chỉ email supersusumo@gmail.comhỏi: Hiện nay tôi thấy tình trạng mạng nhện trên các tuyến đường trong các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra phổ biến gây mất mỹ quan đô thị và đôi khi gây mất nguy hiểm cho người dân đặc biệt trong mùa mưa bão. Đề nghị Bộ trưởng cho biết sắp tới tình trạng này có được giải quyết không?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Hiện nay tình trạng mạng nhện tức là hệ thống đường dây điện, dây thông tin, cáp… thay vì chúng ta cất trong đường ống hoặc sắp xếp có trật tự, thì hiện còn lộn xộn, tự phát. Ở nhiều đô thị đặc biệt là đô thị cũ. Đúng như bạn Chương nói, nó gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới an toàn, khi mưa gió bão có thể đứt, gây giật, tai nạn chết người…

Hiện nay, trên thế giới cũng có tình trạng này ở những nước phát triển, nhưng khác ở chỗ hệ thống đường dây, cáp của họ được sắp xếp có trật tự, ý đồ, quy hoạch, nhiều đô thị cũ để “mạng nhện” còn tôn thêm giá trị văn hóa, vật thể của quá khứ, tăng thêm giá trị của đô thị.

Để khắc phục, tại Hà Nội, TP.HCM, thời gian qua chính quyền hai thành phố đã tập trung làm được nhiều việc, như sắp xếp lại đường dây trên các cột điện, thí điểm hạ ngầm đường dây, cáp. Nên nhiều tuyến phố lớn đã không còn tình trạng đó. Đây là vấn đề cần tiếp tục. Để khắc phục, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị, soạn thảo Nghị định trình Chính phủ về quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó yêu cầu cơ quan quy hoạch xác định tuyến hào, tuynen ngầm, trong đó đặt xác định các vị trí để lắp đặt đường dây, đường ống.

BTV: Bạn đọc hỏi khi nào có thể chấm dứt tình trạng trên?

Bộ trưởng Trình Đình Dũng: Câu hỏi này rất hay và khó. Hạ ngầm không phải chỉ là vấn đề kinh phí.

Vấn đề làm thế nào để vừa hạ ngầm, vừa đảm bảo sinh hoạt bình thường của người dân, cho nên cần có lộ trình, thời gian để thực hiện. Việc này thuộc trách nhiệm của các địa phương đặc biệt là các thành phố lớn.

Bạn Nguyễn Mai Anh ở Đại học Quốc gia Hà Nội hỏi: Vừa qua nhiều địa phương thuộc khu vực nông thôn có quyết định trở thành đô thị trong khi các hình thức sản xuất, phong tục tập quán và lối sống của người dân ở đây vẫn duy trì theo kiểu nhà nông. Vì vậy để phát triển các khu vực này thành đô thị hiện đại là rất khó, trong khi đó những nét đẹp văn hóa mang bản sắc lâu đời của các làng quê trước đây thì đã mất đi. Bộ trưởng suy nghĩ về vấn đề này như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đây là vấn đề rất được quan tâm. Quá trình đô thị hóa là tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, mà trình độ phát triển mỗi quốc gia đều thể hiện qua đô thị hóa.

Ở Việt Nam, do tăng trưởng kinh tế nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, và điều quan trọng là phải ứng xử như thế nào với quá trình đó. Hoặc là chúng ta bị động, để nó phát triển tự phát với những thách thức; hoặc chúng ta chủ động đón nhận đô thị hóa để tạo động lực cho nó phát triển, cũng là mục tiêu của quá trình phát triển. Tôi nghĩ chúng ta phải đi theo hướng thứ hai, tức là chủ động đón nhận quá trình đô thị hóa.
Muốn vậy, trước hết phải tập trung vào công tác quy hoạch, quy hoạch đô thị có tầm nhìn dài hạn và lộ trình thực hiện, và quy hoạch này phải có sự tham gia đông đảo của người dân, phục vụ lợi ích Nhà nước, xã hội và người dân. Nhà nước chuẩn bị sẵn tư tưởng cho người dân, chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất, đào tạo nghề cho người dân vùng đó. Trong quy hoạch, cũng cần giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền, nhất là các làng cổ… để có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, cũng là khoảng đệm tạo sự thông thoáng của đô thị… Nhà nước cũng chủ động đào tạo nghề cho người dân nông thông để chuyển dịch cơ cấu lao động. Quy hoạch và phát triển đô thị phải gắn với giữ gìn giá trị văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, đặc biệt bảo tồn di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa phi vật thể…

Bạn Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội hỏi: Tại đường Hồ Tùng Mậu – Hà Nội, tôi vô cùng ngạc nhiên khi một tuyến đường dù được GPMB chưa lâu nhưng đã có hàng chục ngôi nhà 3, 4 tầng siêu mỏng, siêu méo mọc lên ngay mặt đường. Nhà nước đã chi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, mở rộng một tuyến đường mới nhưng kết quả lại được một tuyến phố lộn xộn, nhếch nhác như vậy sao, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Vấn đề này ngay bản thân tôi cũng bức xúc, không chỉ riêng đường Hồ Tùng Mậu mới có hiện trạng này mà còn nhiều con đường khác. Trong những năm qua, đường phố của chúng ta cơ bản đã tạo ra diện mạo mới, nhưng không ít đường phố, tuyến phố mới xây dựng hoặc xây dựng cải tạo chúng ta chưa bằng lòng với kiến trúc cảnh quan.

Tôi chưa xét đến vấn đề xây dựng có đúng pháp luật hay không. Có thể đúng, nhưng tổng thể mặt phố không tôn trọng quy định pháp luật. Luật quy định rất rõ phải có thiết kế đô thị (khoảng lùi công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, màu sắc, vật liệu chủ đạo, chiều cao…)- không phải vấn đề lớn, nhưng không ít địa phương còn thiếu quan tâm. Cho nên dẫn đến cấp phép xây dựng cho những mảnh đất riêng lẻ thiếu kết nối, nhỏ, không đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Vấn đề này cần phải khắc phục. Trong Nghị định cấp phép Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ sắp tới đề cập đến vấn đề này, phải yêu cầu bất kỳ một công trình cải tạo hay sửa chữa hay xây dựng mới ở đô thị đều phải có điều kiện là thiết kế đô thị của tuyến đường đó, nếu không có thì không cấp phép…

Nếu người dân phàn nàn thì trách nhiệm đó thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở tại địa phương đó. Chúng ta phải kiên quyết trong vấn đề này. Chúng ta phải vì cái chung, cộng đồng và vì một đô thị xanh- sạch- đẹp.

Các độc giả Nguyễn Thủy Lê– Hà Nội; Phạm Thị Hương (đang công tác tại doanh nghiệp xây lắp) đặt câu hỏi về vấn đề điều chỉnh hợp đồng: Trong thời gian qua, nhất là năm 2011, tình hình giá cả nguyên vật liệu xây dựng biến động bất thường, các dự án xây dựng thiếu vốn và bị đình trệ, nhất là với những hợp đồng theo hình thức trọn gói, khi xảy ra những biến động về giá cả và chính sách làm ảnh hưởng đến giá hợp đồng, làm vượt tổng mức đầu tư. Theo quy định hiện hành sẽ không được điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng. Vậy xin Bộ trưởng cho biết với những dự án bị đình trệ trong thời gian qua và những vướng mắc của các chủ đầu tư trong việc thực hiện hợp đồng, dự án như vậy, Nhà nước đã có giải pháp nào để giải quyết tình hình trong thời gian tới ?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đây là vấn đề Bộ Xây dựng đang phải giải quyết. Chúng ta biết, mỗi năm tổng mức đầu tư xã hội xấp xỉ gần 40% GDP, năm 2011 lên tới 800 ngàn tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 20% là từ ngân sách nhà nước, trái phiếu, khoảng trên 200 ngàn tỷ đồng. Vốn đầu tư này tạo ra những tài sản cố định cho nền kinh tế, tạo ra những con đường, cây cầu, những công trình hạ tầng xã hội cho phát triển kinh tế. Nếu công trình xây dựng đúng kế hoạch, tiến độ sẽ đem lại hiệu quả cao, ngược lại sẽ tạo thất thoát, lãng phí…

Hiện chúng ta đang đối mặt với lạm phát, nên giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí nhân công cũng tăng, nên tổng vốn đầu tư thay đổi. Hiện hơn 40 địa phương đã đề nghị thay đổi tổng mức đầu tư các dự án, nhưng chúng ta không thể có tiền thêm mà bổ sung…

Hiện, Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý cho phép Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Nguyên tắc là với những dự án phê duyệt trước khi có Nghị định 83 hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, thì do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Với những dự án phê duyệt từ khi Nghị định 83 có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư phải điều chỉnh, thay đổi những vật liệu xây dựng đắt tiền bằng những vật liệu giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hoặc thay đổi thiết bị nhập ngoại bằng trong nước…, hoặc cắt giảm những phần công việc không ảnh hưởng mục tiêu dự án… Trong trường hợp nếu những biện pháp đó vẫn không giải quyết được, thì với các dự án sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên, các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải có báo cáo trước tháng 30/6, để Bộ tập hợp, báo cáo, xin ý kiến Chính phủ.

Với những hợp đồng trọn gói, thì khi chi phí đầu vào tăng quá cao, nên không thể thực hiện được. Chúng ta không cần làm giá rẻ, nhưng giá phải phù hợp với chất lượng. Do đó, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu giải pháp và báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết.

Ông Trần Đức Tính ở thành phố Đà Nẵng hỏi: Tình trạng các nhà thầu xây dựng sử dụng lao động không qua đào tạo (chủ yếu là tuyển thanh niên nông thôn đến làm việc trong lúc nông nhàn) đã tồn tại từ rất lâu và hậu quả không chỉ là làm giảm chất lượng công trình mà còn làm cho số vụ tai nạn lao động trong ngành xây dựng ngày càng gia tăng. Tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến và công khai. Phải chăng Bộ Xây dựng đã làm ngơ cho các nhà thầu để rồi hậu quả thì Nhà nước và người dân phải gánh chịu?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng như ông nói sử dụng lao động nông nhàn để tham gia một số công việc hay một bộ phận công việc của những dự án thi công xây lắp. Đúng như ông nói, một mặt tích cực là chúng ta giải quyết lao động, việc làm cho lao động nông nhàn để họ tăng thu nhập, giải quyết đời sống. Nhưng hạn chế là nếu để những lao động nông nhàn làm những việc họ không biết thì ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ.

Nguyên nhân của tình trạng này, hiện nay, tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn là rất lớn. Và chúng ta đang tập trung để phát triển kinh tế, trong đó có nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ. Do diện tích đất canh tác trên một đầu người còn rất thấp, nếu tập trung quá nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp thì đời sống người dân rất khó khăn. Nên đây là nhiệm vụ chính trị cần được quan tâm.

Vấn đề thứ hai, các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đối mặt với thách thức rất lớn, khối lượng đầu tư xây dựng rất lớn trong khi năng lực xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng còn nhiều hạn chế, thiếu lao động có kỹ thuật, kỹ năng…

Nguyên nhân thứ ba, do kinh tế thị trường, để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng bộ khung cứng, và đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp điều kiện làm việc không ổn định, lúc thì xây dựng ở đồng bằng đô thị, lúc thì ở miền núi, nên không thể duy trì bộ máy, nhân lực đầy đủ, đặc biệt là người lao động như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cho nên dẫn tới tình trạng như vậy.

Để khắc phục, trước hết phải chủ động trong kiểm soát năng lực các doanh nghiệp xây lắp. Chúng tôi đang xây dựng chính sách để tăng cường minh bạch năng lực của doanh nghiệp xây lắp trong đó có vấn đề chất lượng xây dựng, uy tín doanh nghiệp, nguồn nhân lực có đào tạo…

Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo. Hiện nay đang có xu hướng đào tạo thầy nhiều hơn thợ. Ngay trong ngành xây dựng nhiều nơi thiếu học sinh vào học, đây là vấn đề nhức nhối mà chúng ta phải tập trung để suy nghĩ, từ đào tạo tập trung, không tập trung, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tại trường học, tại công trường. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo lao động nông nhàn để họ hiểu công việc, trước hết đảm bảo an toàn lao động, sau đó là biết việc, làm việc có năng suất, hiệu quả, vừa phục vụ cho đời sống của họ, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có hiệu quả.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Bao Thanh Thien
Admin
Admin
Bao Thanh Thien


Tổng số bài gửi : 4086
Points : 8759
Reputation : 6
Join date : 09/01/2012
Age : 43
Đến từ : Phủ Khai Phong

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitimeTue Jun 05, 2012 11:49 am

Shangri-La: Sự trở lại của Mỹ và sự vắng mặt của Bộ trưởng Trung Quốc
Đối thoại Shangri-La đơn thuần chỉ là một cuộc đối thoại. Nó không đưa ra bất kì quyết định, hay những tư vấn chính sách hoặc tuyên bố nào.

[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Shangrila-su-tro-lai-cua-my-va-su-vang-mat-cua-bo-truong-trung-quoc

Đối thoại an ninh châu Á tổ chức tại Singapore từ 1-4/6, được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-La theo tên khách sạn nơi tổ chức hội nghị. Đối thoại Shangri-La được tổ chức bởi Viện quốc tế về nghiên cứu chiến lược IISS, một trong những think-tank nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới.

Cho tới năm 2010, đối thoại Shangri-la chỉ là nơi gặp đa phương của các bộ trưởng quốc phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2010, Việt Nam là chủ trì hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+ ). Hội nghị này có sự tham gia của 10 bộ trưởng quốc phòng các nước ĐNA và 8 nước đối tác: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La nằm ở hai khía cạnh. Một là, các bộ trưởng quốc phòng và quan chức cấp cao có cơ hội đưa ra các phát biểu quan trọng. Hai là, nhiều quan chức sử dụng đối thoại để sắp xếp các cuộc gặp không chính thức với những người đồng nhiệm.

Đối thoại Shangri-La đơn thuần chỉ là một cuộc đối thoại. Nó không đưa ra bất kì quyết định, hay những tư vấn chính sách hoặc tuyên bố nào.

Đối thoại Shangri-La năm nay có 13 phát biểu từ 18 thành viên ADMM cộng và Bộ trưởng Quốc phòng Timor-Leste, nước không phải là thành viên của ADMM+. Năm chiếc ghế trống do sự vắng mặt đáng chú ý của Bộ trưởng quốc phòng các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Brunei và Lào.

Sự vắng mặt của ông Lương Quang Liệt

Có 4 lí do giải thích việc tại sao Bộ trưởng Lương Quang Liệt của Trung Quốc vắng mặt tại Shangri-La lần này. Một là, ông không muốn là đối tượng chịu chỉ trích vì những hoạt động hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng quân sự cũng như các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta (giữa) bắt tay Thứ trưởng quốc phòng Nhật Shu Watanabe tại hội nghị - Ảnh: Reuters

Hai là, đối thoại Shangri-La dành trọn một phiên cho chủ đề tranh chấp Biển Đông. Phiên thảo luận này có bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gasmin. Trung Quốc từ chối thảo luận vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ đa phương.

Ba là, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA không trực tiếp chịu trách nhiệm cho những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines. Ông Liệt tránh đặt mình vào thế khó xử khi phải bảo vệ những hành động của các cơ quan dân sự biển của Trung Quốc trong việc tạo nên cục diện hiện nay ở bãi cạn Scarborough.

Bốn là, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc không cần sử dụng cơ hội từ đối thoại Shangri-La để tổ chức các cuộc gặp riêng với các đối tác. Ông vừa gặp tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh, cũng như có cuộc gặp riêng với người đồng nhiệm Philippines. Ông Lương Quang Liệt cũng mới thăm Washington và người đồng nhiệm Mỹ có kế hoạch thăm Bắc Kinh cũng trong năm nay.

Hai điểm nhấn

Có hai điểm nhấn quan trọng tại Đối thoại Shangri-La năm nay. Một là, bài phát biểu của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono về cấu trúc an ninh khu vực. Tổng thống Indonesia kêu gọi "một cấu trúc lâu bền.... Xây dựng một sự cân bằng năng động". Ông lưu ý vai trò trung tâm của mối quan hệ Mỹ - Trung và nói thêm "quan hệ giữa các cường quốc lớn không phải hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Các cường quốc bậc trung và nhỏ cũng có thể giúp khóa các cường quốc chủ yếu vào một cấu trúc bền vững.

Bài phát biểu của Tổng thống Yudhoyono cũng chạm đến vấn đề Biển Đông như một điểm nhấn. Ông lưu ý rằng "các tuyên bố lãnh thổ và tài phán chồng lấn còn cần một chặng đường dài mới có thể giải quyết". Ông bày tỏ sự lạc quan rằng "chúng ta có thể tìm cách biến các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông trở thành hợp tác tiềm năng"

Tổng thống Yudhoyono sau đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng tốc hợp tác. "Chúng ta không thể dành tới 10 năm nữa để nhóm làm việc ASEAN - Trung Quốc hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử COC; chúng ta trông đợi họ tăng tốc."

Điểm nhấn thứ hai trong Đối thoại Shangri-La là bài trình bày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Nhiệm vụ của ông là giải thích việc Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh khu vực như thế nào trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang phục hồi và ngân sách quốc phòng Mỹ đang cắt giảm.

Bộ trưởng Panetta đưa ra 4 nguyên tắc dẫn đường chính sách quốc phòng Mỹ: thúc đẩy các luật lệ và trật tự quốc tế; đào sâu và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương; làm tương thích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực; và đầu tư mới vào các năng lực cần thiết cho việc thực thi sức mạnh và các hoạt động của Mỹ ở CA-TBD.

Ông Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand. Tuy nhiên ông dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về những lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác và trở thành đối tác.

Cuối cùng, Bộ trưởng Mỹ tán thành việc tổ chức thường xuyên hơn các cuộc gặp ADMM+ và ủng hộ việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông để quản lý các hành vi ở Biển Đông.

Cam kết gây ấn tượng nhất là tuyên bố của ông Panetta rằng Mỹ sẽ triển khi 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương và tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây.

Việt Nam và ASEAN đứng ở đâu?

Bài phát biểu của ông Panetta có thể xem là sự đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh khu vực. Mỹ tiếp tục can dự vào khu vực để phục vụ lợi ích của nước này cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ. Mỹ ủng hộ các thể chế an ninh đa phương mà ASEAN là nòng cốt. Và Mỹ đặt ưu tiên trong việc làm sâu sắc mối quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.

Nay, đến lượt các quốc gia khu vực như Việt Nam và các thành viên ASEAN phải quyết định phản ứng như thế nào. Họ cần xem xét liệu có khuyến khích Trung Quốc hợp tác với Mỹ và nếu có, thì như thế nào.

Họ cần quyết định mức độ mà họ sẵn sàng tiến tới trong việc ủng hộ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực thông qua tập trận và hợp tác quốc phòng.
Cuối cùng, Việt Nam và các nước khu vực phải quyết định họ có thể mang đến điều gì, từng nước riêng rẽ cũng như với tư cách một nhóm, để định dạng một cấu trúc an ninh khu vực dựa trên sự cân bằng năng động giữa các cường quốc.
Về Đầu Trang Go down
http://amnhackhongbiengioi.dialog.tv
Sponsored content





[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày   [Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày - Page 30 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Sự kiện] Tin "nóng" hàng ngày
Về Đầu Trang 
Trang 30 trong tổng số 41 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 35 ... 41  Next
 Similar topics
-
» Adele nồng nàn quyến rũ
» Men tình nồng - Thanh Trúc
» Hang động trên thế giới
» Món ngon ăn với cơm nóng ngon tuyệt
» Quý ông vào bếp ngày 8.3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Âm Nhạc Không Biên Giới :: Không gian văn hóa-
Chuyển đến